Trắc nghiệm Ôn tập về phép nhân Toán 5
Đề bài
Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân có chung các tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất giao hoán
B. Tính chất kết hợp
C. Tính chất nhân một số với một tổng
D. Cả ba tính chất trên
A. Khi nhân một số thập phân với $10,{\rm{ }}100,{\rm{ }}1000,{\rm{ }}...$ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số.
B. Khi nhân một số thập phân với \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;\,\,...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,… chữ số.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1312 \times 254 = \)
Tính : \(\dfrac{3}{7} \times \dfrac{4}{{15}}\).
A. \(\dfrac{1}{5}\)
B. \(\dfrac{4}{{35}}\)
C. \(\dfrac{4}{{105}}\)
D. \(\dfrac{{22}}{{105}}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(3,25 \times 5,7 = \)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm : \(23,45 \times 10 = \)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm : \(321,75 \times 0,01 = \)
Tính giá trị biểu thức: \(4,25 + 8,6 \times 3 - 12,55\).
A. \(18,5\)
B. \(17,5\)
C. \(26\)
D. \(27\)
Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
\(52,8 \times 24 + 52,8 + 52,8 \times 75\)
\(= 52,8 \times 24 + 52,8 \times \)
\( + 52,8 \times 75\)
\(=\)
\(\times \,(24+\)
\(+75)\)
\(=\)
\(\times \,(\)
\(+\,75)\)
\(=\)
\(\times\)
\(=\)
Tìm \(x\) biết \(x:2,5 = 14,72 + 6,8 \times 0,1\)
A. \(x = 0,8606\)
B. \(x = 5,38\)
C. \(x = 6,16\)
D. \(x = 38,5\)
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(92,4 \times 3 \times 4,6\,\,\,...\,\,\,277,2 \times 4,5\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
Nền căn phòng thứ nhất là hình chữ nhật có chiều dài \(5,2m\), chiều rộng kém chiều dài \(1,7m\). Nền căn phòng thứ hai là hình vuông có độ dài cạnh là \(4,4m\). Hỏi nền căn phòng nào có diện tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?
A. Căn phòng thứ nhất; \(1,34{m^2}\)
B. Căn phòng thứ hai; \(1,16{m^2}\)
C. Căn phòng thứ nhất; \(0,6{m^2}\)
D. Căn phòng thứ hai; \(10,52{m^2}\)
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm là \(1,5\% \) một tháng. Một người có \(40000000\) đồng gửi tiết kiệm thì sau \(2\) tháng rút về được tất cả bao nhiêu tiền? (Biết tiền lãi tháng trước nhập vào làm tiền gửi của tháng sau)
A. \(40600000\) đồng
B. \(41209000\) đồng
C. \(41200000\) đồng
D. \(42400000\) đồng
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi xe đạp trong \(3\) giờ đầu, mỗi giờ đi được \(13,5km\); trong \(2\) giờ sau, mỗi giờ đi được \(12,25km\).
Vậy trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được
ki-lô-mét.
Lời giải và đáp án
Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân có chung các tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất giao hoán
B. Tính chất kết hợp
C. Tính chất nhân một số với một tổng
D. Cả ba tính chất trên
D. Cả ba tính chất trên
Xem lại lý thuyết về các tính chất của phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:
- Tính chất giao hoán: \(a \times b = b \times a\)
- Tính chất kết hợp: \((a \times b) \times c = a \times (b \times c)\)
- Nhân một số với một tổng: \((a + b) \times c = a \times c + b \times c\)
- Phép nhân có thừa số bằng \(1\): \(1 \times a = a \times 1 = a\)
- Phép nhân có thừa số bằng \(0\): \(0 \times a = a \times 0 = 0\)
Vậy cả ba tính chất đã nêu đều đúng.
A. Khi nhân một số thập phân với $10,{\rm{ }}100,{\rm{ }}1000,{\rm{ }}...$ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số.
B. Khi nhân một số thập phân với \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;\,\,...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,… chữ số.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
C. Cả A và B đều đúng.
Dựa vào quy tắc nhân một số thập phân với $10,{\rm{ }}100,{\rm{ }}1000,{\rm{ }}...$; nhân một số thập phân với \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;\,\,...\)
- Khi nhân một số thập phân với $10,{\rm{ }}100,{\rm{ }}1000,{\rm{ }}...$ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số.
- Khi nhân một số thập phân với \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;\,\,...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Vậy cả A và B đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1312 \times 254 = \)
\(1312 \times 254 = \)
Đặt tính rồi tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
Đặt tính rồi thực hiện tính ta có:
\( \begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\, \times \,\begin{array}{*{20}{c}}{1312}\\{\,\;254}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,5248\,}\\\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,6560\,\\\,\,\,2624\,\,\,\,\,\,\,\end{array}\\\hline{\,333248}\end{array}\,\,\\1312 \times 254 = 333248\end{array}\)
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(333248\).
Tính : \(\dfrac{3}{7} \times \dfrac{4}{{15}}\).
A. \(\dfrac{1}{5}\)
B. \(\dfrac{4}{{35}}\)
C. \(\dfrac{4}{{105}}\)
D. \(\dfrac{{22}}{{105}}\)
B. \(\dfrac{4}{{35}}\)
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
Ta có:
$\dfrac{3}{7} \times \dfrac{4}{{15}} = \dfrac{{{{{3}}} \times 4}}{{7 \times {{{{15}}}}}} = \dfrac{{3 \times 4}}{{7 \times 3 \times 5}} = \dfrac{4}{{35}}$
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(3,25 \times 5,7 = \)
\(3,25 \times 5,7 = \)
Đặt tính rồi tính theo quy tắc:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Đặt tính và thực hiện tính ta có:
\(\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{c}}{ \times \,\,\begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\,3,\,2\,\,5}\\{\,\,\,\,\,\,\,\,5,7}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,2\,\,2\,\,7\,\,5\,}\\{\,\,\,1\,\,6\,\,2\,\,5\,\,\,\,\,\,\,}\\\hline{\,1\,\,8,5\,\,2\,\,5}\end{array}\,\,\\3,25 \times 5,7 = 18,525\end{array}\)
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(18,525\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm : \(23,45 \times 10 = \)
Tính nhẩm : \(23,45 \times 10 = \)
Khi nhân một số thập phân với $10$ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
Khi nhân một số thập phân với $10$ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
Do đó ta có: \(23,45 \times 10 = 234,5\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(234,5\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm : \(321,75 \times 0,01 = \)
Tính nhẩm : \(321,75 \times 0,01 = \)
Khi nhân một số thập phân với $0,01$ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
Khi nhân một số thập phân với $0,01$ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
Do đó ta có: \(321,75 \times 0,01 = 3,2175\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3,2175\).
Tính giá trị biểu thức: \(4,25 + 8,6 \times 3 - 12,55\).
A. \(18,5\)
B. \(17,5\)
C. \(26\)
D. \(27\)
B. \(17,5\)
- Biểu thức có chứa phép nhân, phép cộng và phép trừ nên ta tính phép tính nhân trước, phép cộng và phép trừ sau.
- Khi biểu thức chỉ chứa phép cộng và phép trừ ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Ta có:
\(\begin{array}{l}4,25 + 8,6 \times 3 - 12,55\\ = 4,25 + 25,8 - 12,55\\ = 30,05 - 12,55\\ = 17,5\end{array}\)
Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
\(52,8 \times 24 + 52,8 + 52,8 \times 75\)
\(= 52,8 \times 24 + 52,8 \times \)
\( + 52,8 \times 75\)
\(=\)
\(\times \,(24+\)
\(+75)\)
\(=\)
\(\times \,(\)
\(+\,75)\)
\(=\)
\(\times\)
\(=\)
\(52,8 \times 24 + 52,8 + 52,8 \times 75\)
\(= 52,8 \times 24 + 52,8 \times \)
\( + 52,8 \times 75\)
\(=\)
\(\times \,(24+\)
\(+75)\)
\(=\)
\(\times \,(\)
\(+\,75)\)
\(=\)
\(\times\)
\(=\)
Áp dụng công thức $a \times b + a + a \times c = a \times b + a \times 1 + a \times c = a \times (b + 1 + c)$
Ta có:
$\begin{array}{l}52,8 \times 24 + 52,8 + 52,8 \times 75\\ = 52,8 \times 24 + 52,8 \times \,1\, + 52,8 \times 75\\ = 52,8 \times (24 + \,1 + \,75)\\ = 52,8 \times (\,25\, + \,75)\\ = 52,8 \times 100\\ = 5280\end{array}$
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là: \(1\,;\,\,52,8\,;\,\,1\,;\,\,52,8\,;\,\,25\,;\,\,52,8\,;\,\,100\,;\,\,5280\).
Tìm \(x\) biết \(x:2,5 = 14,72 + 6,8 \times 0,1\)
A. \(x = 0,8606\)
B. \(x = 5,38\)
C. \(x = 6,16\)
D. \(x = 38,5\)
D. \(x = 38,5\)
- Tính giá trị vế phải: biểu thức có chứa phép nhân và phép cộng nên ta tính phép nhân trước, tính phép cộng sau.
- \(x\) ở vị trí số bị chia nên để tìm \(x\) ta lấy thương nhân với số chia.
Ta có:
\(\begin{array}{l}x:2,5 = 14,72 + 6,8 \times 0,1\\x:2,5 = 14,72 + 0,68\\x:2,5 = 15,4\\\;\;\;\;\;\;\;\;x = 15,4 \times 2,5\\\;\;\;\;\;\;\;\;x = 38,5\end{array}\)
Vậy \(x=38,5\).
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(92,4 \times 3 \times 4,6\,\,\,...\,\,\,277,2 \times 4,5\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
A. \( > \)
- Biến đổi phép tính vế trái: \(92,4 \times 3 \times 4,6 = 277,2 \times 4,6\).
- Áp dụng tính chất: với \(a,\,b,\,c\, > 0\), nếu \(b > c\) thì ta có \(a \times b > a \times c\).
Ta có: \(92,4 \times 3 \times 4,6 = 277,2 \times 4,6\).
Nhận xét thấy biểu thức ở hai vế đều có thừa số chung là \(277,2\) và ta có \(4,6 > 4,5\).
Do đó: \(277,2 \times 4,6\,\, > \,\,277,2 \times 4,5\)
Vậy \(92,4 \times 3 \times 4,6\,\,> \,\,277,2 \times 4,5\).
Nền căn phòng thứ nhất là hình chữ nhật có chiều dài \(5,2m\), chiều rộng kém chiều dài \(1,7m\). Nền căn phòng thứ hai là hình vuông có độ dài cạnh là \(4,4m\). Hỏi nền căn phòng nào có diện tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?
A. Căn phòng thứ nhất; \(1,34{m^2}\)
B. Căn phòng thứ hai; \(1,16{m^2}\)
C. Căn phòng thứ nhất; \(0,6{m^2}\)
D. Căn phòng thứ hai; \(10,52{m^2}\)
B. Căn phòng thứ hai; \(1,16{m^2}\)
- Tìm chiều rộng nền căn phòng thứ nhất ta lấy chiều dài trừ đi \(1,7m\).
- Tính diện tích từng căn phòng theo công thức:
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài \( \times \) chiều rộng
Diện tích hình vuông = cạnh \( \times \) cạnh
- So sánh hai kết quả với nhau để tìm căn phòng có diện tích lớn hơn.
- Tính diện tích phần lớn hơn ta lấy diện tích lớn hơn trừ đi diện tích bé hơn.
Chiều rộng nền căn phòng thứ nhất là:
\(5,2 - 1,7 = 3,5\;(m)\)
Diện tích nền của căn phòng thứ nhất là:
\(5,2 \times 3,5 = 18,2\;({m^2})\)
Diện tích nền của căn phòng thứ hai là:
\(4,4 \times 4,4 = 19,36\;({m^2})\)
Ta có: \(18,2{m^2} < 19,36{m^2}\)
Vậy căn phòng thứ hai có diện tích nền lớn hơn và lớn hơn số mét vuông là:
\(19,36 - 18,2 = 1,16\;({m^2})\)
Đáp số: Căn phòng thứ hai; \(1,16{m^2}\).
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm là \(1,5\% \) một tháng. Một người có \(40000000\) đồng gửi tiết kiệm thì sau \(2\) tháng rút về được tất cả bao nhiêu tiền? (Biết tiền lãi tháng trước nhập vào làm tiền gửi của tháng sau)
A. \(40600000\) đồng
B. \(41209000\) đồng
C. \(41200000\) đồng
D. \(42400000\) đồng
B. \(41209000\) đồng
- Tính số tiền lãi nhận được sau tháng thứ nhất, tức là tìm $1,5\% $ của $40000000$ đồng ta lấy $40000000$ chia cho \(100\) rồi nhân với \(1,5\).
- Tính số tiền người đó nhận được sau tháng thứ nhất hay tính tổng số tiền lãi sau tháng thứ nhất và tiền gửi.
- Tính số tiền lãi nhận được sau tháng thứ hai, tức là tìm $1,5\% $ của số tiền người đó nhận được sau tháng thứ nhất.
- Tính số tiền người đó nhận được sau tháng thứ hai ta tính tổng số tiền lãi sau tháng thứ hai và số tiền nhận được sau tháng thứ hai.
Số tiền lãi nhận được sau tháng thứ nhất là:
$40000000:100 \times 1,5 = 600000$ (đồng)
Số tiền người đó nhận được sau tháng thứ nhất là:
$40000000 + 600000 = 40600000$ (đồng)
Số tiền lãi nhận được sau tháng thứ hai là:
$40600000:100 \times 1,5 = 609000$ (đồng)
Số tiền người đó nhận được sau \(2\) tháng là:
$40600000 + 609000 = 41209000$ (đồng)
Đáp số: \(41209000\) đồng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi xe đạp trong \(3\) giờ đầu, mỗi giờ đi được \(13,5km\); trong \(2\) giờ sau, mỗi giờ đi được \(12,25km\).
Vậy trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được
ki-lô-mét.
Một người đi xe đạp trong \(3\) giờ đầu, mỗi giờ đi được \(13,5km\); trong \(2\) giờ sau, mỗi giờ đi được \(12,25km\).
Vậy trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được
ki-lô-mét.
- Tìm số ki-lô-mét đường người đó đã đi trong \(3\) giờ đầu ta lấy số ki-lô-mét đường đi được trong mỗi giờ đầu nhân với \(3\).
- Tìm số ki-lô-mét đường người đó đã đi trong \(2\) giờ đầu ta lấy số ki-lô-mét đường đi được trong mỗi giờ sau nhân với \(2\).
- Tính tổng số giờ mà người đó đã đi ta tính: \(3 + 2 = 5\) giờ.
- Tìm tổng số ki-lô-mét người đó đã đi trong \(5\) giờ.
- Tính số ki-lô-mét đường người đó đi được trong mỗi giờ ta lấy tổng số ki-lô-mét đường đã đi chia cho tổng số giờ mà xe đã đi.
Trong \(3\) giờ đầu, người đó đi đước số ki-lô-mét là:
\(13,5 \times 3 = 40,5\;(km)\)
Trong \(2\) giờ sau, người đó đi đước số ki-lô-mét là:
\(12,25 \times 2 = 24,5\;(km)\)
Người đó đã đi trong số giờ là:
\(3 + 2 = 5\) (giờ)
Trong \(5\) giờ, người đó đi đước số ki-lô-mét là:
\(40,5 + 24,5 = 65\;(km)\)
Trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được số ki-lô-mét là:
\(65:5 = 13\;(km)\)
Đáp số: \(13km\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(13\).
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép chia Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập các phép tính với số đo thời gian Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về hình học: Tính chu vi, diện tích một số hình Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về hình học: Tính diện tích, thể tích một số hình Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép trừ Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép cộng Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số đo thời gian Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số thập phân Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phân số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số tự nhiên Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết