Trắc nghiệm: Ôn tập về hình học: Tính diện tích, thể tích một số hình Toán 5
Đề bài
A. Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
B. Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với \(4\).
C. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với \(6\).
D. Cả A, B, C đều đúng.
A. Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
B. Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(27cm\), chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài và chiều cao \(1,2dm\).
Vậy hình hộp chữ nhật đó có diện tích xung quanh là
\(c{m^2}\); diện tích toàn phần là
\(cm^2\).
Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh \(1,5dm\) là \(9d{m^2}\). Đúng hay sai?
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài \(1,8m\), chiều rộng \(1,2m\) và chiều cao \(1,5m\).
Vậy khi bể đầy nước, bể đó chứa được
lít nước.
Người ta dùng gạch vuông có cạnh \(20cm\) để ốp xung quanh và đáy của một cái bể hình hộp chữ nhật cao \(1,8m;\) rộng \(2m\) và dài \(35dm\). Tính số viên gạch cần dùng.
A. \(422\) viên gạch
B. \(495\) viên gạch
C. \(670\) viên gạch
D. \(845\) viên gạch
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình lập phương có diện tích toàn phần là \(486c{m^2}\).
Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là
\(cm^2\);
thể tích hình lập phương đó là
\(cm^3\).
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài \(65dm\), chiều rộng \(5m\) và chiều cao \(4m\). Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết diện tích các cửa bằng \(12,5{m^2}\). Tính diện tích cần quét vôi.
A. \(79,5{m^2}\)
B. \(112{m^2}\)
C. \(124,5{m^2}\)
D. \(872,5{m^2}\)
Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(6dm\), chiều rộng \(45cm\). Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó, biết diện tích xung quanh của hình hộp đó là \(378d{m^2}\).
A. \(14dm\)
B. \(16dm\)
C. \(18dm\)
D. \(36dm\)
Một khối kim loại hình lập phương có chu vi một mặt là \(4,8dm\). Mỗi xăng-ti-mét khối kim loại đó nặng \(7,5g\). Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. \(0,01296\,kg\)
B. \(12,96\,kg\)
C. \(129,6\,kg\)
D. \(12960\,kg\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là: chiều dài \(2,5m\), chiều rộng \(1,5m\) và chiều cao \(1,8m\). Khi bể không có nước người ta mở vòi cho nước chảy vào bể, mỗi giờ được \(750\) lít nước.
Vậy bể sẽ đầy nước sau
giờ.
Con hãy chọn đáp án đúng nhất:
Một cái thùng sắt không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều rộng kém chiều dài \(1,2m\) và bằng \(\dfrac{3}{5}\) chiều dài, chiều cao \(0,5m\). Người ta sơn mặt trong và mặt ngoài của thùng.
Diện tích đã sơn của thùng sắt là:
-
A.
\(31,2{m^2}\)
-
B.
\(15,6{m^2}\)
-
C.
\(10,2{m^2}\)
-
D.
\(20,4{m^2}\)
Biết cứ \(2{m^2}\) thì cần \(0,5kg\) sơn . Khối lượng sơn cần dùng để sơn cái thùng là:
-
A.
\(5,1kg\)
-
B.
\(3,9kg\)
-
C.
\(2,55kg\)
-
D.
\(7,8kg\)
Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Một bể nước cao \(2m\), đáy là hình chữ nhật có chu vi \(7,6m\), chiều dài hơn chiều rộng \(0,8m\).
Bể đó chứa được số lít nước là:
-
A.
\(690\) lít
-
B.
\(2856\) lít
-
C.
\(6900\) lít
-
D.
\(28560\) lít
Biết rằng sau \(10\) ngày dùng nước, mực nước trong bể giảm đi \(1,4m\). Hỏi trung bình mỗi ngày dùng bao nhiêu lít nước?
-
A.
\(843\) lít
-
B.
\(483\) lít
-
C.
\(348\) lít
-
D.
\(207\) lít
Lời giải và đáp án
A. Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
B. Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với \(4\).
C. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với \(6\).
D. Cả A, B, C đều đúng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Dựa vào quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với \(4\).
- Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với \(6\).
Vậy cả A, B, C đều đúng.
A. Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
B. Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
C. Cả A và B đều đúng.
Dựa vào quy tắc tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Vậy cả A và B đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(27cm\), chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài và chiều cao \(1,2dm\).
Vậy hình hộp chữ nhật đó có diện tích xung quanh là
\(c{m^2}\); diện tích toàn phần là
\(cm^2\).
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(27cm\), chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài và chiều cao \(1,2dm\).
Vậy hình hộp chữ nhật đó có diện tích xung quanh là
\(c{m^2}\); diện tích toàn phần là
\(cm^2\).
- Đổi \(1,2dm = 12cm\) (vì các kích thước của hình hộp chữ nhật chưa cùng đơn vị đo).
- Tính chiều rộng của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với \(\dfrac{2}{3}\) hoặc lấy chiều dài chia cho \(3\) rồi nhân với \(2\).
- Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
Đổi \(1,2dm = 12cm\).
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:
\(27 \times \dfrac{2}{3} = 18\;(cm)\)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
\((27 + 18) \times 2 \times 12 = 1080\;(c{m^2})\)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
\(27 \times 18 = 486\;(c{m^2})\)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
\(1080 + 486 \times 2 = 2052\;(c{m^2})\)
Đáp số: Diện tích xung quanh: \(1080c{m^2}\);
Diện tích toàn phần: \(2052c{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(1080\,;\,\,2052\).
Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh \(1,5dm\) là \(9d{m^2}\). Đúng hay sai?
Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với \(6\).
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
\((1,5 \times 1,5) \times 6 = 13,5(d{m^2})\)
Vậy phát biểu diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh \(1,5dm\) là \(9d{m^2}\) là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài \(1,8m\), chiều rộng \(1,2m\) và chiều cao \(1,5m\).
Vậy khi bể đầy nước, bể đó chứa được
lít nước.
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài \(1,8m\), chiều rộng \(1,2m\) và chiều cao \(1,5m\).
Vậy khi bể đầy nước, bể đó chứa được
lít nước.
Số lít nước mà bể chứa được chính là thể thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài \(1,8m\), chiều rộng \(1,2m\) và chiều cao \(1,5m\).
Để giải bài này ta làm như sau:
- Tính thể tích bể nước đó theo công thức: Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.
- Đổi thể tích từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối rồi tính số lít nước.
Thể tích của bể nước là:
\(1,8 \times 1,2 \times 1,5 = 3,24 \;({m^3})\)
Đổi \(3,24{m^3} = 3240d{m^3} = 3240\) lít.
Do đó khi đầy nước, bể đó chứa được \(3240\) lít nước.
Đáp số: \(3240\) lít.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3240\).
Người ta dùng gạch vuông có cạnh \(20cm\) để ốp xung quanh và đáy của một cái bể hình hộp chữ nhật cao \(1,8m;\) rộng \(2m\) và dài \(35dm\). Tính số viên gạch cần dùng.
A. \(422\) viên gạch
B. \(495\) viên gạch
C. \(670\) viên gạch
D. \(845\) viên gạch
C. \(670\) viên gạch
Diện tích cần ốp gạch chính là diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy của cái bể.
Để giải ta có thể thực hiện các bước như sau:
- Đổi chiều dài sang đơn vị mét để ba kích thước cùng đơn vị đo.
- Tính diện tích xung quanh của cái bể ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích cần ốp gạch ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích một đáy.
- Tính diện tích một viên gạch ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi đổi sang đơn vị diện tích là mét vuông.
- Tính số viên gạch cần dùng ta lấy diện tích cần ốp gạch chia cho diện tích một viên gạch.
Đổi \(35dm = 3,5m\)
Diện tích xung quanh của cái bể là:
\((3,5 + 2) \times 2 \times 1,8 = 19,8\;({m^2})\)
Diện tích đáy của cái bể là:
\(3,5 \times 2 = 7\;({m^2})\)
Diện tích cần ốp gạch là:
\(19,8 + 7 = 26,8\;({m^2})\)
Diện tích một viên gạch là:
\(20 \times 20 = 400\;(c{m^2})\)
Đổi \(400c{m^2} = 0,04{m^2}\)
Số viên gạch cần dùng là:
\(26,8:0,04 = 670\) (viên gạch)
Đáp số: \(670\) viên gạch.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình lập phương có diện tích toàn phần là \(486c{m^2}\).
Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là
\(cm^2\);
thể tích hình lập phương đó là
\(cm^3\).
Một hình lập phương có diện tích toàn phần là \(486c{m^2}\).
Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là
\(cm^2\);
thể tích hình lập phương đó là
\(cm^3\).
- Diện tích toàn phần = diện tích $1$ mặt \( \times \,6\) nên diện tích $1$ mặt = diện tích toàn phần \(:6\).
- Diện tích một mặt là diện tích của hình vuông, biết diện tích ta lập luận để tìm độ dài cạnh.
- Tính thể tích = cạnh \( \times \,\)cạnh \( \times \,\)cạnh.
- Diện tích xung quanh = diện tích $1$ mặt \( \times \,4\)
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
\(486:6 = 81\;(c{m^2})\)
Ta có: \(9 \times 9 = 81\). Vậy cạnh của hình lập phương là \(9cm\).
Thể tích hình lập phương là
\(9 \times 9 \times 9 = 729\;(c{m^3})\)
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
\(81 \times 4 = 324\;(c{m^2})\)
Đáp số: Diện tích xung quanh: \(324c{m^2}\);
Thể tích: \(729c{m^3}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(324\,;\,\,729\).
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài \(65dm\), chiều rộng \(5m\) và chiều cao \(4m\). Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết diện tích các cửa bằng \(12,5{m^2}\). Tính diện tích cần quét vôi.
A. \(79,5{m^2}\)
B. \(112{m^2}\)
C. \(124,5{m^2}\)
D. \(872,5{m^2}\)
B. \(112{m^2}\)
Các phần cần quét vôi của căn phòng là bốn mặt bên (trừ phần cửa) và trần, tức là diện tích xung quanh (trừ phần cửa) và diện tích một đáy.
Để giải bài này ta có thể thực hiện các bước như sau:
- Đổi các đơn vị đo độ dài về đơn vị là mét.
- Tính diện tích xung quanh của căn phòng ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích trần của căn phòng ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích cần quét vôi ta lấy tổng diện tích xung quanh của căn phòng và diện tích trần trừ đi diện tích cửa.
Đổi $65dm = 6,5m$
Diện tích xung quanh của căn phòng đó là:
\((6,5 + 5) \times 2 \times 4 = 92\;({m^2})\)
Diện tích trần của căn phòng đó là:
\(6,5 \times 5 = 32,5\;({m^2})\)
Diện tích cần quét vôi là:
\(92 + 32,5 - 12,5 = 112\;({m^2})\)
Đáp số: \(112{m^2}\).
Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(6dm\), chiều rộng \(45cm\). Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó, biết diện tích xung quanh của hình hộp đó là \(378d{m^2}\).
A. \(14dm\)
B. \(16dm\)
C. \(18dm\)
D. \(36dm\)
C. \(18dm\)
Ta có: diện tích xung quanh \(=\) chu vi đáy \( \times \) chiều cao
Nên chiều cao \(=\) diện tích xung quanh \(:\) chu vi đáy.
Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Đổi \(45cm = 4,5dm\) để chiều dài và chiều rộng có cùng đơn vị đo và đơn vị đo độ dài tương ứng với đơn vị đo diện tích.
- Tính chu vi đáy \(=\) (chiều dài + chiều rộng) \( \times \,2\).
- Tính chiều cao \(=\) diện tích xung quanh \(:\) chu vi đáy.
Đổi \(45cm = 4,5dm\)
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
\((6 + 4,5) \times 2 = 21\;(dm)\)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
\(378:21 = 18\;(dm)\)
Đáp số: \(18dm\).
Một khối kim loại hình lập phương có chu vi một mặt là \(4,8dm\). Mỗi xăng-ti-mét khối kim loại đó nặng \(7,5g\). Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. \(0,01296\,kg\)
B. \(12,96\,kg\)
C. \(129,6\,kg\)
D. \(12960\,kg\)
B. \(12,96\,kg\)
- Tính độ dài cạnh của khối kim loại ta lấy chu vi một mặt chia cho \(4\).
- Tính thể tích của khối kim loại đó ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị xăng-ti-mét khối.
- Tính cân nặng của khối kim loại đó ta lấy cân nặng của mỗi xăng-ti-mét khối nhân với thể tích của khối kim loại đó.
- Đổi khối lượng vừa tìm được sang đơn vị ki-lô-gam.
Độ dài cạnh của khối kim loại đó là:
$4,8:4 = 1,2\;(dm)$
Thể tích của khối kim loại đó là:
\(1,2 \times 1,2 \times 1,2 = 1,728\;(d{m^3})\)
\(1,728d{m^3} = 1728c{m^3}\)
Khối kim loại đó nặng số gam là:
\(7,5 \times 1728 = 12960\;(g)\)
\(12960g = 12,96kg\)
Đáp số: \(12,96\,kg\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là: chiều dài \(2,5m\), chiều rộng \(1,5m\) và chiều cao \(1,8m\). Khi bể không có nước người ta mở vòi cho nước chảy vào bể, mỗi giờ được \(750\) lít nước.
Vậy bể sẽ đầy nước sau
giờ.
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là: chiều dài \(2,5m\), chiều rộng \(1,5m\) và chiều cao \(1,8m\). Khi bể không có nước người ta mở vòi cho nước chảy vào bể, mỗi giờ được \(750\) lít nước.
Vậy bể sẽ đầy nước sau
giờ.
Thể tích nước khi bể đầy nước chính là thể thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài $2,5m$ ; chiều rộng $1,5m$ và chiều cao $1,8m$.
Để giải bài ta có thể làm như sau:
- Tính thể tích bể nước đó theo công thức: Thể tích = Chiều dài × chiều rộng × chiều cao.
- Đổi thể tích từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối rồi tính số lít nước.
- Tính số giờ bơm nước vào bể ta lấy thể tích khi bể đầy nước chia cho số lít nước chảy vào bể trong \(1\) giờ.
Thể tích của bể nước là:
\(2,5 \times 1,5 \times 1,8 = 6,75({m^3})\)
Đổi \(6,75{m^3} = 6750d{m^3} = 6750\) lít
Bể đầy nước sau số giờ là:
\(6750:750 = 9\) (giờ)
Đáp số: \(9\) giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(9\).
Con hãy chọn đáp án đúng nhất:
Một cái thùng sắt không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều rộng kém chiều dài \(1,2m\) và bằng \(\dfrac{3}{5}\) chiều dài, chiều cao \(0,5m\). Người ta sơn mặt trong và mặt ngoài của thùng.
Diện tích đã sơn của thùng sắt là:
-
A.
\(31,2{m^2}\)
-
B.
\(15,6{m^2}\)
-
C.
\(10,2{m^2}\)
-
D.
\(20,4{m^2}\)
Đáp án: D
Vì người đó muốn sơn cả mặt trong và mặt ngoài của thùng sắt không nắp nên diện tích cần sơn bằng hai lần tổng diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy.
Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Tìm chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật theo dạng toán hiệu – tỉ cơ bản đã học.
- Tính diện tích xung quanh của thùng sắt ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích đáy của thùng sắt ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích cần sơn khi sơn mặt trong và mặt ngoài cái thùng đó ta lấy tổng diện tích xung quanh của thùng cộng với diện tích đáy rồi nhân với \(2\).
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(5 - 3 = 2\) (phần)
Giá trị một phần là:
\(1,2:2 = 0,6\;(m)\)
Chiều dài của cái thùng sắt đó là:
\(0,6 \times 5 = 3\;(m)\)
Chiều rộng của cái thùng sắt đó là:
\(3 - 1,2 = 1,8\;(m)\)
Diện tích xung quanh của thùng sắt đó là:
\((3 + 1,8) \times 2 \times 0,5 = 4,8\;({m^2})\)
Diện tích đáy của thùng sắt đó là:
\(3 \times 1,8 = 5,4\;({m^2})\)
Diện tích cần sơn là:
\((4,8 + 5,4) \times 2 = 20,4\;({m^2})\)
Đáp số: \(20,4{m^2}\).
Biết cứ \(2{m^2}\) thì cần \(0,5kg\) sơn . Khối lượng sơn cần dùng để sơn cái thùng là:
-
A.
\(5,1kg\)
-
B.
\(3,9kg\)
-
C.
\(2,55kg\)
-
D.
\(7,8kg\)
Đáp án: A
Tìm khối lượng sơn cần dùng theo dạng toán tỉ lệ thuận: diện tích cần sơn gấp \(2{m^2}\) bao nhiêu lần thì khối lượng sơn cần dùng gấp \(0,5kg\) bấy nhiêu lần.
\(20,4{m^2}\) gấp \(2{m^2}\) số lần là:
\(20,4:2 = 10,2\) (lần)
Khối lượng sơn cần dùng để sơn cái thùng:
\(0,5 \times 10,2 = 5,1\;(kg)\)
Đáp số: \(5,1kg\).
Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Một bể nước cao \(2m\), đáy là hình chữ nhật có chu vi \(7,6m\), chiều dài hơn chiều rộng \(0,8m\).
Bể đó chứa được số lít nước là:
-
A.
\(690\) lít
-
B.
\(2856\) lít
-
C.
\(6900\) lít
-
D.
\(28560\) lít
Đáp án: C
Số lít nước mà bể đó chứa được chính là thể tích của bể đó tính theo đơn vị đề-xi-mét khối.
Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Tính nửa chu vi đáy bể = chu vi \(:2\).
- Tìm chiều dài và chiều rộng theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu với các công thức:
Số lớn = (chiều dài + chiều rộng) \(:\,2\) ; số bé = (tổng – hiệu) \(:\,2\)
- Tính thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
- Đổi đơn vị đo thể tích sang đơn vị đề-xi-mét khối, từ đó tìm được số lít nước mà bể chứa được.
Nửa chu vi của đáy bể hình chữ nhật là:
\(7,6:2 = 3,8\;(m)\)
Chiều dài đáy bể là:
\((3,8 + 0,8):2 = 2,3\;(m)\)
Chiều rộng đáy bể là:
\(2,3 - 0,8 = 1,5\;(m)\)
Thể tích của bể nước là:
\(2,3 \times 1,5 \times 2 = 6,9\;({m^3})\)
Đổi \(6,9{m^3} = 6900d{m^3} = 6900\) lít
Đáp số: \(6900\) lít.
Biết rằng sau \(10\) ngày dùng nước, mực nước trong bể giảm đi \(1,4m\). Hỏi trung bình mỗi ngày dùng bao nhiêu lít nước?
-
A.
\(843\) lít
-
B.
\(483\) lít
-
C.
\(348\) lít
-
D.
\(207\) lít
Đáp án: B
Mực nước trong bể giảm đi chính là chiều cao mực nước đã dùng trong \(1\) tuần. Thể tích nước đã dùng chính bằng thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài \(2,3m\), chiều rộng \(1,5m\) và chiều cao \(1,4m\).
Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Tính thể tích nước đã dùng: \(2,3 \times 1,5 \times 1,4 = 4,83({m^3})\).
- Đổi đơn vị đo thể tích sang đơn vị đề-xi-mét khối, từ đó tìm được số lít nước đã dùng.
- Tính số lít nước dùng trong mỗi ngày ta lấy số lít nước dùng trong \(10\) ngày chia cho \(10\).
Thể tích nước đã dùng trong \(10\) ngày là:
\(2,3 \times 1,5 \times 1,4 = 4,83 \;({m^3})\)
Đổi \(4,83{m^3} = 4,830d{m^3} = 4830\) lít
Trung bình mỗi ngày dùng số lít nước là
\(4830:10 = 483\) (lít)
Đáp số: \(483\) lít.
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về hình học: Tính chu vi, diện tích một số hình Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập các phép tính với số đo thời gian Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép chia Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép nhân Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép trừ Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép cộng Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số đo thời gian Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số thập phân Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phân số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số tự nhiên Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết