Trắc nghiệm Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số Toán 5
Đề bài
Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như sau:
A. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số cộng với mẫu số
B. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số giữ nguyên
C. ta giữ nguyên tử số, mẫu số cộng với mẫu số
D. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số nhân với mẫu số
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, giữ nguyên mẫu số
B. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số
C. Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số đã quy đồng
D. Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi trừ hai phân số đã quy đồng.
Kéo thả phân số thích hợp vào ô trống:
Tính: \(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3}\)
A. \(\dfrac{3}{8}\)
B. \(\dfrac{5}{8}\)
C. \(\dfrac{2}{{15}}\)
D. \(\dfrac{{11}}{{15}}\)
Kéo thả phân số thích hợp vào vào ô trống:
Một quầy lương thực buổi sáng bán được \(\dfrac{2}{7}\) tổng số gạo, buổi chiều bán được \(\dfrac{3}{5}\) tổng số gạo. Hỏi số gạo còn lại chiếm bao nhiêu phần số gạo của quầy lương thực đó?
A. \(\dfrac{4}{{35}}\)
B. \(\dfrac{2}{5}\)
C. \(\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{{31}}{{35}}\)
Tính rồi rút gọn biểu thức \(\dfrac{7}{3} - \dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{4}\) ta được kết quả là:
A. \(\dfrac{7}{8}\)
B. \(\dfrac{5}{4}\)
C. \(\dfrac{{23}}{{24}}\)
D. \(\dfrac{{59}}{{24}}\)
Tìm \(x\) biết: \(\dfrac{2}{5} + x = 2 - \dfrac{3}{4}\)
A. \(\dfrac{7}{5}\)
B. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)
C. \(\dfrac{{27}}{4}\)
D. \(\dfrac{{33}}{{20}}\)
Tính bằng cách thuận tiện:
Kéo thả số thích hợp vào ô trống:
Tìm một phân số tối giản, biết rằng nếu lấy \(\dfrac{5}{2}\) trừ đi phân số đó rồi cộng với \(\dfrac{7}{8}\) thì được phân số \(\dfrac{{15}}{{16}}\).
Vậy phân số cần tìm là :
$A.\dfrac{{39}}{{16}}$
$B.\dfrac{{37}}{{16}}$
$C.\dfrac{{16}}{{39}}$
$D.\dfrac{{35}}{{16}}$
Lời giải và đáp án
Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như sau:
A. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số cộng với mẫu số
B. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số giữ nguyên
C. ta giữ nguyên tử số, mẫu số cộng với mẫu số
D. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số nhân với mẫu số
B. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số giữ nguyên
Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, giữ nguyên mẫu số
B. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số
C. Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số đã quy đồng
D. Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi trừ hai phân số đã quy đồng.
B. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số
Dựa vào quy tắc cộng hoặc trừ hai phân số.
+ Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta trừ hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
+ Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng.
Vậy phát biểu sai là “Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số”.
Kéo thả phân số thích hợp vào ô trống:
Ta có:
\(\dfrac{4}{7} + \dfrac{1}{7} = \dfrac{{4 + 1}}{7} = \dfrac{5}{7}\)
Vậy phân số thích hợp đặt vào ô trống là $\dfrac{5}{7}$
Tính: \(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3}\)
A. \(\dfrac{3}{8}\)
B. \(\dfrac{5}{8}\)
C. \(\dfrac{2}{{15}}\)
D. \(\dfrac{{11}}{{15}}\)
D. \(\dfrac{{11}}{{15}}\)
Quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi cộng hai phân số đã quy đồng. Nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3} = \dfrac{6}{{15}} + \dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{6 + 5}}{{15}} = \dfrac{{11}}{{15}}\)
Kéo thả phân số thích hợp vào vào ô trống:
Quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi trừ hai phân số đã quy đồng. Nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
\(\dfrac{8}{{15}} - \dfrac{1}{3} = \dfrac{8}{{15}} - \dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{8 - 5}}{{15}} = \dfrac{3}{{15}} = \dfrac{1}{5}\)
Vậy phân số thích hợp điền vào ô trống là $\dfrac{1}{5}$.
Một quầy lương thực buổi sáng bán được \(\dfrac{2}{7}\) tổng số gạo, buổi chiều bán được \(\dfrac{3}{5}\) tổng số gạo. Hỏi số gạo còn lại chiếm bao nhiêu phần số gạo của quầy lương thực đó?
A. \(\dfrac{4}{{35}}\)
B. \(\dfrac{2}{5}\)
C. \(\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{{31}}{{35}}\)
A. \(\dfrac{4}{{35}}\)
Bước 1: Tìm tổng số gạo đã bán trong hai buổi sáng và chiều.
Bước 2: Tìm số gạo còn lại.
Coi tổng số gạo là \(1\) đơn vị.
Trong buổi sáng và buổi chiều, quầy lương thực đó đã bán được số gạo là:
\(\dfrac{2}{7} + \dfrac{3}{5} = \dfrac{{31}}{{35}}\) (tổng số gạo)
Số gạo còn lại của quầy lương thực đó là:
\(1 - \dfrac{{31}}{{35}} = \dfrac{4}{{35}}\) (tổng số gạo)
Đáp số: \(\dfrac{4}{{35}}\) tổng số gạo
Tính rồi rút gọn biểu thức \(\dfrac{7}{3} - \dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{4}\) ta được kết quả là:
A. \(\dfrac{7}{8}\)
B. \(\dfrac{5}{4}\)
C. \(\dfrac{{23}}{{24}}\)
D. \(\dfrac{{59}}{{24}}\)
D. \(\dfrac{{59}}{{24}}\)
Biểu thức này chỉ chứa phép cộng và phép trừ nên ta tính lần lượt từ trái sang phải.
\(\dfrac{7}{3} - \dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{4} \)
\(= \dfrac{{56}}{{24}} - \dfrac{{15}}{{24}} + \dfrac{3}{4} \)
\(= \dfrac{{41}}{{24}} + \dfrac{3}{4} \)
\(= \dfrac{{41}}{{24}} + \dfrac{{18}}{{24}} \) \(= \dfrac{{59}}{{24}}\)
Tìm \(x\) biết: \(\dfrac{2}{5} + x = 2 - \dfrac{3}{4}\)
A. \(\dfrac{7}{5}\)
B. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)
C. \(\dfrac{{27}}{4}\)
D. \(\dfrac{{33}}{{20}}\)
B. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)
Bước 1: Tính giá trị vế phải
Bước 2: Tìm \(x\), \(x\) ở vị trí số hạng chưa biết, để tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
\(\begin{array}{l}\dfrac{2}{5} + x = 2 - \dfrac{3}{4}\\\dfrac{2}{5} + x = \dfrac{5}{4}\\x = \dfrac{5}{4} - \dfrac{2}{5}\\x = \dfrac{{17}}{{20}}\end{array}\)
Tính bằng cách thuận tiện:
Kéo thả số thích hợp vào ô trống:
Bước 1: Rút gọn các phân số thành phân số tối giản.
Bước 2: Áp dụng các tính chất của phép cộng phân số để nhóm các phân số thích hợp lại với nhau sao cho tính toán dễ dàng hơn.
\(\dfrac{{12}}{{16}} + \dfrac{{24}}{{21}} + \dfrac{5}{{20}} - \dfrac{7}{{49}} \)\(= \dfrac{3}{4} + \dfrac{8}{7} + \dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{7} \)\(= \left( {\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{4}} \right) + \left( {\dfrac{8}{7} - \dfrac{1}{7}} \right) \)\(= \dfrac{4}{4} + \dfrac{7}{7} = 1 + 1 = 2\)
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(2\).
Tìm một phân số tối giản, biết rằng nếu lấy \(\dfrac{5}{2}\) trừ đi phân số đó rồi cộng với \(\dfrac{7}{8}\) thì được phân số \(\dfrac{{15}}{{16}}\).
Vậy phân số cần tìm là :
$A.\dfrac{{39}}{{16}}$
$B.\dfrac{{37}}{{16}}$
$C.\dfrac{{16}}{{39}}$
$D.\dfrac{{35}}{{16}}$
$A.\dfrac{{39}}{{16}}$
Giả sử phân số cần tìm là \(x\). Từ đề bài ta có \(\dfrac{5}{2} - x + \dfrac{7}{8} = \dfrac{{15}}{{16}}.\)
Giải bài toán tìm \(x\) ta tìm được phân số đó.
Giả sử phân số cần tìm là \(x\). Từ đề bài ta có \(\dfrac{5}{2} - x + \dfrac{7}{8} = \dfrac{{15}}{{16}}\).
\(\begin{array}{l}\dfrac{5}{2} - x + \dfrac{7}{8} = \dfrac{{15}}{{16}}\\\dfrac{5}{2} - x = \dfrac{{15}}{{16}} - \dfrac{7}{8}\\\dfrac{5}{2} - x = \dfrac{1}{{16}}\\x = \dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{{16}}\\x = \dfrac{{39}}{{16}}\end{array}\)
Vậy phân số cần tìm là \(\dfrac{{39}}{{16}}\).
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Hỗn số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Hỗn số (tiếp theo) Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Luyện tập chung về phân số và hỗn số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về giải toán Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập và bổ sung về giải toán Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông. Héc-ta Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân số thập phân Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp) Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập: So sánh hai phân số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập khái niệm về phân số. Tính chất cơ bản của phân số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết