Trắc nghiệm: Ôn tập về số thập phân Toán 5
Đề bài
Số thập phân \(37,36\) được đọc là:
A. Ba bảy phẩy ba sáu
B. Ba mươi bảy phẩy ba mươi sáu
C. Ba sáu phẩy ba bảy
D. Ba mươi sáu phẩy ba mươi bảy
Điền số thích hợp vào ô trống :
Phần nguyên của số thập phân \(24,567\) là
Điền số thích hợp vào ô trống :
Số thập phân gồm có tám đơn vị, không phần mười, sáu phần trăm, một phần nghìn được viết là
Giá trị của chữ số \(6\) trong số thập phân \(19,3562\) là:
A. \(\dfrac{6}{{10}}\)
B.\(\dfrac{6}{{100}}\)
C. \(\dfrac{6}{{1000}}\)
D. \(\dfrac{6}{{10000}}\)
Bỏ các chữ só \(0\) ở tận cùng bên phải của số thập phân \(4,5000\) để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
A. \(4,500\)
B. \(4,50\)
C. \(4,5\)
D. Cả A, B, C đều đúng
Phân số \(\dfrac{5}{{100}}\) được viết dưới dạng số thập phân là:
A. \(0,5\)
B. \(0,05\)
C. \(0,005\)
D. \(0,0005\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết số thập phân \(0,321\) dưới dạng phân số thập phân tối giản
Phân số \(\dfrac{3}{4}\) được viết dưới dạng số thập phân là:
A. \(3,4\)
B. \(0,34\)
C. \(0,675\)
D. \(0,75\)
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(9,468\,\,\,...\,\,\,9,48\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm: \(0,5 = \)
\(\% \)
Hỗn số \(9\dfrac{9}{{1000}}\) được viết dưới dạng số thập phân là:
A. \(9,9\)
B. \(9,09\)
C. \(9,009\)
D. \(9,0009\)
Viết số tự nhiên thích hợp vào ô trống:
\(2,13 <\)
\(<\)
\(<\)
\(< 5,02\)
Có bao nhiêu số thập phân có thể viết vào chỗ chấm sao cho \(1,1 <\; ... \, < 1,2\)?
A. Không có số nào
B. \(8\) số
C. \(100\) số
D. Có vô số số
Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
23,86
24,199
16,12
24,3
Lời giải và đáp án
Số thập phân \(37,36\) được đọc là:
A. Ba bảy phẩy ba sáu
B. Ba mươi bảy phẩy ba mươi sáu
C. Ba sáu phẩy ba bảy
D. Ba mươi sáu phẩy ba mươi bảy
B. Ba mươi bảy phẩy ba mươi sáu
Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân.
Số thập phân \(37,36\) được đọc là ba mươi bảy phẩy ba mươi sáu.
Điền số thích hợp vào ô trống :
Phần nguyên của số thập phân \(24,567\) là
Phần nguyên của số thập phân \(24,567\) là
Dựa vào hàng và cấu tạo của số thập phân : các chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Phần nguyên của số thập phân \(24,567\) là \(24\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(24\).
Điền số thích hợp vào ô trống :
Số thập phân gồm có tám đơn vị, không phần mười, sáu phần trăm, một phần nghìn được viết là
Số thập phân gồm có tám đơn vị, không phần mười, sáu phần trăm, một phần nghìn được viết là
Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.
Số thập phân gồm có tám đơn vị, không phần mười, sáu phần trăm, một phần nghìn được viết là \(8,061.\)
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(8,061\).
Giá trị của chữ số \(6\) trong số thập phân \(19,3562\) là:
A. \(\dfrac{6}{{10}}\)
B.\(\dfrac{6}{{100}}\)
C. \(\dfrac{6}{{1000}}\)
D. \(\dfrac{6}{{10000}}\)
C. \(\dfrac{6}{{1000}}\)
- Xác định vị trí của chữ số cần tìm. Nếu nằm ở:
Phần nguyên của số thập phân thì gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm ...
Phần thập phân của số thập phân thì gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn ...
- Chỉ ra giá trị tương ứng với vị trí của chữ số đó trong số thập phân đã cho.
Chữ số \(6\) của số thập phân \(19,3562\) nằm ở hàng phần nghìn của phần thập phân nên có giá trị là \(\dfrac{6}{{1000}}\).
Bỏ các chữ só \(0\) ở tận cùng bên phải của số thập phân \(4,5000\) để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
A. \(4,500\)
B. \(4,50\)
C. \(4,5\)
D. Cả A, B, C đều đúng
D. Cả A, B, C đều đúng
Nếu một số thập phân có chữ số \(0\) ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số \(0\) đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
Số thập phân \(4,5000\) có các chữ số \(0\) ở tận cùng bên phải phần thập phân nên ta có thể bỏ bỏ chữ số \(0\) đó đi để được một số thập phân bằng nó và ở dạng gọn hơn:
\(4,5000 = 4,500 = 4,50 = 4,5\)
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Phân số \(\dfrac{5}{{100}}\) được viết dưới dạng số thập phân là:
A. \(0,5\)
B. \(0,05\)
C. \(0,005\)
D. \(0,0005\)
B. \(0,05\)
Sử dụng mẹo: Khi chuyển phân số thập phân thành số thập phân, ta đếm xem mẫu số có bao nhiêu chữ số \(0\) thì phần thập phân của số thập phân cũng có bấy nhiêu chữ số.
Phân số thập phân \(\dfrac{5}{{100}}\) có \(2\) chữ số \(0\) ở mẫu số nên phần thập phân của số thập phân sẽ có \(2\) chữ số, ta đếm từ phải sang trái, có \(5\) là một chữ số nên ta phải thêm \(1\) số \(0\) trước số \(5\) để có đủ \(2\) chữ số rồi đặt dấu phẩy trước số \(0\) vừa thêm, sau đó thêm \(0\) trước dấu phẩy.
Vậy \(\dfrac{5}{{100}} = 0,05\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết số thập phân \(0,321\) dưới dạng phân số thập phân tối giản
- Phân số thập phân có mẫu số là \(10;\, 100; \,1000, ...\)
- Số thập phân đã cho ở phần thập phân (bên phải dấu phẩy) có bao nhiêu chữ số thì khi chuyển sang phân số thập phân ở mẫu số cũng sẽ có bấy nhiêu chữ số \(0\) .
- Ta thấy phần nguyên của số thập phân bằng \(0\) nên phân số thập phân có tử số nhỏ hơn mẫu số.
Ta có: \(0,321 = \dfrac{{321}}{{1000}}\).
Vậy số cần điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới là \(321;\,\,\,1000\).
Phân số \(\dfrac{3}{4}\) được viết dưới dạng số thập phân là:
A. \(3,4\)
B. \(0,34\)
C. \(0,675\)
D. \(0,75\)
D. \(0,75\)
Chuyển phân số đã cho thành phân số thập phân rồi chuyển thành số thập phân.
Ta có: \(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 25}}{{4 \times 25}} = \dfrac{{75}}{{100}} = 0,75\).
Vậy phân số \(\dfrac{3}{4}\) được viết dưới dạng số thập phân là \(0,75.\)
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(9,468\,\,\,...\,\,\,9,48\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
B. \( < \)
- Xác định phần nguyên của hai số thập phân đã cho: hai số có phần nguyên bằng nhau.
- Xác định hàng phần mười của hai số: hai số cùng có hàng phần mười là \(4\), hàng phần trăm của hai số khác nhau. So sánh hàng phần trăm của hai số: số thập phân nào có hàng phần trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Ta thấy hai số thập phân \(9,468\) và \(9,48\) có cùng phần nguyên là \(9\), có cùng hàng phần mười là \(4\) và có hàng phần trăm \(6 < 8\) nên \(9,468 < 9,48\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm: \(0,5 = \)
\(\% \)
Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm: \(0,5 = \)
\(\% \)
- Viết số thập phân dưới dạng phân số thập phân có mẫu số là \(100\) rồi viết dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Lưu ý: \(\dfrac{1}{{100}} = 1\% \).
Ta có \(\dfrac{1}{{100}} = 1\% \) nên \(0,5 = \dfrac{5}{{10}} = \dfrac{{50}}{{100}} = 50\% \)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(50\).
Hỗn số \(9\dfrac{9}{{1000}}\) được viết dưới dạng số thập phân là:
A. \(9,9\)
B. \(9,09\)
C. \(9,009\)
D. \(9,0009\)
C. \(9,009\)
- Phần nguyên của hỗn số chính là phần nguyên của số thập phân.
- Chuyển phần phân số dưới dạng số thập phân.
Ta có: \(9\dfrac{9}{{1000}} = 9,009\).
Vậy hỗn số \(9\dfrac{9}{{1000}}\) được viết dưới dạng số thập phân là \(9,009\).
Viết số tự nhiên thích hợp vào ô trống:
\(2,13 <\)
\(<\)
\(<\)
\(< 5,02\)
\(2,13 <\)
\(<\)
\(<\)
\(< 5,02\)
- Xác định phần nguyên của hai số thập phân đã cho: phần nguyên của số \(2,13\) là \(2\); phần nguyên của số \(5,02\) là \(5.\)
- Tìm các số tự nhiên \(x\) thỏa mãn \(2 < x \le 5\).
Phần nguyên của số \(2,13\) là \(2\); phần nguyên của số \(5,02\) là \(5\).
Giả xử \(x\) là các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện \(2,13 < \,x < 5,02\).
Từ đó suy ra \(2 < x \le 5\).
Mà \(2 < 3 < 4 < 5\).
Do đó \(2,13 < 3 < 4 < 5 < 5,02\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(3\,;\,\,4\,;\,\,5\).
Có bao nhiêu số thập phân có thể viết vào chỗ chấm sao cho \(1,1 <\; ... \, < 1,2\)?
A. Không có số nào
B. \(8\) số
C. \(100\) số
D. Có vô số số
D. Có vô số số
- Áp dụng tính chất: Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- Áp dụng quy tắc so sánh các số thập phân:
+) Trong hai số nguyên có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+) Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+) Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Ta có:
\(\begin{array}{l}1,1 = 1,10 = 1,100 = ....\\1,2 = 1,20 = 1,200 = ...\\...\end{array}\)
Do đó ta có
\(\begin{array}{l}1,1 = 1,10 < 1,11 < 1,12 < 1,13 < \;... \,< 1,2;\\1,1 = 1,100 < 1,101 < 1,102 < \;...\, < 1,2;\\....\end{array}\)
Vậy có vô số số thập phân điền vào chỗ chấm sao cho \(1,1 < \;...\, < 1,2\).
Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
23,86
24,199
16,12
24,3
24,3
24,199
23,86
16,12
Áp dụng quy tắc so sánh các số thập phân:
- Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Xét phần nguyên của các số đã cho ta có: \(16 < 23 < 24\)
Mà hai số \(\,24,199;\,\,\,24,3\) có cùng phần nguyên là \(24\).
Xét phần mười của hai số ta thấy \(1 < 3\) nên \(\,24,199 < \,\,24,3\)
Vậy \(24,3 > 24,199 > \,\,23,86 > \,\,16,12\)
Các số được viết theo thứ tự từ lớn đến bé là \(24,3;\,\,\,\,\,\,24,199;\,\,\,\,\,\,\,23,86;\,\,\,\,\,\,\,16,12\).
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số đo thời gian Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép cộng Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép trừ Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép nhân Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phép chia Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập các phép tính với số đo thời gian Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về hình học: Tính chu vi, diện tích một số hình Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về hình học: Tính diện tích, thể tích một số hình Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về phân số Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập về số tự nhiên Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết