Bài 2 trang 101 SBT toán 7 tập 2>
Giải bài 2 trang 101 sách bài tập toán 7. Cho góc vuông xOy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy. Gọi D, E theo thứ tự là trung điểm của OA, OB. Đường vuông góc với OA tại D và đường vuông góc với OB tại E cắt nhau ở C....
Đề bài
Cho góc vuông \(xOy,\) điểm \(A\) thuộc tia \(Ox,\) điểm \(B\) thuộc tia \(Oy.\) Gọi \(D, E\) theo thứ tự là trung điểm của \(OA, OB.\) Đường vuông góc với \(OA\) tại \(D\) và đường vuông góc với \(OB\) tại \(E\) cắt nhau ở \(C.\) Chứng minh rằng:
a) \(CE = OD;\) b) \( CE ⊥ CD;\)
c) \(CA = CB;\) d) \(CA // DE;\)
e) Ba điểm \(A, B, C\) thẳng hàng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
+) Các trường hợp bằng nhau của tam giác
+) Quan hệ từ vuông góc đến song song
+) Tính chất hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tạo thành các gặp góc so le trong bằng nhau.
+) Tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song
Lời giải chi tiết
a) Vì \(CE \bot OB;\,OA \bot OB \Rightarrow EC//OA\) (quan hệ từ vuông góc đến song song)
+) Vì \(EC//OD\) nên \(\widehat {ECO} = \widehat {COD}\) (so le trong)
Xét \(\Delta OEC\) vuông tại \(E\) và \(\Delta COD\) vuông tại \(D\) có:
+) \(\widehat {ECO} = \widehat {COD}\) (chứng minh trên)
+) \(OD\) cạnh chung
Nên \(\Delta OEC = \Delta COD\left( {ch - gn} \right)\)\( \Rightarrow EC = OD\) (hai cạnh tương ứng)
b) Vì \(CD \bot OA;OB \bot OA \Rightarrow CD//OB\) (quan hệ từ vuông góc đến song song)
Mà \(CE \bot OB \Rightarrow CE \bot CD\) (quan hệ từ vuông góc đến song song)
c) Ta có \(CE\) là đường trung trực của đoạn \(OB \Rightarrow CB = CO\) (tính chất đường trung trực)
Và \(CD\) là đường trung trực của đoạn \(OA \Rightarrow CA = CO\) (tính chất đường trung trực)
Suy ra \(CA = CB\,\left( { = CO} \right).\)
d) Theo câu a) ta có \(EC = OD\) mà \(OD = DA = \dfrac{{OA}}{2} \)\(\Rightarrow EC = AD\)
Xét \(\Delta CED\) và \(\Delta DAC\) có:
+) \(EC = AD\) (chứng minh trên)
+) \(\widehat {CDA} = \widehat {ECD} = 90^\circ \)
+) \(DC\) cạnh chung
Suy ra \(\Delta CED = \Delta DAC\left( {c - g - c} \right) \)\(\Rightarrow \widehat {CDE} = \widehat {DCA}\)
Mà hai góc \(\widehat {CDE};\,\widehat {DCA}\) ở vị trí so le trong nên suy ra \(ED//AC\)
e) Cách 1:
Tương tự câu d) ta có \(BC//ED\)
Mà theo câu d) thì \(AC//ED\)
Theo tiên đề Ơ-clit ta suy ra \(B,C,A\) thẳng hàng.
Cách 2:
Vì \(OC=CA\) (chứng minh trên) nên tam giác \(OAC\) cân tại \(C\)
Do đó, đường cao \(CD\) cũng là đường phân giác góc ACO
Nên \(\widehat {OCA} = 2.\widehat {OCD}\)
Vì \(CB=CO\) (chứng minh trên) nên tam giác \(OBC\) cân tại \(C\)
Do đó, đường cao \(CE\) cũng là đường phân giác góc BCO
Nên \(\widehat {BCO} = 2.\widehat {ECO}\)
Mà \(CE \bot CD\) (theo câu b) nên \(\widehat {ECD} = {90^0}\)
Do đó:
\(\widehat {BCO} + \widehat {ACO} = 2\left( {\widehat {ECO} + \widehat {OCD}} \right) \)\(= 2.\widehat {ECD} = {2.90^0} = {180^0}\)
Vậy A, C, B thẳng hàng.
Loigiaihay.com
- Bài 3 trang 102 SBT toán 7 tập 2
- Bài 4 trang 102 SBT toán 7 tập 2
- Bài 5 trang 102 SBT toán 7 tập 2
- Bài 6 trang 102 SBT toán 7 tập 2
- Bài 7 trang 102 SBT toán 7 tập 2
>> Xem thêm