Bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 phần bài tập bổ sung trang 24, 25 SBT toán 7 tập 1


Giải bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 phần bài tập bổ sung trang 24, 25 sách bài tập toán 7 tập 1. Trong các phân số 12/39; 7/35 ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 9.1

Trong các phân số \(\displaystyle {{12} \over {39}},{7 \over {35}},{8 \over {50}},{{17} \over {40}}\) phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là:

(A) \(\displaystyle {{12} \over {39}}\);

(B) \(\displaystyle {7 \over {35}}\);

(C) \(\displaystyle {8 \over {50}}\);

(D) \(\displaystyle {{17} \over {40}}\).

Hãy chọn đáp án đúng. 

Phương pháp giải:

Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}
\dfrac{{12}}{{39}} = \dfrac{4}{{13}};\,\,\dfrac{7}{{35}} = \dfrac{1}{5};\,\dfrac{8}{{50}} = \dfrac{4}{{25}};\,\,\dfrac{{17}}{{40}}\\
25 = {5^2}\\
40 = {2^3}.5
\end{array}\)

\(13\) có ước nguyên tố \(13\) khác \(2\) và \(5\) nên \(\dfrac{{12}}{{39}}\) viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Chọn (A). 

Bài 9.2

Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng:


 

Phương pháp giải:

Sử dụng:

\(\dfrac{1}{9} = 0,(1)\)

\(\dfrac{1}{{99}} = 0,(01)\) 

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l} 
\dfrac{1}{9} = 0,(1)\\
0,(4) = 0,(1).4 = \dfrac{1}{9}.4 = \dfrac{4}{9}\\
\dfrac{1}{{99}} = 0,(01)\\
0,(3) = 0,(1).3 = \dfrac{1}{9}.3 = \dfrac{1}{3}
\end{array}\)

Ta nối như sau:

A) - 3); B) - 1); C) - 5); D) - 2

Bài 9.3

Tìm các phân số tối giản có mẫu khác \(1\), biết rằng tích của tử và mẫu bằng \(3150\) và phân số này có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. 

Phương pháp giải:

Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Lời giải chi tiết:

Gọi phân số tối giản phải tìm là \(\displaystyle {a \over b}\) \(\left( {a,b \in\mathbb Z},b\ne1 \right),\) \(ƯCLN (a, b) = 1\)

Ta có \(a.b = 3150 ={2.3^2}{.5^2}.7\)

Vì \({a,b \in\mathbb Z}\) nên \(a,b\) là ước của \(3150\)

\(\displaystyle {a \over b}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn nên \(b\) không có ước nguyên tố \(3,\) \(7, b ≠ 1\) và \(ƯCLN (a, b) = 1\). Hay \(b\) chỉ có ước nguyên tố là \(2\) và \(5\).

Do đó \(b \in \left\{ {2;25;50} \right\}\)

- Với \(b=2\) thì \(a=3150:2=1575\) 

- Với \(b=25\) thì \(a=3150:25=126\)

- Với \(b=50\) thì \(a=3150:50=63\)

Vậy các phân số phải tìm là:

\(\displaystyle {{1575} \over 2} = 787,5\); \(\displaystyle {{126} \over {25}} = 5,04\); \(\displaystyle {{63} \over {50}} = 1,26\).

Bài 9.4

Chữ số thập phân thứ \(100\) sau dấu phẩy của phân số \(\displaystyle {1 \over 7}\) (viết dưới dạng số thập phân) là chữ số nào? 

Phương pháp giải:

Tìm dạng thập phân của số \(\displaystyle {1 \over 7}\). Dựa vào quy luật tuần hoàn của số thập phân vô hạn tuần hoàn để tìm chữ số thập phân thứ \(100\) sau dấu phẩy của phân số \(\displaystyle {1 \over 7}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\displaystyle {1 \over 7}= 0, (142857)\) 

Chu kì của số này gồm \(6\) chữ số.

Ta lại có \(100 = 16.6 + 4\) nên chữ số thập phân thứ \(100\) sau dấu phẩy của phân số \(\displaystyle {1 \over 7}\) là chữ số \(8\).

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 17 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.