Bài 2.66 trang 106 SBT hình học 10>
Giải bài 2.66 trang 106 sách bài tập hình học 10. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm ...
Trên mặt phẳng tọa độ \({\rm{Ox}}y\) cho hai điểm \(A(1;3)\) và \(B(4;2)\).
LG a
Tìm tọa độ điểm D nằm trên trục Ox sao cho \(DA = DB\);
Phương pháp giải:
Điểm \(D \in Ox\) thì \(D\left( {x;0} \right)\). Cho \(DA = DB\) tìm \(x\) và kết luận.
Giải chi tiết:
Vì điểm D nằm trên Ox nên tọa độ của nó có dạng \(D(x;0)\)
Theo giả thiết DA = DB nên \(D{A^2} = D{B^2}\).
Do đó: \({(1 - x)^2} + {3^2} = {(4 - x)^2} + {2^2}\)
\( \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 + 9 = {x^2} - 8x + 16 + 4\)\( \Leftrightarrow x = \dfrac{5}{3}\)
Vậy điểm D có tọa độ \(\left( {\dfrac{5}{3};0} \right)\).
LG b
Tính chu vi tam giác OAB;
Phương pháp giải:
Chu vi tam giác \(OA + OB + AB\).
Giải chi tiết:
Gọi \(2p\) là chu vi tam giác OAB, ta có :
\(2p = OA + OB + AB\)\( = \sqrt {{1^2} + {3^2}} + \sqrt {{4^2} + {2^2}} + \sqrt {{3^2} + {1^2}} \) \( = \sqrt {10} + \sqrt {20} + \sqrt {10} \) \( = \sqrt {10} \left( {2 + \sqrt 2 } \right)\)
LG c
Tính diện tích tam giác OAB.
Phương pháp giải:
Chứng minh tam giác \(OAB\) vuông và suy ra diện tích.
Giải chi tiết:
Ta có : \(O{A^2} + A{B^2} = O{B^2}\)=> tam giác OAB vuông tại A
=>\({S_{OAB}} = \dfrac{1}{2}OA.AB = \dfrac{1}{2}\sqrt {10} .\sqrt {10} = 5\)
Vậy diện tích tam giác OAB là 5 (đvdt)
Loigiaihay.com
- Bài 2.67 trang 106 SBT hình học 10
- Bài 2.65 trang 106 SBT hình học 10
- Bài 2.64 trang 105 SBT hình học 10
- Bài 2.63 trang 105 SBT hình học 10
- Bài 2.62 trang 105 SBT hình học 10
>> Xem thêm