Bài 71 trang 83 SBT toán 7 tập 1>
Giải bài 71 trang 83 sách bài tập toán 7 tập 1. Giả sử A và B là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số y = 3x + 1...
Đề bài
Giả sử \(A\) và \(B\) là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số \(y = 3x + 1.\)
a) Tung độ của \(A\) bằng bao nhiêu nếu hoành độ của nó bằng \(\displaystyle {2 \over 3}\)?
b) Hoành độ của \(B\) bằng bao nhiêu nếu tung độ của nó bằng \(-8\)?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Thay \(\displaystyle x={2 \over 3}\) vào công thức hàm số \(y = 3x + 1\) ta được tung độ của điểm \(A\).
b) Thay \(y=-8\) vào công thức hàm số \(y = 3x + 1\) tìm \(x\) ta được hoành độ của điểm \(B\).
Lời giải chi tiết
a) \(A\) thuộc đồ thị hàm số \(y = 3x + 1\) và \(A\) có hoành độ là \(\dfrac{2}3\), nên ta có:
\(\displaystyle {y_{A}} = 3x_A + 1= 3.{2 \over 3} + 1 = 2 + 1 = 3\)
Vậy tung độ của điểm \(A\) là \(3\).
b) \(B\) thuộc đồ thị hàm số \(y = 3x + 1\) và \(B\) có tung độ là \(-8\), nên ta có:
\(3x_B+1 = y_B \)
\(\Rightarrow 3x_B+1 = - 8 \)
\(\displaystyle \Rightarrow 3{x_B} =-9\)
\(\displaystyle \Rightarrow {x_B} = {{ - 9} \over 3}=-3\)
Vậy hoành độ điểm \(B\) là \(-3\).
Loigiaihay.com
- Bài 70 trang 83 SBT toán 7 tập 1
- Bài 69 trang 83 SBT toán 7 tập 1
- Bài 68 trang 83 SBT toán 7 tập 1
- Bài 67 trang 82 SBT toán 7 tập 1
- Bài 66 trang 82 SBT toán 7 tập 1
>> Xem thêm