Bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 phần bài tập bổ sung trang 27 SBT toán 7 tập 1


Giải bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 phần bài tập bổ sung trang 27 sách bài tập toán 7 tập 1. Kết quả phép chia 17:13 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 10.1

Kết quả phép chia \(17:13\) làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là:

(A) \(1,30\) ;                          (B) \(1,32\) ;

(C) \(1,3\) ;                            (D) \(1,31\).

Hãy chọn đáp án đúng. 

Phương pháp giải:

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Giải chi tiết:

\(17:13 = 1,30769... \approx 1,31\)

Chọn (D). 

Bài 10.2

Ti-vi loại \(21\) in-sơ có đường chéo màn hình khoảng:

(A) \(53\,cm\) ;                                 (B) \(52cm\) ;

(C) \(54cm\) ;                                  (D) \(51cm\).

Hãy chọn đáp án đúng. 

Phương pháp giải:

Ta có: \(1\,in=2,54\,cm\)

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Giải chi tiết:

\(1\,in=2,54\,cm\)

\(21\,in=21.2,54=53,34 \approx 53\,cm\).

Chọn (A). 

Bài 10.3

Một số sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là \(21000\). Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu, nhỏ nhất là bao nhiêu? 

Phương pháp giải:

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Giải chi tiết:

Số lớn nhất là \(21499.\) Số nhỏ nhất là \(20500.\)

Bài 10.4

Viết phân số \(\displaystyle {{11} \over 7}\) dưới dạng số thập phân rồi làm tròn đến:

a) hàng đơn vị ;

b) chữ số thập phân thứ nhất ;

c) chữ số thập phân thứ hai ;

d) chữ số thập phân thứ sáu. 

Phương pháp giải:

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Giải chi tiết:

\(\displaystyle {{11} \over 7}= 1, (571428)\)

a) \(\displaystyle {{11} \over 7}= 1, (571428) ≈ 2\) ;

b) \(\displaystyle {{11} \over 7}= 1, (571428) ≈ 1,6\) ; 

c) \(\displaystyle {{11} \over 7}= 1, (571428) ≈ 1,57\) ;

d) \(\displaystyle {{11} \over 7}= 1, (571428) ≈ 1,571429\).

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.