Bài 48 trang 75 SBT toán 7 tập 1>
Giải bài 48 trang 75 sách bài tập toán 7 tập 1. Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm: G(-2; -0,5), H(-1; -0,5), I(-1; -1,5), K(-2; -1,5) ...
Đề bài
Vẽ một hệ trục \(Oxy\) và đánh dấu các điểm:
\(G(-2; -0,5), H(-1; -0,5),\)\(\, I(-1; -1,5), K(-2; -1,5)\).
Tứ giác \(GHIK\) là hình gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Biểu diễn điểm \(M(a;b)\) trên hệ trục tọa độ ta làm như sau:
+) Từ \(x=a\) ta dựng đường thẳng vuông góc với \(Ox\).
+) Từ \(y=b\) ta dựng đường thẳng vuông góc với \(Oy\)
Giao điểm của hai đường này là điểm \(M\).
Lời giải chi tiết
Hình vẽ:
Tứ giác \(GHIK\) là hình vuông.
Cách vẽ:
+) Đánh dấu điểm \(G\):
Từ \(x=-2\) vẽ đường vuông góc với \(Ox\); từ \(y=-0,5\) vẽ đường vuông góc với \(Oy\).
Giao điểm hai đường này là điểm \(G\).
+) Đánh dấu điểm \(H\):
Từ \(x=-1\) vẽ đường vuông góc với \(Ox\); từ \(y=-0,5\) vẽ đường vuông góc với \(Oy\).
Giao điểm hai đường này là điểm \(H\).
+) Đánh dấu điểm \(I\):
Từ \(x=-1\) vẽ đường vuông góc với \(Ox\); từ \(y=-1,5\) vẽ đường vuông góc với \(Oy\).
Giao điểm hai đường này là điểm \(I\).
+) Đánh dấu điểm \(K\):
Từ \(x=-2\) vẽ đường vuông góc với \(Ox\); từ \(y=-1,5\) vẽ đường vuông góc với \(Oy\).
Giao điểm hai đường này là điểm \(K\).
Loigiaihay.com
- Bài 49 trang 75 SBT toán 7 tập 1
- Bài 50 trang 76 SBT toán 7 tập 1
- Bài 51 trang 76 SBT toán 7 tập 1
- Bài 52 trang 76 SBT toán 7 tập 1
- Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 phần bài tập bổ sung trang 76, 77 SBT toán 7 tập 1
>> Xem thêm