Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh học 9>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh học 9
Đề bài
I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh?
A. Tảo và tôm, cá sống trong hồ nước. B. Chim sáo và trâu,
C. Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau. D. địa y.
Câu 2 . Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở nột thời gian nhất định là:
A. Quần xã sinh vật. B. Ọuần thể sinh vật.
C. Hệ sinh thái D. Tổ sinh thái
Câu 3. Trong phép lai người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố, mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
A. lai khác dòng B. lai khác thứ
C. Lai kinh tế D. Ưu thế lai.
Câu 4. Trong các ví dụ sau. Ví dụ nào thổ hiện moi quan hệ cùng loài?
A. nhạn biển và cò lảm tổ tập đoàn. B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông
C. Cáo ăn thỏ D. Chim ăn sâu.
Câu 5. Khi bạn ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là:
A. Sinh vật tiêu thụ cấp một B. Sinh vật tiêu thụ cấp hai
C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải
Câu 6. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:
A. Không kiểm tra được kiểu hình của giống.
B không kiểm tra được kiểu gen của cá thể.
C. Không tạo ra được giống địa phương quý.
D. Năng suất không đạt so với giống khởi đầu.
Câu 7. Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°C - 56°C, trong đó điểm cực thuận là 32°C. Giới hạn nhiệt độ của xương rồng là:
A. Từ 0°C - 56°C B. 0°C - 32°C.
C. 32°C - 56°C D. Trên 56°C.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà quần thể sinh vật khác không có?
A. Tỉ lệ giới tính, lứa tuổi B. Mật độ sinh sản
C. Pháp luật, kinh tế, hôn nhân D. Cả A, B và C
II. Tự luận:(6 điểm)
Câu 1. Cho các chuỗi thức ăn sau:
1 . thực vật → thỏ → mèo rừng → vi sinh vật.
2. Thực vật →thỏ → cú → vi sinh vật.
3. Thực vật → gà →cú → vi sinh vật.
4. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → vi sinh vật.
5. Thực vật → sâu hại thực vật → gà → cú → vi sinh vật.
6. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rẳn → cú → vi sinh vật.
a. Xâv dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho.
b. Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn.
c. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã nêu trên, từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế sinh học?
d. Sắp xếp các sinh vật trên theo từng thành phần của hệ sinh thái.
(sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ cấp 1, 2, 3; sinh vật phân hủy).
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
B |
C |
B |
B |
B |
A |
C |
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1 . Cho các chuỗi thức ăn sau:
1. Thực vật → thỏ → mèo rừng → vi sinh vật.
2. Thực vật → thỏ → cú → vi sinh vật
3. Thực vật → gà →cú → vi sinh vật.
4. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → vi sinh vật.
5. Thực vật → sâu hại thực vật → gà → cú → vi sinh vật.
6. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn→ cú → vi sinh vật.
a. Xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho.
b. Mắt xích chung của lưới thức ăn là:
Thực vật, vi sinh vật, cú, sâu hại thực vật, rắn, ếch nhái, gà, thỏ.
c. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã nêu trên, từ đó cho biết thể nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khổng chế sinh học.
- Mối quan hệ giữa ếch nhái và rắn (ếch nhái phát triển mạnh khi điều kiện thuận lợi khiến cho số lượng rắn cũng tăng theo. Khi số lượng rắn tăng quá nhiều, ếch nhái bị quần thể rắn tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng ếch nhái lại giảm. Như vậy, số lượng cá thể rắn kìm hãm số lượng cá thể ếch nhái).
- Hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của nó:
+ Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
+ Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng bảo đảm sự tồn tại của các loài trong quần xã, bảo đảm sự ổn định của hệ sinh thái.
+ Khống chế sinh học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn: là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc trấn át một loài nào đó theo hướng có lợi mà vẫn bảo đảm cân bằng sinh học.
Ví dụ: ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân.
d. Xếp các sinh vật trên theo từng thành phần của hệ sinh thái:
Sinh vật sản xuất: thực vật
Sinh vật tiêu thụ cấp 1: thỏ, gà, sâu.
Sinh vật tiêu thụ cấp 2: mèo rừng, cú, ếch nhái, rắn.
Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, cú.
Sinh vật phân giải: vi sinh vật.
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Học kì 2 - Sinh học 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 9 - Học kì 2 - Sinh học 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Học kì 2 - Sinh học 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 11 - Học kì 2 - Sinh học 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 12 - Học kì 2 - Sinh học 9
>> Xem thêm