Di truyền và biến dị
Phần nội dung di truyền và biến dị của chương trình sinh 9 là một phần nội dung rất quan trọng, là nền tảng của nội dung di truyền biến dị ở các cấp cao hơn. Ở phần này học sinh sẽ được tiếp cận và làm quen các thí nghiệm di truyền của Menđen, khái niệm và cấu trúc của NST, các chu kì tế bào, nguyên phân và giảm phân, khái niệm cấu trúc của ADN và gen, mối quan hệ giữa ADN - Gen - Protein - Tính trạng, các dạng đột biến và thường biến ở sinh vật, di truyền học người và ứng dụng di truyền học trong thực tiễn.
Chương I: Các thí nghiệm của Menđen
Chương các thí nghiệm của Menđen học sinh sẽ được tiếp cận với nền móng của nội dung di truyền học gồm các khái niệm cơ bản của di truyền học, các thí nghiệm, phép lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng, tiếp cận với quy luật phân li độc lập, các phép toán tính xác suất.
Chương II: Nhiễm sắc thể
Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về khái niệm nhiễm sắc thể, chu kì tế bào gồm quá trình nguyên phân và giảm phân, sự phát sinh giao tử và thụ tinh, cơ chế xác định giới tính, tìm hiểu nội dung di truyền liên kết.
Chương III: ADN và gen
Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc ADN và bản chất của gen, mối quan hệ giữa ADN - Gen - Protein - Tính trạng.
Chương IV: Biến dị
Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể, hiện tượng thường biến ở sinh vật, phân biệt hiện tượng đột biến và thường biến, nhận biết được một vài dạng đột biến.
Chương V: Di truyền học người
Chương di truyền học người học sinh sẽ được tìm hiểu và các phương pháp nghiên cứu di truyền người, một số bệnh và tật di truyền ở người, tìm hiểu mối quan hệ, tầm quan trọng của di truyền học với con người.
Chương VI: Ứng dụng di truyền học
Chương ứng dụng di truyền học học sinh cần nắm được một số công nghệ trong di truyền học như công nghệ tế bào, công nghệ gen, kĩ thuật gây đột biến trong chọn giống, khái niệm thoái hóa do tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật, khái niệm ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc và thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng của ứng dụng di truyền.
Sinh vật và môi trường
Phần nội dung di truyền và biến dị của chương trình sinh 9 là một phần nội dung rất quan trọng, là nền tảng của nội dung di truyền biến dị ở các cấp cao hơn. Ở phần này học sinh sẽ được tiếp cận và làm quen với các khái niệm hệ sinh thái, sinh vật và môi trường, khái niệm quần thể và quần xã sinh vật, tác động của con người đối với môi trường tự nhiên, và tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường.
Chương I: Sinh vật và môi trường
Học chương sinh vật và môi trường học sinh cần nắm được các khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chính các sinh vật.
Chương II: Hệ sinh thái
Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ cần nắm được các khái niệm quần thể sinh vật, quần thể người và hệ sinh thái và các đặc trưng cơ bản của từng loại.
Chương III: Con người, dân số và môi trường
Học chương Con người, dân số và môi trường học sinh cần đánh giá được cá tác động của con người đối với môi trường, khái niệm ô nhiễm môi trường, liên hệ thực tế địa phương.
Chương IV: Bảo vệ môi trường
Chương bảo vệ môi trường gồm các nội dung chính cần lưu ý như vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và giữ gìn thiên nhiên hoang dã, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái, tìm hiểu một số điều luật về bảo vệ môi trường.