
Video hướng dẫn giải
Cho một lục giác đều \(ABCDEF\). Viết các chữ cái \(ABCDEF\) vào \(6\) cái thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tìm xác suất sao cho đoạn thẳng mà các đầu mút là các điểm được ghi trên hai thẻ đó là:
LG a
Các cạnh của lục giác
Phương pháp giải:
Tính số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega \right)\).
Tính số phần tử của biến cố A: \(n\left( A \right)\).
Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Lời giải chi tiết:
Phép thử: "Lấy ngẫu nhiên hai thẻ"
Số phần tử không gian mẫu là số các tổ hợp chập \(2\) của \(6\) (đỉnh)
Do đó: \(n(\Omega ) = C_6^2 = 15\)
Gọi \(A:\)"Hai thẻ lấy ra là hai đỉnh tạo thành cạnh của lục giác"
Vì số cạnh của đa giác là \(6\) nên \(n(A) = 6\)
\(\Rightarrow P( A) = {6 \over {15}} = {2 \over 5}\)
LG b
Đường chéo của lục giác
Phương pháp giải:
Tính số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega \right)\).
Tính số phần tử của biến cố A: \(n\left( A \right)\).
Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi B: "Hai thẻ lấy ra là hai đỉnh tạo thành đường chéo"
Vì số đường chéo của lục giác là số đoạn thẳng nối \(2\) đỉnh của lục giác trừ đi số cạnh của lục giác
\(\Rightarrow n(B) = 15 – 6 = 9\)
Vậy: \(P(B) = {9 \over {15}} = {3 \over 5}\)
LG c
Đường chéo nối hai đỉnh đối diện của lục giác.
Phương pháp giải:
Tính số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega \right)\).
Tính số phần tử của biến cố A: \(n\left( A \right)\).
Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi C: "Hai thẻ lấy ra là hai đỉnh đối diện"
Lục giác có \(3\) cặp đỉnh đối diện là A-D, B-E, C-F nên \(n(C) = 3\)
Vậy \(P(C) = {{n(C)} \over {n(\Omega )}} = {3 \over {15}} = {1 \over 5}\)
Loigiaihay.com
Giải bài 9 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11. Gieo đồng thời hai con súc sắc. Tính xác suất sao cho:
Giải bài 10 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11. Lấy hai con bài từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con. Số cách lấy là:
Giải bài 11 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11. Năm người được xếp ngồi vào quanh một bàn tròn với năm ghế. Số cách xếp là:
Giải bài 12 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11. Gieo một con xúc sắc hai lần. Xác suất để ít nhất một lần xuất hiện mặt sáu chấm là:
Giải bài 13 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11. Từ một hộp chứa ba quả cầu trắng và hai quả cầu đen lấy ngẫu nhiên hai quả. Xác suất để lấy được cả hai quả trắng là:
Giải bài 14 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11. Gieo ba con xúc sắc. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con như nhau là:
Giải bài 15 trang 78 SGK Đại số và Giải tích 11. Gieo một đồng tiền cân đối và đồng chất bốn lần. Xác suất để cả bốn lần xuất hiện mặt sấp là:
Giải bài 7 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11. Gieo một con xúc sắc ba lần. Tính xác suất sao cho mặt sáu chấm xuất hiện ít nhất một lần.
Giải bài 6 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11. Từ một hộp chứa sáu quả cầu trắng và bốn quả cầu đen, lấy ngẫu nhiên đồng thời bốn quả. Tính xác suất sao cho:
Giải bài 5 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11. Xếp ngẫu nhiên ba bạn nam và ba bạn nữ ngồi vào sáu ghế kê theo hàng ngang. Tìm xác suất sao cho:
Giải bài 4 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11. Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số được tạo thành từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 sao cho:
Giải bài 3 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11. Phân biệt sự khác nhau giữa một chỉnh hợp chập k của n phần tử và một tổ hợp chập k của n phần tử.
Giải bài 2 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11. Phát biểu quy tắc nhân, cho ví dụ áp dụng
Giải bài 1 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11. Phát biểu quy tắc cộng, cho ví dụ
>> Xem thêm
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: