Câu 1, 2 phần bài tập bổ sung – Trang 107 Vở bài tập hoá 9>
Giải câu 1, 2 phần bài tập bổ sung – Trang 107 VBT hoá 9. Công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ như sau: a) CH3 – CH3 ....
Câu 1
Công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ như sau:
Trong các chất trên, chất nào có phản ứng cộng?
Phương pháp giải:
Các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng.
Lời giải chi tiết:
Chất có phản ứng cộng là chất b) và c)
Câu 2
Chất X không làm mất màu dung dịch brom, khi đốt cháy X tạo ra số mol H2O gấp 2 lần số mol CO2. Chất Y làm mất màu dung dịch brom. Khi đốt cháy Y cho số mol CO2 gấp 3 lần số mol Y đem đốt.
X, Y là chất nào trong các chất sau đây:
a) CH3 – CH3 b) CH4
c) CH2=CH2 d) CH3 – CH = CH2
Phương pháp giải:
Chất làm mất màu dd brom => chất đó có chứa liên kết kém bền và ngược lại.
Khi đốt cháy một chất tạo ra số mol H2O gấp a lần số mol CO2 => Số nguyên tử H trong chất đó gấp 2a lần số nguyên tử C
Khi đốt cháy một chất cho số mol CO2 gấp 3 lần số mol Y đem đốt => Chất đó có 3 nguyên tử C
Lời giải chi tiết:
Chất X không làm mất màu dd brom => X không có liên kết kém bền.
Đốt cháy X tạo ra số mol H2O gấp 2 lần số mol CO2 => Số nguyên tử H trong X gấp 4 lần số nguyên tử C
X là: CH4
Chất Y làm mất màu dd brom => Y có liên kết kém bền.
Khi đốt cháy một chất cho số mol CO2 gấp 3 lần số mol Y đem đốt => Chất đó có 3 nguyên tử C
Y là: CH3 – CH = CH2
Loigiaihay.com
- Câu 4 phần bài tập học theo SGK – Trang 106 Vở bài tập hoá 9
- Câu 3 phần bài tập học theo SGK – Trang 106 Vở bài tập hoá 9
- Câu 2 phần bài tập học theo SGK – Trang 106 Vở bài tập hoá 9
- Câu 1 phần bài tập học theo SGK – Trang 106 Vở bài tập hoá 9
- Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 105
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục