Giải bài 5 trang 12 sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo Tập 2

Tải về

Nêu hai cách giải thích các phân số sau bằng nhau (dùng khái niệm bằng nhau và dùng tính chất)

Đề bài

Nêu hai cách giải thích các phân số sau bằng nhau (dùng khái niệm bằng nhau và dùng tính chất)

a) \(\frac{{ - 15}}{{33}}\)và \(\frac{5}{{ - 11}};\)

b) \(\frac{7}{{ - 12}}\) và \(\frac{{35}}{{ - 60}};\)

c) \(\frac{{ - 8}}{{14}}\) và \(\frac{{12}}{{ - 21}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cách 1: Dùng định nghĩa bằng nhau:

Nếu \(a.d = b.c\) thì \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) ( với \(a,b,c,d \ne 0\))

Cách 2: Dùng tính chất

Có thể sử dụng tính chất 1 và tính chất 2.

Lời giải chi tiết

a) Cách 1: \(\frac{{ - 15}}{{33}} = \frac{5}{{ - 11}}\) vì \(( - 15).( - 11) = 33.5 = 165\)

Cách 2:  \(\frac{{ - 15}}{{33}} = \frac{{ - 15:( - 3)}}{{33:( - 3)}} = \frac{5}{{ - 11}}\)

b) Cách 1: \(\frac{7}{{ - 12}} = \frac{{35}}{{ - 60}}\) vì \(7.( - 60) = ( - 12).35 =  - 420\)

Cách 2:  \(\frac{7}{{ - 12}} = \frac{{7.5}}{{\left( { - 12} \right).5}} = \frac{{35}}{{ - 60}}\)

c) Cách 1: \(\frac{{ - 8}}{{14}} = \frac{{12}}{{ - 21}}\) vì \(( - 8).( - 21) = 14.12 = 168\)

Cách 2:  \(\frac{{ - 8}}{{14}} = \frac{{ - 8:2}}{{14:2}} = \frac{{ - 4}}{7} = \frac{{\left( { - 4} \right).\left( { - 3} \right)}}{{7.\left( { - 3} \right)}} = \frac{{12}}{{ - 21}}\)


Bình chọn:
4.6 trên 19 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí