Trắc nghiệm Bài 9. Axit nitric và muối nitrat - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Trong phân tử  HNO3 nguyên tử N có :

  • A.

    hoá trị V, số oxi hoá +5.                 

  • B.

    hoá trị IV, số oxi hoá +5.

  • C.

    hoá trị V, số oxi hoá +4.                  

  • D.

    hoá trị IV, số oxi hoá +3.

Câu 2 :

 HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do

  • A.

    HNO3 tan nhiều trong nước.

  • B.

    khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường

  • C.

    dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.

Câu 3 :

Các tính chất hoá học của HNO3 là :

  • A.

    tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.

  • B.

    tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.

  • C.

    tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.

  • D.

    tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.

Câu 4 :

Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 mà HNO3 chỉ thể hiện tính axit là :

  • A.

    CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.

  • B.

    CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

  • C.

    Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, Cu(OH)2.

  • D.

    KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2

Câu 5 :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :

  • A.

    1 : 1     

  • B.

    2 : 3        

  • C.

    3 : 1 

  • D.

    1 : 3

Câu 6 :

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm :

  • A.

    FeO, NO2, O2.

  • B.

    Fe2O3, NO2.

  • C.

    Fe2O3, NO2, O2.

  • D.

    Fe, NO2, O2.

Câu 7 :

Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi ?

  • A.

    Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.              

  • B.

    Ba(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3.

  • C.

    Pb(NO3­)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.          

  • D.

    Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 8 :

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 1 mol chất rắn nào sau đây mà khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là lớn nhất ?

  • A.

    Mg(NO3)2.

  • B.

    NH4NO3.

  • C.

    NH4NO2.                  

  • D.

    KNO3.

Câu 9 :

Phản ứng nhiệt phân không đúng là :

  • A.

    2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2.

  • B.

    NH4NO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2 + 2H2O.

  • C.

    NH4Cl $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ NH3 + HCl.     

  • D.

    2NaHCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Na2CO3 + CO2 +  H2O.

Câu 10 :

Kim loại Cu có thể bị hoà tan trong hỗn hợp dung dịch nào

  • A.

    HCl và H2SO4  

  • B.

    NaNO3 và HCl     

  • C.

    NaNO3 và NaCl    

  • D.

    NaNO3 và K2SO4

Câu 11 :

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :

  • A.

    Tạo ra khí có màu nâu.            

  • B.

    Tạo ra dung dịch có màu vàng.

  • C.

    Tạo ra kết tủa có màu vàng.      

  • D.

    Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.

Câu 12 :

Khi cho kim loại Fe phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trư­ờng ?

  • A.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nư­ớc.

  • B.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn

  • C.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

  • D.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.

Câu 13 :

 Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau :

NaNO3 (rắn) +  H2SO4 (đặc) →  HNO3  +  NaHSO4

Phản ứng trên xảy ra là vì :

  • A.

    Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3.   

  • B.

    HNOdễ bay hơi hơn.

  • C.

    H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3.          

  • D.

    Một nguyên nhân khác.

Câu 14 :

Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :

X + Y  →  không xảy ra phản ứng

X + Cu  →  không xảy ra phản ứng

Y + Cu  →  không xảy ra phản ứng

X + Y + Cu  →  xảy ra phản ứng

X, Y là muối nào dưới đây ?

  • A.

    NaNO3 và NaHCO3.

  • B.

    NaNO3 và NaHSO4.

  • C.

    Fe(NO3)3 và NaHSO4.

  • D.

    Mg(NO3)2 và KNO3.

Câu 15 :

Cho các dung dịch :

X1 : dung dịch HCl 

X2 : dung dịch KNO3 

X3 : dung dịch HCl + KNO3 

X4 : dung dịch Fe2(SO4)3 

Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là :

  • A.

    X2, X3, X4.     

  • B.

    X3, X4.

  • C.

    X2, X4.

  • D.

    X1, X2.

Câu 16 :

Cho các mệnh đề sau :

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Các mệnh đề đúng là :

  • A.

    (1), (2), (3).                 

  • B.

    (2) và (4).

  • C.

    (2) và (3).

  • D.

    (1) và (2).

Câu 17 :

Cho các phản ứng sau : (1) nhiệt phân Cu(NO3)2; (2) nhiệt phân NH4NO2;  (3) NH3 + O2 (t0, xt); (4) NH3 + Cl2; (5) nhiệt phân NH4Cl; (6) NH3 + CuO. Các phản ứng tạo ra được N2

  • A.

    (3), (5), (6) 

  • B.

    (1), (3), (4)        

  • C.

    (1), (2), (5)     

  • D.

    (2), (4), (6)

Câu 18 :

Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4 bằng :

  • A.

    Quỳ tím  

  • B.

    NaOH 

  • C.

    Ba(OH)2     

  • D.

    AgNO3

Câu 19 :

Phân biệt 5 dung dịch riêng biệt sau : NH4NO3 ; (NH4)2SO4 ; NaCl ; Mg(NO3)2 và FeCl2 bằng

  • A.

    BaCl2    

  • B.

    NaOH

  • C.

    Ba(OH)2    

  • D.

    AgNO3

Câu 20 :

Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là

  • A.

    0,50 gam            

  • B.

    0,49 gam         

  • C.

    9,40 gam                

  • D.

    0,94 gam

Câu 21 :

Nhiệt phân hết 9,4 gam một muối nitrat của kim loại M được 4 gam chất rắn là oxit kim loại. Kim loại M là

  • A.

    Fe 

  • B.

    Cu  

  • C.

    Zn

  • D.

    Mg

Câu 22 :

Nung nóng hết 27,3 gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí (đktc) bay ra. Khối lượng Cu(NO3)2 trong X là  

  • A.

    18,8 gam    

  • B.

    8,6 gam           

  • C.

    4,4 gam             

  • D.

    9,4 gam

Câu 23 :

Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là        

  • A.

    70%.

  • B.

    25%.   

  • C.

    60%.                   

  • D.

    75%.

Câu 24 :

Từ 34 tấn NH3 điều chế được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất của cả quá trình tổng hợp là

  • A.

    50%             

  • B.

    75%      

  • C.

    80%        

  • D.

    90%

Câu 25 :

Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng

(a) bông khô                                  

(b) bông có tẩm nước

(c) bông có tẩm nước vôi trong

(d) bông có tẩm giấm ăn

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:

  • A.
    (b).       
  • B.
    (a). 
  • C.
    (d).       
  • D.
    (c).
Câu 26 :

Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

  • A.
    Fe, Al
  • B.
    Zn, Pb
  • C.
    Mn, Ni
  • D.
    Cu, Ag
Câu 27 :

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

  • A.
    Fe(NO3)2, H2O        
  • B.
    Fe(NO3)2, AgNO3            
  • C.
    Fe(NO3)3, AgNO3
  • D.
    Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
Câu 28 :

Hòa tan hoàn toàn m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2,1033m gam muối. Tỉ lệ mol của P2O5 và NaOH gần nhất với:

  • A.
    0,214
  • B.
    0,286
  • C.
    0,429
  • D.
    0,143
Câu 29 :

Nhiệt phân hoàn toàn 37,8 gam muối nitrat có hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và 11,2 lít hỗn hợp khí (đktc) có khối lượng 21,6 gam. Công thức của muối nitrat là

  • A.

    Al(NO3)3. 

  • B.

    Cu(NO3)2. 

  • C.

    Zn(NO3)2. 

  • D.

    AgNO3.

Câu 30 :

Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam muối nitrat của kim loại có hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và hỗn hợp khí X. Hòa tan hỗn hợp khí X trong 3 lít nước thu được dung dịch axit có pH = 1. Công thức hóa học của muối là

  • A.

     Cu(NO3)2. 

  • B.

    Mg(NO3)2. 

  • C.

    Pb(NO3)2. 

  • D.

    Ba(NO3)2.

Câu 31 :

Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 thu được 47,3 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH thấy có 0,3 mol NaOH phản ứng. Khối lượng hỗn hợp muối là

  • A.

     88,8. 

  • B.

    135,9. 

  • C.

    139,2. 

  • D.

    69,6.

Câu 32 :

Nhiệt phân hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3 thu được chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 4,48 lít khí NO2 (đktc). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp là

  • A.

     9,4. 

  • B.

    18,8. 

  • C.

    28,2. 

  • D.

    37,6.

Câu 33 :

Nhiệt phân hoàn toàn 28,2 gam muối nitrat của kim loại hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và thấy khối lượng chất rắn giảm 16,2 gam so với lượng ban đầu. Công thức của muối nitrat là

  • A.

     Zn(NO3)2

  • B.

    Cu(NO3)2

  • C.

    Mg(NO3)2

  • D.

    Fe(NO3)2

Câu 34 :

Để 26,88 gam phôi Fe ngoài không khí một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit. Hòa tan hết X trong 288 gam dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch Y chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí, trong đó oxi chiếm 61,11% về khối lượng. Cô cạn Y, rồi nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất  rắn giảm 67,84 gam. Xác định nồng độ % Fe(NO3)3 trong Y?

  • A.

     28,14%

  • B.

    26,36%

  • C.

    24,47%

  • D.

    25,19%

Câu 35 :

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Hỗn hợp khí thu được cho lội qua nước lạnh thu được dung dịch Y và 168ml khí Z không màu (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 9,35 gam một muối. Phần trăm khối lượng AgNO3 trong X là

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Cu = 64; Ag = 108.)

  • A.

     42,86%. 

  • B.

    40,41%. 

  • C.

    57,56%. 

  • D.

    57,14%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong phân tử  HNO3 nguyên tử N có :

  • A.

    hoá trị V, số oxi hoá +5.                 

  • B.

    hoá trị IV, số oxi hoá +5.

  • C.

    hoá trị V, số oxi hoá +4.                  

  • D.

    hoá trị IV, số oxi hoá +3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit nitric và muối nitrat

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử  HNO3 nguyên tử N có : hoá trị IV, số oxi hoá +5.

Câu 2 :

 HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do

  • A.

    HNO3 tan nhiều trong nước.

  • B.

    khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường

  • C.

    dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.

Câu 3 :

Các tính chất hoá học của HNO3 là :

  • A.

    tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.

  • B.

    tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.

  • C.

    tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.

  • D.

    tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các tính chất hoá học của HNO3 là : tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.

Câu 4 :

Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 mà HNO3 chỉ thể hiện tính axit là :

  • A.

    CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.

  • B.

    CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

  • C.

    Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, Cu(OH)2.

  • D.

    KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

HNO3 chỉ thể hiện tính axit là không có phản ứng oxi hóa – khử => các chất đều đã đạt số oxi hóa tối đa

Câu 5 :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :

  • A.

    1 : 1     

  • B.

    2 : 3        

  • C.

    3 : 1 

  • D.

    1 : 3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit nitric và muối nitrat

Lời giải chi tiết :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích 1 : 3

Câu 6 :

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm :

  • A.

    FeO, NO2, O2.

  • B.

    Fe2O3, NO2.

  • C.

    Fe2O3, NO2, O2.

  • D.

    Fe, NO2, O2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

4Fe(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

Câu 7 :

Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi ?

  • A.

    Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.              

  • B.

    Ba(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3.

  • C.

    Pb(NO3­)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.          

  • D.

    Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

 Nhiệt phân các muối của các kim loại từ Mg đến Cu thu được oxit kim loại, khí NO2và O2

Câu 8 :

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 1 mol chất rắn nào sau đây mà khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là lớn nhất ?

  • A.

    Mg(NO3)2.

  • B.

    NH4NO3.

  • C.

    NH4NO2.                  

  • D.

    KNO3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mg(NO3)2 → MgO   => mMgO = 40

NH4NO3 và NH4NO2 không tạo chất rắn

KNO3 → KNO2   => mKNO2 = 85

Câu 9 :

Phản ứng nhiệt phân không đúng là :

  • A.

    2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2.

  • B.

    NH4NO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2 + 2H2O.

  • C.

    NH4Cl $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ NH3 + HCl.     

  • D.

    2NaHCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Na2CO3 + CO2 +  H2O.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai vì:  NH4NO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2O + 2H2O

Câu 10 :

Kim loại Cu có thể bị hoà tan trong hỗn hợp dung dịch nào

  • A.

    HCl và H2SO4  

  • B.

    NaNO3 và HCl     

  • C.

    NaNO3 và NaCl    

  • D.

    NaNO3 và K2SO4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại Cu có thể bị hoà tan trong hỗn hợp dung dịch NaNO3 và HCl

Câu 11 :

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :

  • A.

    Tạo ra khí có màu nâu.            

  • B.

    Tạo ra dung dịch có màu vàng.

  • C.

    Tạo ra kết tủa có màu vàng.      

  • D.

    Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.

Câu 12 :

Khi cho kim loại Fe phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trư­ờng ?

  • A.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nư­ớc.

  • B.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn

  • C.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

  • D.

    Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit nitric và muối nitrat

Lời giải chi tiết :

Khí sinh ra là NO2 => cần dung dịch kiềm để hấp thụ => nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.

Câu 13 :

 Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau :

NaNO3 (rắn) +  H2SO4 (đặc) →  HNO3  +  NaHSO4

Phản ứng trên xảy ra là vì :

  • A.

    Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3.   

  • B.

    HNOdễ bay hơi hơn.

  • C.

    H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3.          

  • D.

    Một nguyên nhân khác.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vì HNO3 dễ bay hơi => làm giảm lượng HNO3 trong bình => phản ứng làm tăng lượng HNO3 (chiều thuận)

Câu 14 :

Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :

X + Y  →  không xảy ra phản ứng

X + Cu  →  không xảy ra phản ứng

Y + Cu  →  không xảy ra phản ứng

X + Y + Cu  →  xảy ra phản ứng

X, Y là muối nào dưới đây ?

  • A.

    NaNO3 và NaHCO3.

  • B.

    NaNO3 và NaHSO4.

  • C.

    Fe(NO3)3 và NaHSO4.

  • D.

    Mg(NO3)2 và KNO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X không phản ứng với Cu => loại C vì Fe(NO3)3 phản ứng với Cu

X + Y + Cu  →  xảy ra phản ứng => trong X chứa NO3- và Y chứa H+

Loại A vì NaHCO3 không có môi trường axit mạnh

Câu 15 :

Cho các dung dịch :

X1 : dung dịch HCl 

X2 : dung dịch KNO3 

X3 : dung dịch HCl + KNO3 

X4 : dung dịch Fe2(SO4)3 

Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là :

  • A.

    X2, X3, X4.     

  • B.

    X3, X4.

  • C.

    X2, X4.

  • D.

    X1, X2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit nitric và muối nitrat

Lời giải chi tiết :

Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là : HCl; KNO3

Câu 16 :

Cho các mệnh đề sau :

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Các mệnh đề đúng là :

  • A.

    (1), (2), (3).                 

  • B.

    (2) và (4).

  • C.

    (2) và (3).

  • D.

    (1) và (2).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)

(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt

Câu 17 :

Cho các phản ứng sau : (1) nhiệt phân Cu(NO3)2; (2) nhiệt phân NH4NO2;  (3) NH3 + O2 (t0, xt); (4) NH3 + Cl2; (5) nhiệt phân NH4Cl; (6) NH3 + CuO. Các phản ứng tạo ra được N2

  • A.

    (3), (5), (6) 

  • B.

    (1), (3), (4)        

  • C.

    (1), (2), (5)     

  • D.

    (2), (4), (6)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

(1) 2Cu(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO + 4NO2 + O2

(2) NH4NO2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2 + 2H2O

(3) 2NH3 + 5/2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},xt}$ 2NO + 3H2O

(4) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

(5) NH4Cl $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ NH3 + HCl

(6) 2NH3 + 3CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 18 :

Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4 bằng :

  • A.

    Quỳ tím  

  • B.

    NaOH 

  • C.

    Ba(OH)2     

  • D.

    AgNO3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4 bằng AgNO3

+ NaCl tạo kết tủa trắng

+ Na3PO4 tạo kết tủa vàng

+ NaNO3 không hiện tượng

Câu 19 :

Phân biệt 5 dung dịch riêng biệt sau : NH4NO3 ; (NH4)2SO4 ; NaCl ; Mg(NO3)2 và FeCl2 bằng

  • A.

    BaCl2    

  • B.

    NaOH

  • C.

    Ba(OH)2    

  • D.

    AgNO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- dùng Ba(OH)2

 

NH4NO3

(NH4)2SO4

NaCl

Mg(NO3)2

FeCl2

Ba(OH)­2

↑ mùi khai

↑ mùi khai và ↓ trắng

Không ht

↓ trắng

↓ trắng xanh

Câu 20 :

Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là

  • A.

    0,50 gam            

  • B.

    0,49 gam         

  • C.

    9,40 gam                

  • D.

    0,94 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi số mol Cu(NO3)2 là x => tính số mol các khí theo x

+) mgiảm = mkhí sinh ra = mNO2 + mO2 => tính x

Lời giải chi tiết :

2Cu(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO + 4NO2 + O2

      x           →         x    →    2x  →  0,5x

mgiảm = mkhí sinh ra = mNO2 + mO2 => 2x.46 + 0,5x.32 = 0,54  => x = 0,005 mol

=> mCu(NO3)2 = 0,94 gam

Câu 21 :

Nhiệt phân hết 9,4 gam một muối nitrat của kim loại M được 4 gam chất rắn là oxit kim loại. Kim loại M là

  • A.

    Fe 

  • B.

    Cu  

  • C.

    Zn

  • D.

    Mg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

TH1: Nếu muối nitrat của M là Fe(NO3)2

Xét số mol Fe(NO3)2 và số mol Fe2O3 có phù hợp không => loại

TH2: Muối nitrat có hóa trị không đổi khi nhiệt phân

 2M(NO3)n   →   M2On  +  2nNO2  +  n/2O2              

$=>\,\,\frac{4,7}{M+62n}\,\,=\,\,\frac{4}{2M+16n}$

Lời giải chi tiết :

TH1: Nếu muối nitrat của M là Fe(NO3)2

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2              

47/900 mol     0,025 mol                 => loại

TH2: Muối nitrat có hóa trị không đổi khi nhiệt phân

 2M(NO3)n   →   M2On  +  2nNO2  +  n/2O2              

$\frac{9,4}{M+62n}$    →    $\frac{4,7}{M+62n}$

$=>\,\,\frac{4,7}{M+62n}\,\,=\,\,\frac{4}{2M+16n}=>M=32n$

Với n = 2 => M = 64 => M là Cu

Câu 22 :

Nung nóng hết 27,3 gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí (đktc) bay ra. Khối lượng Cu(NO3)2 trong X là  

  • A.

    18,8 gam    

  • B.

    8,6 gam           

  • C.

    4,4 gam             

  • D.

    9,4 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) mhỗn hợp  = PT (1)

2NaNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2NaNO2 + O2

  a                  →              0,5a

2Cu(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO + 4NO2 + O2

  b                  →               2b  →  0,5b

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

 2b  → 0,5b        

+) Tính số mol khí thu được => số mol khí còn lại => a 

Lời giải chi tiết :

Gọi nNaNO3 = a mol;  nCu(NO3)2 = b mol

=> mhỗn hợp  = 85a + 188b = 27,3   (1)

2NaNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2NaNO2 + O2

  a                  →              0,5a

2Cu(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO + 4NO2 + O2

  b                  →               2b  →  0,5b

Hấp thụ khí vào nước:

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

 2b  → 0,5b        

=> nkhí còn lại = 0,5a = 0,05  => a = 0,1

Thay a = 0,1 vào (1) => b = 0,1

=> mCu(NO3)2 = 0,1.188 = 18,8 gam

Câu 23 :

Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là        

  • A.

    70%.

  • B.

    25%.   

  • C.

    60%.                   

  • D.

    75%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

2AgNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Ag + 2NO2 + O2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 

=> nAg = nHNO3

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Lời giải chi tiết :

2AgNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Ag + 2NO2 + O2

   x       →     x    →   x  →  0,5x

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 

   x → 0,25x          →      x

=> nAg = nHNO3 = x mol

3Ag  +  4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

 0,75x ←  x 

=> %mAg phản ứng = 75%

Câu 24 :

Từ 34 tấn NH3 điều chế được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất của cả quá trình tổng hợp là

  • A.

    50%             

  • B.

    75%      

  • C.

    80%        

  • D.

    90%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính sơ đồ phản ứng: NH3  →  HNO3

+) Tính số mol HNO3 thực tế

+) Tính số mol HNO3 lí thuyết theo số mol NH3 

Lời giải chi tiết :

mHNO3 = 160.63/100 = 100,8 tấn => nHNO3 = 1,6.106 mol

nNH3 = 2.106 mol

                   NH3  →  HNO3

Lí thuyết:   2.106  →  2.106  

Thực tế:     2.106       1,6.10

=> hiệu suất phản ứng là: H = $\frac{{{n}_{TT}}}{{{n}_{LT}}}.100\%=\frac{1,{{6.10}^{6}}}{{{2.10}^{6}}}=80\%$

Câu 25 :

Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng

(a) bông khô                                  

(b) bông có tẩm nước

(c) bông có tẩm nước vôi trong

(d) bông có tẩm giấm ăn

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:

  • A.
    (b).       
  • B.
    (a). 
  • C.
    (d).       
  • D.
    (c).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để ngăn khí độc ta dùng hóa chất phản ứng với khí đó tạo thành chất không độc.

Lời giải chi tiết :

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm.

2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O

Câu 26 :

Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

  • A.
    Fe, Al
  • B.
    Zn, Pb
  • C.
    Mn, Ni
  • D.
    Cu, Ag

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ một số KL bị thụ động với HNO­đặc nguội như Al, Fe, Cr

Lời giải chi tiết :

Al, Fe là những kim loại bị thụ động với HNO3 đặc nguội

Câu 27 :

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

  • A.
    Fe(NO3)2, H2O        
  • B.
    Fe(NO3)2, AgNO3            
  • C.
    Fe(NO3)3, AgNO3
  • D.
    Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

2AgNO+ Fe → 2Ag + Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)→ Ag + Fe(NO3)3

Câu 28 :

Hòa tan hoàn toàn m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2,1033m gam muối. Tỉ lệ mol của P2O5 và NaOH gần nhất với:

  • A.
    0,214
  • B.
    0,286
  • C.
    0,429
  • D.
    0,143

Đáp án : A

Phương pháp giải :

P2O5 + 3H2O → 2 H3PO4

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối nên ta có: nH2O = nNaOH

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta tính được khối lượng H3PO4, từ đó tính được giá trị m và tỉ lệ mol của P2O5 và NaOH.

Lời giải chi tiết :

P2O5 + 3H2O → 2 H3PO4

m/142                2m/142 mol

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối nên ta có: nH2O = nNaOH = 0,7 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mNaOH + mH3PO4 = mmuối + mH2O → 0,7.40 + (2m/142).98 = 2,1033m + 0,7.18 → m = 21,3 gam

→ nP2O5 = 0,15 mol.

Do đó ta có tỉ lệ \(\frac{{{n_{P2O5}}}}{{{n_{NaOH}}}} = \frac{{0,15}}{{0,7}} = 0,214\)

Câu 29 :

Nhiệt phân hoàn toàn 37,8 gam muối nitrat có hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và 11,2 lít hỗn hợp khí (đktc) có khối lượng 21,6 gam. Công thức của muối nitrat là

  • A.

    Al(NO3)3. 

  • B.

    Cu(NO3)2. 

  • C.

    Zn(NO3)2. 

  • D.

    AgNO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu

Nhiệt phân muối nitrat thu được hỗn hợp khí gồm NO2 (a mol) và O2 (b mol):

nkhí = a + b (1); mkhí = 46a + 32b (2) => a, b

Bước 2: Viết PTHH tìm số mol muối nitrat

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + 0,5nO2.

Đặt mol khí vào phương trình suy ra số mol muối nitrat.

Bước 3: Lập phương trình mối liên hệ giữa M và n. Biện luận với n = 1; 2; 3.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu

Xét hỗn hợp khí gồm NO2 (a mol) và O2 (b mol):

⟹ nkhí = a + b = 0,5 (1)

⟹ mkhí = 46a + 32b = 21,6 (2)

Giải hệ trên được a = 0,4 và b = 0,1

Bước 2: Viết PTHH tìm số mol muối nitrat

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + 0,5nO2

  0,4/n         ←                0,4

Bước 3: Lập phương trình mối liên hệ giữa M và n. Biện luận với n = 1; 2; 3.

⟹ mmuối = 0,4/n.(M + 62n) = 37,8 ⟹ M = 32,5n

Biện luận với n = 1, 2, 3:

+ Nếu n = 1 ⟹ M = 32,5 (loại).

+ Nếu n = 2 ⟹ M = 65 (Zn).

+ Nếu n = 3 ⟹ M = 97,5 (loại).

Vậy công thức của muối nitrat là Zn(NO3)2.

Câu 30 :

Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam muối nitrat của kim loại có hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và hỗn hợp khí X. Hòa tan hỗn hợp khí X trong 3 lít nước thu được dung dịch axit có pH = 1. Công thức hóa học của muối là

  • A.

     Cu(NO3)2. 

  • B.

    Mg(NO3)2. 

  • C.

    Pb(NO3)2. 

  • D.

    Ba(NO3)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol HNO3

Từ giá trị pH ⟹ nHNO3 

Bước 2: Tính số mol muối nitrat

2NO2 + 0,5O2 + H2O → 2HNO3

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + 0,5nO2

nHNO3 ⟹ nNO2 ⟹ nmuối nitrat

Bước 3: Biện luận tìm muối nitrat

+ Từ khối lượng muối và số mol muối nitrat M(NO3)n lập được mối liên hệ giữa M và n.

+ Biện luận với n = 1; 2; 3. Chọn giá trị (n; M) thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số mol HNO3

pH = 1 ⟹ [H+] = 0,1M = CM HNO3 ⟹ nHNO3 = 0,3 mol

Bước 2: Tính số mol muối nitrat

2NO2 + 0,5O2 + H2O → 2HNO3

0,3    ←                              0,3

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + 0,5nO2

0,3/n      ←                    0,3

Bước 3: Biện luận tìm muối nitrat

⟹ Mmuối = 22,2 : (0,3/n) = 74n

⟹ M + 62n = 74n

⟹ M = 12n

Biện luận với n = 1; 2; 3 ta có:

            + n = 1 ⟹ M = 12 (loại)

            + n = 2 ⟹ M = 24 (Mg)

            + n = 3 ⟹ M = 36 (loại)

Vậy muối có công thức là Mg(NO3)2.

Câu 31 :

Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 thu được 47,3 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH thấy có 0,3 mol NaOH phản ứng. Khối lượng hỗn hợp muối là

  • A.

     88,8. 

  • B.

    135,9. 

  • C.

    139,2. 

  • D.

    69,6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định thành phần chất Y

Viết PTHH phản ứng nhiệt phân muối nitrat, xác định Y ⟹ Chất rắn Y gồm Fe2O3 và Al2O3.

Bước 2: Tính nFe2O3 và nAl2O3

- Cho  Y vào NaOH thì chỉ có Al2O3 phản ứng; từ nNaOH ⟹ nAl2O3

- Từ khối lượng chất rắn Y ⟹ mFe2O3 ⟹ nFe2O3

Bước 3: Tính m gam hh Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 

- BTNT Fe: nFe(NO3)2 = 2nFe2O3 ⟹ mFe(NO3)2 

 BTNT Al: nAl(NO3)3 = 2nAl2O3 ⟹ mAl(NO3)3 

- Tính giá trị của m.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định thành phần chất Y

2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 0,5O2

4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

⟹ Chất rắn Y gồm Fe2O3 và Al2O3

Bước 2: Tính nFe2O3 và nAl2O3

Khi cho Y vào NaOH thì chỉ có Al2O3 phản ứng

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O.

0,3     →    0,15

⟹ mAl2O3 = 102.0,15 = 15,3 gam

⟹ mFe2O3 = mchất rắn - mAl2O3 = 47,3 - 15,3 = 32 gam

⟹ nFe2O3 = 0,2 mol

Bước 3: Tính m gam hh Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 

Bảo toàn nguyên tố Fe ⟹ nFe(NO3)2 = 2nFe2O3 = 0,4 mol ⟹ mFe(NO3)2 = 72 gam

Bảo toàn nguyên tố Al ⟹ nAl(NO3)3 = 2nAl2O3 = 0,3 mol ⟹ mAl(NO3)3 = 63,9 gam

⟹ m = mFe(NO3)2 + mAl(NO3)3 = 135,9 gam.

Câu 32 :

Nhiệt phân hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3 thu được chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 4,48 lít khí NO2 (đktc). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp là

  • A.

     9,4. 

  • B.

    18,8. 

  • C.

    28,2. 

  • D.

    37,6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết sơ đồ tóm tắt

Bước 2: Tính nAg

- Khi cho X phản ứng với HNO3 dư thì chỉ có phản ứng oxi hóa - khử giữa Ag và HNO3:

- Viết các bán phản ứng trao đổi e của Ag và N+5

- Tính số mol NO2 suy ra số mol Ag.

Bước 3: Tính khối lượng Cu(NO3)2

- Bảo toàn nguyên tố Ag suy ra số mol AgNO3 ⟹ khối lượng AgNO3 

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Viết sơ đồ tóm tắt

Bước 2: Tính nAg

- Khi cho X phản ứng với HNO3 dư thì chỉ có phản ứng oxi hóa - khử giữa Ag và HNO3:

N+5 + 1e →   N+4

          0,2 ← 0,2

Ag → Ag+ + 1e

0,2     ←        0,2

Bước 3: Tính khối lượng Cu(NO3)2

- Bảo toàn Ag ⟹ nAgNO3 = nAg = 0,2 mol

⟹ mAgNO3 = 0,2.170 = 34 gam

⟹ mCu(NO3)2 = mhh – mAgNO3 = 52,8 - 34 = 18,8 gam.

Câu 33 :

Nhiệt phân hoàn toàn 28,2 gam muối nitrat của kim loại hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và thấy khối lượng chất rắn giảm 16,2 gam so với lượng ban đầu. Công thức của muối nitrat là

  • A.

     Zn(NO3)2

  • B.

    Cu(NO3)2

  • C.

    Mg(NO3)2

  • D.

    Fe(NO3)2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính nNO2

Gọi số mol khí NO2 là a (mol)

- Viết PTPƯ nhiệt phân: 2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2 O2

- Khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng khí sinh ra: mchất rắn giảm = mNO2 + mO2 

⟹ a = nNO2

Bước 2: Tính nmuối nitrat

- Theo PTPƯ: nmuối nitrat = a/n

Bước 3: Tìm CT muối nitrat

- Lập biểu thức tính Mmuối = mmuối/nmuối

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính nNO2

Gọi số mol khí NO2 là a (mol)

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2 O2

       a/n         ←                a     → 0,25a

Ta có: mchất rắn giảm = mNO2 + mO2 ⟹ 46.a  + 32.0,25a = 16,2 ⟹ a = 0,3 mol

Bước 2: Tính nmuối nitrat

- Theo PTPƯ: nmuối nitrat = a/n = 0,3/n mol

Bước 3: Tìm CT muối nitrat

- Mmuối = 28,2 : (0,3/n) = 94n ⟹ M + 62n = 94n

⟹ M = 32n

- Biện luận với n = 1; 2; 3 ta có:

            + n = 1 ⟹ M = 32 (loại)

            + n = 2 ⟹ M = 64 (Cu)

            + n = 3 ⟹ M = 96 (loại)

Vậy muối có công thức là Cu(NO3)2.

Câu 34 :

Để 26,88 gam phôi Fe ngoài không khí một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit. Hòa tan hết X trong 288 gam dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch Y chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí, trong đó oxi chiếm 61,11% về khối lượng. Cô cạn Y, rồi nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất  rắn giảm 67,84 gam. Xác định nồng độ % Fe(NO3)3 trong Y?

  • A.

     28,14%

  • B.

    26,36%

  • C.

    24,47%

  • D.

    25,19%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính nFe(NO3)2  và n­Fe(NO3)3

- Cô cạn Y thu được chất rắn khan gồm Fe(NO3)2 (a mol) và Fe(NO3)3 (b mol).

- Lập hệ phương trình tính nFe(NO3)2  và n­Fe(NO3)3

+ Phương trình (1): BTNT Fe ta có: a + b = nFe 

+ Viết PT nung muối: 2 Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2

 2 Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2

=> Phương trình (2): mgiảm = mNO2 + mO2 = 46(2a + 3b) + 32(a/4 + 3b/4)

=> nNO3- (Y) = 2a + 3b

Bước 2: Tính nO (Z)

- BTNT N để tính được nN (Z): nN(trong Z) = nHNO3 - nNO3- (Y)

- Vì trong hỗn hợp khí Z oxi chiếm 61,11% về khối lượng nên nitơ chiếm 38,89% về khối lượng.

→ m= mN.(100/38,89)  => nO (Z)

Bước 3: Tính mX

- Quy đổi X thành Fe (0,48 mol) và O (x mol).

BT electron để tìm khối lượng X: 2.nFe2+ + 3.nFe3+ + 2.nO (Z) = 2.nO (X) + 5.nN (Z) → x = nO

→ m= mFe + m

Bước 4: Tính C%Fe(NO3)3

Sơ đồ:  X + HNO3 →  Muối + Z + H2O

- BTKL ta có: mdung dịch Y = mX + mdd HNO3 - mZ

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính nFe(NO3)2  và n­Fe(NO3)3

- Cô cạn Y thu được chất rắn khan gồm Fe(NO3)2 (a mol) và Fe(NO3)3 (b mol).

Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: a + b = nFe = 26,88 : 56 = 0,48 (mol).

2 Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2

 a mol →                          2a        0,25a

2 Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2

 b mol →                         3b         0,75b

- Sau khi nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn giảm chính là tổng khối lượng NO2 và O2 thoát ra: 46(2a + 3b) + 32(a/4 + 3b/4) = 67,84

Ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,48\\46(2a + 3b) + 32(0,25a + 0,75b) = 67,84\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,16{\rm{ mol}}\\{\rm{b  =  0,32 mol}}\end{array} \right.\)

→ nNO3- (Y) = 2a + 3b = 2.0,16 + 3.0,32 = 1,28 mol

Bước 2: Tính nO (Z) 

- Ta có: nHNO3 ban đầu = 1,44 mol

Bảo toàn nguyên tố N: nN(trong Z) = nHNO3 - nNO3- (Y) = 1,44 - 1,28 = 0,16 mol

- Vì trong hỗn hợp khí Z oxi chiếm 61,11% về khối lượng nên nitơ chiếm 38,89% về khối lượng.

→ m= mN.(100/38,89) = 0,16.14.(100/38,89) = 5,76 gam

Ta có: nO (Z) = 5,76.61,11%/16 = 0,22 (mol)

Bước 3: Tính mX

- Quy đổi X thành Fe (0,48 mol) và O (x mol).

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 2.nFe2+ + 3.nFe3+ + 2.nO (Z) = 2.nO (X) + 5.nN (Z)

⟹ 0,16.2 + 0,32.3 + 0,22.2 = 2x + 0,16.5 → x = 0,46 mol

→ m= mFe + m= 26,88 + 0,46.16 = 34,24 (gam)

Bước 4: Tính C%Fe(NO3)3

Sơ đồ:  X + HNO3 →  Muối + Z + H2O

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 

mdung dịch Y = mX + mdd HNO3 - mZ = 34,24 + 288 - 5,76 = 316,48 (gam)

- Vậy \(C{\% _{Fe\left({NO3} \right)3}} = \dfrac{{0,32.242.100\% }}{{316,48}} = {\text{ }}24,47\% \)

Câu 35 :

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Hỗn hợp khí thu được cho lội qua nước lạnh thu được dung dịch Y và 168ml khí Z không màu (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 9,35 gam một muối. Phần trăm khối lượng AgNO3 trong X là

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Cu = 64; Ag = 108.)

  • A.

     42,86%. 

  • B.

    40,41%. 

  • C.

    57,56%. 

  • D.

    57,14%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định số mol hh khí NO2 và O2

- Đặt số mol Cu(NO3)2 = x và AgNO3 = y

- Viết PTHH nhiệt phân muối nitrat.

⟹ Hỗn hợp khí gồm (2x + y) mol NO2 và (0,5x + 0,5y) mol O2.

Bước 2: Tính số mol Cu(NO3)2 và AgNO3.

- Viết PTHH hỗn hợp khí qua nước: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

→ Lập phương trình tính nO2 dư (*)

- Viết PTHH cho HNO3 tác dụng với dd NaOH: HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

→ Lập phương trình tính mmuối (**)

- Giải phương trình (*), (**) ⟹ x, y

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Viết PTHH nhiệt phân muối nitrat.

- Đặt nCu(NO3)2 = x mol; nAgNO3 = y mol.

Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + 0,5O2

x →                            2x →    0,5x  (mol)

AgNO3 → Ag + NO2 + 0,5O2

y →                      y →   0,5y           (mol)

Hỗn hợp khí gồm (2x + y) mol NO2 và (0,5x + 0,5y) mol O2.

Bước 2: Tính số mol Cu(NO3)2 và AgNO3.

- Cho hỗn hợp khí qua nước:

4NO2       +         O2 + 2H2O → 4HNO3

(2x+y) → (0,5x+0,25y)  →       (2x+y) (mol)

+ Khí Z: nO2 dư = (0,5x + 0,5y) - (0,5x + 0,25y) = 0,25y (mol)

⟹ 0,25y = 0,168/22,4

⟹ y = 0,03 (*)

+ DD Y: HNO3 (2x + y mol)

- HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

(2x+y) →               (2x+y)           (mol)

⟹ mmuối = 85.(2x + y) = 9,35 (**)

Từ (*) và (**) ⟹ x = 0,04; y = 0,03.

Bước 3: Tính %mAgNO3

%mAgNO3 = \(\dfrac{{170.0,03}}{{188.0,04.170.0,03}}.100\% \) = 40,41%.

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập tính oxi hóa của HNO3 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính oxi hóa của HNO3 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Photpho - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Axit photphoric và muối photphat - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Axit photphoric và muối photphat Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Hợp chất của photpho - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Hợp chất của photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 12. Phân bón hóa học - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Phân bón hóa học Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập nitơ - photpho - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập nitơ - photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8. Muối amoni - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Muối amoni Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8. Amoniac - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Amoniac Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7. Nitơ - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Nitơ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết