Trắc nghiệm Bài 17. Silic và hợp chất của silic - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A.

    oxi.         

  • B.

    cacbon.                

  • C.

    silic.                      

  • D.

    sắt.

Câu 2 :

Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường

  • A.

    O2

  • B.

    F2

  • C.

    Cl2

  • D.

    Br2

Câu 3 :

Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

  • A.

    SiO2

  • B.

    SiF4

  • C.

    SiH4

  • D.

    A, B đúng

Câu 4 :

Số oxi hóa thấp nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

  • A.

    SiO2

  • B.

    SiO

  • C.

    Mg2Si

  • D.

    H2SiO3

Câu 5 :

Trong phản ứng hóa học nào sau đây silic đóng vai trò là chất oxi hóa

  • A.

    Si  +  2F2→ SiF4

  • B.

    Si  +  O2 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ SiO2

  • C.

    Si  + 2NaOH  +  H2O → Na2SiO3  + 2H2

  • D.

    2Mg  +  Si $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$Mg2Si

Câu 6 :

Oxit axit nào sau đây khi tác dụng với nước không tạo thành axit

  • A.

    CO2

  • B.

    SiO2

  • C.

    NO2

  • D.

    P2O5

Câu 7 :

Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với:

  • A.

    H2SO4

  • B.

    HCl

  • C.

    HNO3

  • D.

    HF

Câu 8 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng

  • A.

    SiO2 + H2O → H2SiO3

  • B.

    3CO +  Fe2O3 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2 Fe  +  3CO2

  • C.

    CO2  + 2Mg $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ C + 2MgO

  • D.

    SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Câu 9 :

Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. SiO2

  • A.

    oxit axit

  • B.

    oxit trung tính

  • C.

    oxit bazơ

  • D.

    oxit lưỡng tính

Câu 10 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bảo quản dung dịch HF trong các bình làm bằng:

  • A.

    thủy tinh

  • B.

    nhựa

  • C.

    gốm sứ

  • D.

    kim loại

Câu 11 :

Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch HCl.

  • B.

    Dung dịch HF.

  • C.

    Dung dịch NaOH loãng.        

  • D.

    Dung dịch H2SO4.

Câu 12 :

Phản ứng nào chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic

  • A.

    Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

  • B.

    Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3

  • C.

    H2SiO3 + 2 NaOH → Na2SiO3+ 2H2O

  • D.

    SiO2 + 2 NaOH →  Na2SiO3 + H2O

Câu 13 :

Có các axit sau:  HCl, H2SiO3, H2CO3.Sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên

  • A.

    HCl, H2CO3, H2SiO3

  • B.

    H2SiO3, H2CO3, HCl

  • C.

    HCl, H2SiO3, H2CO3

  • D.

    H2CO3, H2SiO3, HCl

Câu 14 :

Cặp chất nào sau đây không có phản ứng xảy ra

  • A.

    CaO và CO2

  • B.

    SiO2 và HCl

  • C.

    H2CO3 và K2SiO3

  • D.

    NaOH và CO2

Câu 15 :

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng

  • A.

    NaOH và CO2

  • B.

    CO2 và C

  • C.

    SiO2 và NaOH

  • D.

    KOH và K2SiO3

Câu 16 :

Dung dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng

  • A.

    Na2SiO3 và K2SiO3

  • B.

    SiO2 và K2SiO3

  • C.

    NaOH và Na2SiO3

  • D.

    KOH và K2SiO3

Câu 17 :

Một loại thủy tinh có chứa 13% Na2O; 11,7% CaO; 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này được viết dưới dạng hợp chất các oxit là

  • A.

    Na2O.CaO.6SiO2

  • B.

    2Na2O.6CaO.6SiO2   

  • C.

    2Na2O.CaO.6SiO2

  • D.

    Na2O.6CaO.SiO2

Câu 18 :

Dung dịch có thể hòa tan được SiO2

  • A.
    dd NaOH loãng.
  • B.
    dd HNO3.
  • C.
    dd H2SO4 đ,n.
  • D.
    dd HF.
Câu 19 :

Cho m gam silic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 2,4 gam. Giá trị của m là:

  • A.
    1,4 gam.
  • B.
    2,58 gam.
  • C.
    2,8 gam.
  • D.
    2,4 gam.
Câu 20 :

Để sản xuất 100,0 kg loại thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, coi hiệu suất quá trình sản xuất là 100%?

  • A.
    22,17.
  • B.
    27,12.
  • C.
    20,92.
  • D.
    25,15.
Câu 21 :

Cho 11 gam hỗn hợp 2 kim loại Al, Si tan hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được 15,68 lít H(đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp là

  • A.
    50,00%.
  • B.
    51,19%.
  • C.
    50,91%.
  • D.
    51,90%.
Câu 22 :

Cho nhận xét sau:

1) Silic vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

2) Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách đốt cháy hỗn hợp gồm bột Mg và cát nghiền mịn.

3) SiO2 là một oxit axit, tan được trong nước tạo ra axit silixic.

4) Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử.

5) Axit silixic có tính axit yếu hơn axit cacbonic.

Số nhận xét đúng là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 23 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A.
    Silic có tính oxi hóa mạnh hơn cacbon. 
  • B.
    Cacbon có tính oxi hóa mạnh hơn silic.
  • C.
    Silic có tính khử yếu hơn cacbon.       
  • D.
    Silic và cacbon có tính oxi hóa bằng nhau.
Câu 24 :

Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây

  • A.
    Mg, dung dịch HF, dung dịch NaOH                            
  • B.
    F2, Mg, dung dịch NaOH
  • C.
     Fe, O2, dung dịch CH3COOH                                       
  • D.
    Ca, SiO2, dung dịch H2SO4 loãng
Câu 25 :

Người ta có thể điều chế Si bằng cách

  • A.
     Dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao
  • B.
    Đốt cháy hỗn hợp bột Mg và cát nghiền mịn
  • C.
    Khai thác quặng silic trong tự nhiên
  • D.
    cả A, B đều đúng
Câu 26 :

Tại sao silic tinh thể được sử dụng để làm các chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử, pin mặt trời?

  • A.
     Do Silic có tính khử            
  • B.
    Do Silic có tính oxi hóa
  • C.
    Do Silic có khối lượng nhẹ       
  • D.
    Do Silic có tính bán dẫn
Câu 27 :

Silic có những dạng thù hình nào?

  • A.
    Tinh thể      
  • B.
    Vô định hình       
  • C.
    Than chì         
  • D.
    Tinh thể và vô định hình
Câu 28 :

Cho sơ đồ sau: Si \(\xrightarrow[?]{(1)}\) SiO2 \(\xrightarrow[?]{(2)}\) Na2SiO3 \(\xrightarrow[?]{(3)}\) H2SiO3.

Các cần lấy trong phản ứng (1), (2), (3) là:

  • A.
    O2; Na2O; HCl.
  • B.
    O2; Na2O; H2O.
  • C.
    O2; NaOH; HCl.
  • D.
    O2; NaOH; H2.
Câu 29 :

Silic đioxit và nhôm oxit cùng phản ứng với chất nào sau đây?

  • A.
    O2.
  • B.
    Mg.
  • C.
    dd Ba(OH)2 đặc, nguội.
  • D.
    dd KOH đặc, nóng.
Câu 30 :

Chọn câu nhận xét sai:

        

  • A.
    Thuỷ tinh có màu sắc khác nhau là do cho thêm một số oxit kim loại tạo nên các silicat
  • B.
    Thành phần không thể thiếu của thuỷ tinh là SiO2 và CaO­
  • C.

    Đồ gốm được sản xuất chủ yếu từ đất sét và cao lanh (giàu SiO2)

  • D.
    Thuỷ tinh thạch anh có nhiệt độ hoá mềm cao, hệ số nở nhiệt nhỏ, bền trong mối truờng nóng, lạnh đột ngột.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A.

    oxi.         

  • B.

    cacbon.                

  • C.

    silic.                      

  • D.

    sắt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là silic

Câu 2 :

Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường

  • A.

    O2

  • B.

    F2

  • C.

    Cl2

  • D.

    Br2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Silic tác dụng được với F2 ở nhiệt độ thường.

Câu 3 :

Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

  • A.

    SiO2

  • B.

    SiF4

  • C.

    SiH4

  • D.

    A, B đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa cao nhất của Si trong hợp chất là +4 => thể hiện trong SiO2 và SiF4

Câu 4 :

Số oxi hóa thấp nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

  • A.

    SiO2

  • B.

    SiO

  • C.

    Mg2Si

  • D.

    H2SiO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa cao thấp của Si trong hợp chất là – 2 => thể hiện trong Mg2Si

Câu 5 :

Trong phản ứng hóa học nào sau đây silic đóng vai trò là chất oxi hóa

  • A.

    Si  +  2F2→ SiF4

  • B.

    Si  +  O2 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ SiO2

  • C.

    Si  + 2NaOH  +  H2O → Na2SiO3  + 2H2

  • D.

    2Mg  +  Si $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$Mg2Si

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Si đóng vai trò là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử (kim loại), sau phản ứng số oxi hóa của Si giảm

$2Mg~+~\overset{0}{\mathop{Si}}\,\xrightarrow{{{t}^{0}}}M{{g}_{2}}\overset{-2}{\mathop{Si}}\,$

Câu 6 :

Oxit axit nào sau đây khi tác dụng với nước không tạo thành axit

  • A.

    CO2

  • B.

    SiO2

  • C.

    NO2

  • D.

    P2O5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

SiO2 không tan trong nước và không tác dụng với nước tạo thành axit

Câu 7 :

Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với:

  • A.

    H2SO4

  • B.

    HCl

  • C.

    HNO3

  • D.

    HF

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với HF

SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

Câu 8 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng

  • A.

    SiO2 + H2O → H2SiO3

  • B.

    3CO +  Fe2O3 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2 Fe  +  3CO2

  • C.

    CO2  + 2Mg $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ C + 2MgO

  • D.

    SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết silic và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học không đúng là: SiO2 + H2O → H2SiO3

Câu 9 :

Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. SiO2

  • A.

    oxit axit

  • B.

    oxit trung tính

  • C.

    oxit bazơ

  • D.

    oxit lưỡng tính

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tan được trong dung dịch kiềm => SiO2 là oxit axit

Câu 10 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bảo quản dung dịch HF trong các bình làm bằng:

  • A.

    thủy tinh

  • B.

    nhựa

  • C.

    gốm sứ

  • D.

    kim loại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bảo quản dung dịch HF trong các bình làm bằng nhựa

Vì HF hòa tan được bình làm bằng thủy tinh và gốm sứ có thành phần SiO2

HF là axit => hòa tan được kim loại

Câu 11 :

Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch HCl.

  • B.

    Dung dịch HF.

  • C.

    Dung dịch NaOH loãng.        

  • D.

    Dung dịch H2SO4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại người ta dùng dung dịch HF vì HF có khả năng hòa tan cát (SiO2)

Câu 12 :

Phản ứng nào chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic

  • A.

    Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

  • B.

    Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3

  • C.

    H2SiO3 + 2 NaOH → Na2SiO3+ 2H2O

  • D.

    SiO2 + 2 NaOH →  Na2SiO3 + H2O

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phản ứng chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic là phản ứng giữa H2CO3 và muối của axit silixic: axit silixic bị axit axit cacbonic mạnh hơn đẩy ra khỏi muối.

=> Phản ứng chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic là Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

Câu 13 :

Có các axit sau:  HCl, H2SiO3, H2CO3.Sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên

  • A.

    HCl, H2CO3, H2SiO3

  • B.

    H2SiO3, H2CO3, HCl

  • C.

    HCl, H2SiO3, H2CO3

  • D.

    H2CO3, H2SiO3, HCl

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên là: H2SiO3, H2CO3, HCl        

Câu 14 :

Cặp chất nào sau đây không có phản ứng xảy ra

  • A.

    CaO và CO2

  • B.

    SiO2 và HCl

  • C.

    H2CO3 và K2SiO3

  • D.

    NaOH và CO2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cặp chất không có phản ứng xảy ra là SiO2 và HCl

Câu 15 :

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng

  • A.

    NaOH và CO2

  • B.

    CO2 và C

  • C.

    SiO2 và NaOH

  • D.

    KOH và K2SiO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết silic và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Cặp chất không xảy ra phản ứng là KOH và K2SiO3

Câu 16 :

Dung dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng

  • A.

    Na2SiO3 và K2SiO3

  • B.

    SiO2 và K2SiO3

  • C.

    NaOH và Na2SiO3

  • D.

    KOH và K2SiO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3        

Câu 17 :

Một loại thủy tinh có chứa 13% Na2O; 11,7% CaO; 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này được viết dưới dạng hợp chất các oxit là

  • A.

    Na2O.CaO.6SiO2

  • B.

    2Na2O.6CaO.6SiO2   

  • C.

    2Na2O.CaO.6SiO2

  • D.

    Na2O.6CaO.SiO2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức thủy tinh có dạng: xNa2O.yCaO.zSiO2

$x{\rm{ }}:{\rm{ }}y{\rm{ }}:{\rm{ }}z{\rm{ }} = \,\frac{{\% N{a_2}O}}{{{M_{N{a_2}O}}}}:\frac{{\% CaO}}{{{M_{CaO}}}}:\frac{{\% Si{{\rm{O}}_2}}}{{{M_{Si{{\rm{O}}_2}}}}}$

Lời giải chi tiết :

Công thức thủy tinh có dạng: xNa2O.yCaO.zSiO2

$x{\rm{ }}:{\rm{ }}y{\rm{ }}:{\rm{ }}z{\rm{ }} = \,\frac{{\% N{a_2}O}}{{{M_{N{a_2}O}}}}:\frac{{\% CaO}}{{{M_{CaO}}}}:\frac{{\% Si{{\rm{O}}_2}}}{{{M_{Si{{\rm{O}}_2}}}}}\,\, = \,\,\frac{{13}}{{62}}:\frac{{11,7}}{{56}}:\frac{{75,3}}{{60}} = 0,21:0,21:1,255 = 1:1:6$

Câu 18 :

Dung dịch có thể hòa tan được SiO2

  • A.
    dd NaOH loãng.
  • B.
    dd HNO3.
  • C.
    dd H2SO4 đ,n.
  • D.
    dd HF.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

SiO2 + 4HF→ SiF4 + 2H2O

Câu 19 :

Cho m gam silic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 2,4 gam. Giá trị của m là:

  • A.
    1,4 gam.
  • B.
    2,58 gam.
  • C.
    2,8 gam.
  • D.
    2,4 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

m dd tăng = m vào - m ra = mSi - mH2

Lời giải chi tiết :

Giả sử nSi = x (mol)

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

x                      →                            2x

mdd tăng = mSi - mH2 = 2,4 => 28x – 4x = 2,4

=> x = 0,1 mol => m = 2,8 gam

Câu 20 :

Để sản xuất 100,0 kg loại thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, coi hiệu suất quá trình sản xuất là 100%?

  • A.
    22,17.
  • B.
    27,12.
  • C.
    20,92.
  • D.
    25,15.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ: Na2CO3 → Na2O → Na2O.CaO.6SiO2

           106 gam                      478 gam

ĐB:    22,176 kg ←                100 kg

Câu 21 :

Cho 11 gam hỗn hợp 2 kim loại Al, Si tan hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được 15,68 lít H(đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp là

  • A.
    50,00%.
  • B.
    51,19%.
  • C.
    50,91%.
  • D.
    51,90%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dùng bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,7 (mol). Gọi số mol của Al và Si lần lượt là x, y (mol)

+mhh = mAl + mSi => 27x + 28y = 11 (1)

+ BT electron: 3nAl + 4nSi = 2nH2 => 3x + 4y = 0,7.2 (2)

Giải hệ (1) và (2) được: x = y = 0,2 mol

=> %m­Si = \(\frac{{0,2.28}}{{0,2.27 + 0,2.28}}.100\% \) = 50,91%

Câu 22 :

Cho nhận xét sau:

1) Silic vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

2) Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách đốt cháy hỗn hợp gồm bột Mg và cát nghiền mịn.

3) SiO2 là một oxit axit, tan được trong nước tạo ra axit silixic.

4) Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử.

5) Axit silixic có tính axit yếu hơn axit cacbonic.

Số nhận xét đúng là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học của silic và hợp chất của silic để xác định các nhận xét đúng.

Lời giải chi tiết :

1) Đúng: Silic có các số oxi hóa là -4; 0; +2; +4. Tuy nhiên số oxi hóa +2 ít phổ biến.

2) Sai: Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao.

3) Sai: SiO2 là oxit axit nhưng không tan trong nước

4) Đúng

5) Đúng. Ví dụ: Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3

Vậy có 3 nhận xét đúng.

Câu 23 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A.
    Silic có tính oxi hóa mạnh hơn cacbon. 
  • B.
    Cacbon có tính oxi hóa mạnh hơn silic.
  • C.
    Silic có tính khử yếu hơn cacbon.       
  • D.
    Silic và cacbon có tính oxi hóa bằng nhau.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cacbon và silic thuộc cùng 1 nhóm. Trong 1 nhóm, xét theo chiều từ trên xuống dưới, tính OXH giảm dần. 

Câu 24 :

Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây

  • A.
    Mg, dung dịch HF, dung dịch NaOH                            
  • B.
    F2, Mg, dung dịch NaOH
  • C.
     Fe, O2, dung dịch CH3COOH                                       
  • D.
    Ca, SiO2, dung dịch H2SO4 loãng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất : F2, Mg, dung dịch NaOH

Si + 2F2 → SiF4

Mg + Si → Mg2Si

2NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Câu 25 :

Người ta có thể điều chế Si bằng cách

  • A.
     Dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao
  • B.
    Đốt cháy hỗn hợp bột Mg và cát nghiền mịn
  • C.
    Khai thác quặng silic trong tự nhiên
  • D.
    cả A, B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong tự nhiên silic chỉ tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là cát (SiO2), các khoáng vật silicat và aluminosilicat

Để điều chế Silic

* Trong PTN: Đốt cháy hỗn hợp bột Mg và cát nghiền mịn

2Mg + SiO2  -> 2MgO + Si

* Trong công nghiệp: Dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao

SiO2 + 2C  -> Si + 2CO

Lời giải chi tiết :

A. Cách điều chế Si trong công nghiệp: SiO2 + 2C  -> Si + 2CO => đúng

B. Cách điều chế Si trong PTN: 2Mg + SiO2   -> 2MgO + Si  => đúng

C. Si không tồn tại dạng đơn chất => không có quặng silic đơn chất trong tự nhiên => loại

Câu 26 :

Tại sao silic tinh thể được sử dụng để làm các chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử, pin mặt trời?

  • A.
     Do Silic có tính khử            
  • B.
    Do Silic có tính oxi hóa
  • C.
    Do Silic có khối lượng nhẹ       
  • D.
    Do Silic có tính bán dẫn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Silic tinh thể có tính bán dẫn: ở nhiệt độ thường dẫn điện thấp, nhưng khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng lên nên được sử dụng rộng rãi để làm các chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử, pin mặt trời.

Câu 27 :

Silic có những dạng thù hình nào?

  • A.
    Tinh thể      
  • B.
    Vô định hình       
  • C.
    Than chì         
  • D.
    Tinh thể và vô định hình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Silic có 2 dạng thù hình là silic tinh thể và silic vô định hình 

Câu 28 :

Cho sơ đồ sau: Si \(\xrightarrow[?]{(1)}\) SiO2 \(\xrightarrow[?]{(2)}\) Na2SiO3 \(\xrightarrow[?]{(3)}\) H2SiO3.

Các cần lấy trong phản ứng (1), (2), (3) là:

  • A.
    O2; Na2O; HCl.
  • B.
    O2; Na2O; H2O.
  • C.
    O2; NaOH; HCl.
  • D.
    O2; NaOH; H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của silic và hợp chất của silic.

Lời giải chi tiết :

Si \(\xrightarrow[O_2]{(1)}\) SiO2 \(\xrightarrow[NaOH]{(2)}\) Na2SiO3 \(\xrightarrow[HCl]{(3)}\) H2SiO3.

PTHH: 

(1) Si + O2 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) SiO2

(2) SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

(3) Na2SiO3 + 2HCl → NaCl + H2SiO3

Câu 29 :

Silic đioxit và nhôm oxit cùng phản ứng với chất nào sau đây?

  • A.
    O2.
  • B.
    Mg.
  • C.
    dd Ba(OH)2 đặc, nguội.
  • D.
    dd KOH đặc, nóng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của silic đioxit và nhôm oxit.

Lời giải chi tiết :

- A loại vì SiO2 và Al2O3 đều không phản ứng với O2

- B loại vì Mg không phản ứng với Al2O3

- C loại vì SiO2 không phản ứng với Ba(OH)2 đặc ở nhiệt độ thường

- D đúng

PTHH: SiO2 + 2KOH \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) K2SiO3 + H2O

            Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

Câu 30 :

Chọn câu nhận xét sai:

        

  • A.
    Thuỷ tinh có màu sắc khác nhau là do cho thêm một số oxit kim loại tạo nên các silicat
  • B.
    Thành phần không thể thiếu của thuỷ tinh là SiO2 và CaO­
  • C.

    Đồ gốm được sản xuất chủ yếu từ đất sét và cao lanh (giàu SiO2)

  • D.
    Thuỷ tinh thạch anh có nhiệt độ hoá mềm cao, hệ số nở nhiệt nhỏ, bền trong mối truờng nóng, lạnh đột ngột.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong thành phần của thủy tinh không có CaO

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 1) - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 1) Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 2) - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 2) Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập muối cacbonat tác dụng với H+ - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập muối cacbonat tác dụng với H+ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập tính khử của C, CO, H2 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính khử của C, CO, H2 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 16. Hợp chất của cacbon - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Hợp chất của cacbon Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 15. Cacbon - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Cacbon Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết