Trắc nghiệm Bài 31. Phản ứng của ankin có nối ba đầu mạch với dung dịch AgNO3/NH3 - Hóa 11
Đề bài
Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là
-
A.
có kết tủa xanh.
-
B.
có kết tủa nâu đen.
-
C.
có kết tủa trắng.
-
D.
có kết tủa vàng.
Đime hóa axetilen trong điều kiện thích hợp thu được chất nào sau đây ?
-
A.
buta-1,3-đien.
-
B.
đivinyl.
-
C.
vinylaxetilen.
-
D.
but-1-in.
Cho các chất sau: axetilen; but-2-en; vinylaxetilen; phenylaxetilen; propin; but-1-in; ; buta-1,3-điin. Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa ?
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
4
Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được isopentan. Số CTCT của X thỏa mãn là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Để làm sạch etilen có lẫn axetilen, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch
-
A.
dung dịch brom dư.
-
B.
dung dịch KMnO4 dư.
-
C.
dung dịch AgNO3/NH3 dư.
-
D.
cả A, B, C đều đúng.
Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng
-
A.
dd AgNO3/NH3 và nước brom.
-
B.
dung dịch AgNO3/NH3
-
C.
dd NaOH.
-
D.
dd KMnO4
Dẫn 10,8 gam but-1-in qua dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
-
A.
26,8 gam.
-
B.
16,1 gam.
-
C.
53,6 gam.
-
D.
32,2 gam.
Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và propin vào dung dịch AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Phần trăm số mol axetilen trong X là
-
A.
70%.
-
B.
30%.
-
C.
60%.
-
D.
40%.
Cho hiđrocacbon X là chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X là 107 đvC. Trong phân tử X, hiđro chiếm 7,6923% về khối lượng. X là
-
A.
axetilen.
-
B.
propin.
-
C.
vinylaxetilen.
-
D.
but-1,3-điin.
Cho 4,48 lít hiđrocacbon X (đktc) tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 29,4 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
-
A.
C2H2.
-
B.
C3H4.
-
C.
C4H4.
-
D.
C4H6.
Hỗn hợp khí X gồm axetilen và propilen. Cho V lít hỗn hợp X đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 96 gam kết tủa. Mặt khác V lít hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 20,16 lít H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
-
A.
11,20.
-
B.
5,60.
-
C.
13,44.
-
D.
8,96.
Cho 21,2 gam chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 64 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo của X là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
5
Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
-
A.
48 gam
-
B.
12 gam
-
C.
36 gam
-
D.
24 gam
Đốt cháy 3,4 gam hiđrocacbon A tạo ra 11 gam CO2. Mặt khác, khi cho 3,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy tạo thành a gam kết tủa. CTPT của A và a là:
-
A.
C2H2 ; 8,5g
-
B.
C3H4 ; 8,5g
-
C.
C4H6 ; 8,75g
-
D.
C5H8 ; 8,7
Đime hóa 6,72 lít axetilen (nhiệt độ, xúc tác cần thiết) thu được 4,48 lít hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Cho toàn bộ X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị m là
-
A.
24,0.
-
B.
39,9
-
C.
72,0
-
D.
15,9
Hỗn hợp X gồm 2 ankin có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2. Mặt khác, cho 0,2 mol hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 24 gam kết tủa. Vậy 2 ankin là:
-
A.
axetilen và but-2-in
-
B.
propin và but-1-in
-
C.
axetilen và but-1-in
-
D.
axetilen và propin
Nhiệt phân metan ở 15000C trong thời gian rất ngắn, toàn bộ khí sau phản ứng cho qua dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thì thu được 24,0 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra thu được 9,0 gam H2O. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân?
-
A.
33,33%
-
B.
60%
-
C.
66,67%
-
D.
40%
Dẫn 17,92 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbom khí là ankan, anken, ankin có tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu dược 96 gam kết tủa và còn lại hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp X là
-
A.
38,4 gam.
-
B.
1,92 gam.
-
C.
3,84 gam.
-
D.
19,20 gam.
Cho 0,25 mol hỗn hợp X gồm axetilen và một hiđrocacbon Y có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 63 gam kết tủa vàng. Công thức phân tử hiđrocacbon Y là
-
A.
CH3CH2CH2-C≡CH
-
B.
CH3-CH2-C≡CH
-
C.
CH≡C-CH≡C-CH3
-
D.
CH≡C–C≡CH
Hiđrocacbon X mạch hở có tỉ khối so với H2 nhỏ hơn 28. Biết X phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
6
Hỗn hợp A gồm 3 chất X, Y, Z là 3 hiđrocacbon mạch hở có cùng công thức đơn giản nhất (theo thứ tự tăng dần về số nguyên tử cacbon), trong đó C chiếm 92,31% về khối lượng. Khi đốt cháy 0,01 mol chất Z thu được không quá 2,75 gam CO2. Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là (cho NTK: H = 1; C = 12; O = 16; Ag = 108)
-
A.
13,82.
-
B.
11,68.
-
C.
15,96.
-
D.
7,98.
Lời giải và đáp án
Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là
-
A.
có kết tủa xanh.
-
B.
có kết tủa nâu đen.
-
C.
có kết tủa trắng.
-
D.
có kết tủa vàng.
Đáp án : D
Cho axetilen vào dung dịch AgNO3 :
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓vàng nhạt + 2NH4NO3
=> phản ứng tạo kết tủa vàng nhạt
Đime hóa axetilen trong điều kiện thích hợp thu được chất nào sau đây ?
-
A.
buta-1,3-đien.
-
B.
đivinyl.
-
C.
vinylaxetilen.
-
D.
but-1-in.
Đáp án : C
Phản ứng đime hóa: 2CH≡CH $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2=CH–C≡CH
=> thu được vinylaxetilen
Cho các chất sau: axetilen; but-2-en; vinylaxetilen; phenylaxetilen; propin; but-1-in; ; buta-1,3-điin. Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa ?
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
4
Đáp án : C
Các chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa là: axetilen; propin; but-1-in; buta-1,3-điin, vinylaxetilen; phenylaxetilen.
Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : B
Có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => có nối 3 đầu mạch
- CH≡C-CH2-CH2-CH2-CH3
- (CH3)2CH-CH2-C≡CH
- CH3-CH2-CH(CH3)-C≡CH
- (CH3)3C-C≡CH
Hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được isopentan. Số CTCT của X thỏa mãn là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
Hiđro hóa hoàn toàn X thu được isopentan => X có mạch iso
CTCT của X là
1) (C2)C-C≡C
2) C=C(C)-C≡C
Để làm sạch etilen có lẫn axetilen, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch
-
A.
dung dịch brom dư.
-
B.
dung dịch KMnO4 dư.
-
C.
dung dịch AgNO3/NH3 dư.
-
D.
cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : C
Để làm sạch etilen có lẫn axetilen, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư vì axetilen có phản ứng tạo kết tủa còn etilen không phản ứng
Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng
-
A.
dd AgNO3/NH3 và nước brom.
-
B.
dung dịch AgNO3/NH3
-
C.
dd NaOH.
-
D.
dd KMnO4
Đáp án : A
|
Metan (CH4) |
Etilen (CH2 = CH2) |
Axetilen (CH º CH) |
AgNO3/NH3 |
x |
x |
↓ vàng |
dung dịch Br2 |
x |
mất màu |
|
Phương trình hóa học
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C–Ag ↓(vàng) + 2NH4NO3
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br
Dẫn 10,8 gam but-1-in qua dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
-
A.
26,8 gam.
-
B.
16,1 gam.
-
C.
53,6 gam.
-
D.
32,2 gam.
Đáp án : D
PTHH: CH3–CH2–C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3–CH2–C≡CAg ↓vàng nhạt + NH4NO3
+) nkết tủa = nC4H6 => m
nC4H6 = 0,2 mol
CH3–CH2–C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3–CH2–C≡CAg ↓vàng nhạt + NH4NO3
0,2 → 0,2
=> nkết tủa = nC4H6 = 0,2 mol => m = 0,2.161 = 32,2 gam
Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và propin vào dung dịch AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Phần trăm số mol axetilen trong X là
-
A.
70%.
-
B.
30%.
-
C.
60%.
-
D.
40%.
Đáp án : D
nkết tủa = nankin
Gọi nC2H2 = x mol; nC3H4 = y mol
=> x + y = 0,5 (1)
nkết tủa = nankin => nAg2C2 = x mol; nC3H3Ag = y mol
=> 240x + 147y = 92,1 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,2; y = 0,3
=> %nC2H2 = 40%
Cho hiđrocacbon X là chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X là 107 đvC. Trong phân tử X, hiđro chiếm 7,6923% về khối lượng. X là
-
A.
axetilen.
-
B.
propin.
-
C.
vinylaxetilen.
-
D.
but-1,3-điin.
Đáp án : C
Cứ 1 mol nguyên tử H bị thay thế bởi 1 mol nguyên tử Ag → khối lượng tăng 107 gam
→ Tính số nguyên tử H bị thay thế
X là chất khí ở nhiệt độ thường → X có nhiều nhất 4 nguyên tử cacbon
X có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3 → X có liên kết ba đầu mạch
Cứ 1 mol nguyên tử H bị thay thế bởi 1 mol nguyên tử Ag → khối lượng tăng 107 gam
→ Số nguyên tử H bị thay thế là $\frac{{107}}{{107}}\,\, = \,\,1$→ X có 1 liên kết ba đầu mạch → A, D sai
B sai vì C3H4 → $\% {m_H}\,\, = \,\,\frac{4}{{12.3\,\, + \,\,4}}.100\% \,\, = \,\,10\% $
C đúng vì C4H4 → $\% {m_H}\,\, = \,\,\frac{4}{{12.4\,\, + \,\,4}}.100\% \,\, = \,\,7,6923\% $
Cho 4,48 lít hiđrocacbon X (đktc) tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 29,4 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
-
A.
C2H2.
-
B.
C3H4.
-
C.
C4H4.
-
D.
C4H6.
Đáp án : B
+) Tính số nguyên tử Ag trong kết tủa => dạng mạch của kết tủa
${n_ \downarrow }\,\, = \,\,{n_X}\,\, = \,\,\frac{{4,48}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,2\,\,mol\,\, \to \,\,{M_ \downarrow }\,\, = \,\,\frac{{29,4}}{{0,2}}\,\, = \,\,147$→ trong kết tủa có 1 nguyên tử Ag
→ kết tủa có dạng RAg → R = 147 – 108 = 39 → R là CH3–C≡C-
→ X là CH3–C≡CH (C3H4)
Hỗn hợp khí X gồm axetilen và propilen. Cho V lít hỗn hợp X đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 96 gam kết tủa. Mặt khác V lít hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 20,16 lít H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
-
A.
11,20.
-
B.
5,60.
-
C.
13,44.
-
D.
8,96.
Đáp án : A
+) Chỉ có C2H2 phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => số mol C2H2
+) Từ phản ứng cộng H2 => tính số mol C3H6
$\begin{array}{l}{n_{{C_2}A{g_2}}}\,\, = \,\,\frac{{96}}{{240}}\,\, = \,\,0,4\,\,mol\,\, \to \,\,{n_{{C_2}{H_2}}}\,\, = \,\,0,4\,\,mol\\{n_{{H_2}}}\,\, = \,\,\frac{{20,16}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,9\,\,mol\end{array}$
C2H2 + 2H2 → C2H6
0,4 → 0,8
Số mol H2 phản ứng với C3H6: 0,9 – 0,8 = 0,1 mol
C3H6 + H2 → C3H8
0,1 ← 0,1
→ V = (0,4 + 0,1).22,4 = 11,2 lít
Cho 21,2 gam chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 64 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo của X là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
5
Đáp án : D
+) ${n_ \downarrow }\,\, = \,\,{n_X}\,\,\, \to \,\,{M_ \downarrow }\,$
+) Tính số liên kết ba đầu mạch của X
+) Tính độ bất bão hòa của X
${n_ \downarrow }\,\, = \,\,{n_X}\,\, = \,\,\dfrac{{21,2}}{{12.8\,\, + \,\,10}}\,\, = \,\,0,2\,\,mol\,\, \to \,\,{M_ \downarrow }\,\, = \,\,\dfrac{{64}}{{0,2}}\,\, = \,\,320$
X tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa → X có liên kết ba đầu mạch
Trong X số liên kết ba đầu mạch là $\dfrac{{320\,\, - \,\,106}}{{107}}\,\, = \,\,2$
Độ bất bão hòa của X: $k\,\, = \,\,\dfrac{{2.8\,\, - \,\,10\,\, + \,\,2}}{2}\,\, = \,\,4$
→ X mạch hở, không no, chứa 2 liên kết ba đầu mạch, còn lại là các liên kết đơn
→ Các đồng phân cấu tạo của X:
1) CH≡ C-CH2-CH2-CH2-CH2-C≡CH
2) CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH2-C≡CH
3) CH≡C-CH2-CH(CH3)-CH2-C≡CH
4) CH≡C-C(CH3)2-CH2-C≡CH
5) CH≡C-C(C2H5)-C≡CH
Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
-
A.
48 gam
-
B.
12 gam
-
C.
36 gam
-
D.
24 gam
Đáp án : D
Gọi nCaC2 = x mol; nCa = y mol=> mhh X = PT (1)
+) nC2H2 = nCaC2 = x mol; nH2 = nCa = y mol => nhh Y = PT (2)
+) nAg2C2 = nC2H2
Gọi nCaC2 = x mol; nCa = y mol
=> mhh X = 64x + 40y = 12,4 (1)
Hỗn hợp khí Y gồm C2H2 và H2
nC2H2 = nCaC2 = x mol; nH2 = nCa = y mol
=> nhh Y = x + y = 0,25 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,15
=> nAg2C2 = nC2H2 = 0,1 mol => mkết tủa = 24 gam
Đốt cháy 3,4 gam hiđrocacbon A tạo ra 11 gam CO2. Mặt khác, khi cho 3,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy tạo thành a gam kết tủa. CTPT của A và a là:
-
A.
C2H2 ; 8,5g
-
B.
C3H4 ; 8,5g
-
C.
C4H6 ; 8,75g
-
D.
C5H8 ; 8,7
Đáp án : D
Do A tác dụng được với AgNO3 trong NH3 nên A có nối 3 đầu mạch
Dựa vào 4 đáp án => A là ankin
CnH2n-2 + $\left( {\frac{{3n - 1}}{2}} \right)$O2 $ \to $ nCO2 + (n-1)H2O
=> tính n
C5H8 + AgNO3 + NH3 $ \to $ C5H7Ag + NH4NO3
Do A tác dụng được với AgNO3 trong NH3 nên A là ank-1-in:
n$_{C{O_2}}$=$\frac{{11}}{{44}}$= 0,25 mol
CnH2n-2 + $\left( {\frac{{3n - 1}}{2}} \right)$O2 $\to $ nCO2 + (n-1)H2O
$\frac{{3,4}}{{14n - 2}}$mol 0,25 mol
Ta có: $\frac{{3,4}}{{14n - 2}}$=$\frac{{0,25}}{n}$ $ \Rightarrow $n = 5
$ \Rightarrow $ CTPT A là C5H8
n$_{{C_5}{H_8}}$= $\frac{{3,4}}{{6,8}}$=0,05 mol
C5H8 + AgNO3 + NH3 $ \to $ C5H7Ag + NH4NO3
0,05 mol $ \to $ 0,05 mol
=> a = 0,05.175= 8,75g
Đime hóa 6,72 lít axetilen (nhiệt độ, xúc tác cần thiết) thu được 4,48 lít hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Cho toàn bộ X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị m là
-
A.
24,0.
-
B.
39,9
-
C.
72,0
-
D.
15,9
Đáp án : B
+) Đặt số mol của C4H4 trong hỗn hợp X là x mol
+) Từ PT: 2CH ≡ CH → CH ≡ C – CH = CH2
=> tính số mol của C2H2 phản ứng => số mol C2H2 dư
${n_{{C_2}{H_2}}}\,\, = \,\,\frac{{6,72}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,3\,\,mol$
Đặt số mol của C4H4 trong hỗn hợp X là x mol
2CH ≡ CH → CH ≡ C – CH = CH2
2x ← x
$\begin{array}{l}{n_{{C_2}{H_2}(X)}} = 0,3 - 2{\rm{x}}mol\\{n_X}= \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,mol \to {n_{{C_2}{H_2}(X)}} + {n_{{C_4}{H_4}(X)}} = 0,2 \to 0,3 - 2{\rm{x}}+ x = 0,2 \to x =0,1\\ \to {n_{{C_2}{H_2}(X)}}= 0,3 - 2.0,1= 0,1\,mol;\,{n_{{C_4}{H_4}(X)}} = 0,1\,mol\end{array}$
CH ≡ CH → CAg ≡ CAg
0,1 → 0,1
CH ≡ C – CH = CH2 → CAg ≡ C – CH = CH2
0,1 → 0,1
m↓ = 0,1.240 + 0,1.159 = 39,9 gam
Hỗn hợp X gồm 2 ankin có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2. Mặt khác, cho 0,2 mol hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 24 gam kết tủa. Vậy 2 ankin là:
-
A.
axetilen và but-2-in
-
B.
propin và but-1-in
-
C.
axetilen và but-1-in
-
D.
axetilen và propin
Đáp án : A
+) Số C trung bình = 0,6 / 0,2 = 3 => 1 ankin có C < 3 và 1 ankin có C > 3
+) Giả sử A đúng hoặc C đúng
+) lập hệ dựa vào tổng số mol và tổng khối lượng kết tủa
Số C trung bình = 0,6 / 0,2 = 3 => 1 ankin có C < 3 và 1 ankin có C > 3
=> có 1 ankin là C2H2; loại B vì không có ankin có C < 3; loại D vì không có ankin có C > 3
Giả sử A đúng => chỉ thu được kết tủa Ag2C2 => nAg2C2 = 24 / 240 = 0,1 mol
=> nC2H2 = 0,1 mol => nbut-2-in = 0,1 mol (thỏa mãn)
Giả sử C đúng => thu được 2 kết tủa là Ag2C2 (x mol) và C4H5Ag (y mol)
Ta có hệ: x + y = 0,2 và 240x + 161y = 24 => x = - 41/395 và y = 24/79 (loại)
Nhiệt phân metan ở 15000C trong thời gian rất ngắn, toàn bộ khí sau phản ứng cho qua dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thì thu được 24,0 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra thu được 9,0 gam H2O. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân?
-
A.
33,33%
-
B.
60%
-
C.
66,67%
-
D.
40%
Đáp án : C
+) nC2H2 = nAg2C2
2CH4 → C2H2 + 3H2
Khí thoát ra gồm CH4 dư và H2
+) Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 2.nCH4 + nH2
nC2H2 = nAg2C2 = 0,1 mol
2CH4 → C2H2 + 3H2
0,2 ← 0,1 → 0,3
Khí thoát ra gồm CH4 dư và H2 (0,3 mol)
Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 2.nCH4 + nH2 => nCH4 dư = (0,5 – 0,3) / 2 = 0,1 mol
=> nCH4 ban đầu = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol => Hphản ứng = 0,2 / 0,3 . 100% = 66,67%
Dẫn 17,92 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbom khí là ankan, anken, ankin có tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu dược 96 gam kết tủa và còn lại hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp X là
-
A.
38,4 gam.
-
B.
1,92 gam.
-
C.
3,84 gam.
-
D.
19,20 gam.
Đáp án : D
+) M↓ = 96 / 0,4 = 240 => CTPT ankin
Đặt n và m là số C của ankan và anken
+) Từ nCO2 => lập luận tìm n và m
nX = 0,8 mol => nankan= nanken = 0,2 mol và nankin = 0,4 mol
=> M↓ = 96 / 0,4 = 240 => kết tủa là C2Ag2 => ankin là C2H2
Đặt n và m là số C của ankan và anken
=> nCO2 = 0,2n + 0,2m = 0,6 => n + m = 3
Do n ≥1 và m ≥ 2 nên n = 1 và m =2
=> ankan là CH4 và anken là C2H4
=> m = 19,2 gam
Cho 0,25 mol hỗn hợp X gồm axetilen và một hiđrocacbon Y có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 63 gam kết tủa vàng. Công thức phân tử hiđrocacbon Y là
-
A.
CH3CH2CH2-C≡CH
-
B.
CH3-CH2-C≡CH
-
C.
CH≡C-CH≡C-CH3
-
D.
CH≡C–C≡CH
Đáp án : D
+) Xét Y có tạo kết tủa với dd AgNO3/NH3 không
+) Tính số mol kết tủa theo PT: CxHy → CxHy-aAga (a ≥ 1)
+) Từ ${m_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}\, \to \,{M_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}$
+) Giả sử kết tủa chứa 1 Ag → CxHy-1Ag
+) Giả sử kết tủa chứa 2 Ag → CxHy-2Ag2
${n_{{C_2}{H_2}}}\,\, = \,\,{n_Y}\,\, = \,\,\frac{{0,25}}{2}\,\, = \,\,0,125\,\,mol$
C2H2 → C2Ag2
0,125 → 0,125
${m_{{C_2}A{g_2}}}\,\, = \,\,0,125.240\,\, = \,\,30\,\,gam\,\, < \,\,63\,\,gam$→ Y cũng tạo kết tủa với AgNO3/NH3
→ Y có liên kết ba đầu mạch.
Y: CxHy
CxHy → CxHy-aAga (a ≥ 1)
0,125 → 0,125
${m_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}\,\, = \,\,63\,\, - \,\,30\,\, = \,\,33\,\,gam\,\, \to \,\,{M_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}\,\, = \,\,\frac{{33}}{{0,125}}\,\, = \,\,264$
→ Y chứa tối đa 2 liên kết ba đầu mạch
Giả sử kết tủa chứa 1 Ag → CxHy-1Ag → 12x + y – 1 + 108 = 264 → 12x +y = 157 → MY = 157 (lẻ) → loại
Giả sử kết tủa chứa 2 Ag → CxHy-2Ag2 → 12x + y – 2 + 2.108 = 264 → 12x + y = 50 → MY = 50 (chẵn)
=> x = 4; y = 2 → Y là CH≡C–C≡CH
Hiđrocacbon X mạch hở có tỉ khối so với H2 nhỏ hơn 28. Biết X phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
6
Đáp án : B
Đặt công thức phân tử của X là: CxHy (đk: y ≤ 2x + 2)
MX < 56 → 12x + y < 56 → x ≤ 4
→ Các CTPT thỏa mãn là: C2H2; C3H4; C4H2; C4H4; C4H6
X có phản ứng với AgNO3/NH3 → X có ít nhất 1 liên kết ba đầu mạch → CTCT thỏa mãn
Đặt công thức phân tử của X là: CxHy (đk: y ≤ 2x + 2)
MX < 56 → 12x + y < 56 → x ≤ 4
→ Các CTPT thỏa mãn là: C2H2; C3H4; C4H2; C4H4; C4H6
X có phản ứng với AgNO3/NH3 → X có ít nhất 1 liên kết ba đầu mạch
Các CTCT thỏa mãn là:
CH≡CH
CH≡C−CH3
CH≡C−C≡CH
CH≡C−CH=CH2
CH≡C−CH2−CH3
→ 5 CTCT thỏa mãn
Hỗn hợp A gồm 3 chất X, Y, Z là 3 hiđrocacbon mạch hở có cùng công thức đơn giản nhất (theo thứ tự tăng dần về số nguyên tử cacbon), trong đó C chiếm 92,31% về khối lượng. Khi đốt cháy 0,01 mol chất Z thu được không quá 2,75 gam CO2. Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là (cho NTK: H = 1; C = 12; O = 16; Ag = 108)
-
A.
13,82.
-
B.
11,68.
-
C.
15,96.
-
D.
7,98.
Đáp án : A
Bước 1: Xác định CTĐGN của X, Y, Z
\(C:H = \dfrac{{\% {m_C}}}{{12}}:\dfrac{{\% {m_H}}}{1}\).
Bước 2: Xác định CTCT của X, Y, Z
- Dựa vào dữ kiện đốt Z → CZ < 6,25.
Mặt khác số nguyên tử H luôn là số chẵn nên suy ra: X là C2H2, Y là C4H4 và Z là C6H6.
- Để lượng kết tủa tối đa thì CTCT của các chất là:
C2H2: CH≡CH
C4H4: CH≡C-CH=CH2
C6H6: CH≡C-CH2-CH2-C≡CH
Bước 3: Tính m
- Xác định thành phần kết túa tạo thành => Tính m.
Bước 1: Xác định CTĐGN của X, Y, Z
- Ta có: %mH = 100% - 92,31% = 7,69%.
→ \(C:H = \dfrac{{92,31}}{{12}}:\dfrac{{7,69}}{1} = 1:1\) → CTĐGN là CH.
Bước 2: Xác định CTCT của X, Y, Z
- Khi đốt cháy 0,01 mol chất Z thu được không quá 2,75 gam CO2
\( \to {n_{C{O_2}}} < \dfrac{{2,75}}{{44}} = 0,0625\)
\( \to {C_Z} < \dfrac{{0,0625}}{{0,01}} = 6,25\).
- Mặt khác số nguyên tử H luôn là số chẵn nên suy ra: X là C2H2, Y là C4H4 và Z là C6H6.
- Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3:
nX = nY = nZ = \(\dfrac{{3,12}}{{26 + 52 + 78}}\) = 0,02 mol
Để lượng kết tủa tối đa thì CTCT của các chất là:
C2H2: CH≡CH (0,02 mol)
C4H4: CH≡C-CH=CH2 (0,02 mol)
C6H6: CH≡C-CH2-CH2-C≡CH (0,02 mol)
Bước 3: Tính m
Kết tủa gồm:
CAg≡CAg (0,02 mol)
CAg≡C-CH=CH2 (0,02 mol)
CAg≡C-CH2-CH2-C≡CAg (0,02 mol)
⟹ mkết tủa = 0,02.240 + 0,02.159 + 0,02.292 = 13,82 gam.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hiđrocacbon Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Phản ứng cộng của ankin Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Phản ứng oxi hóa ankin Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Ankin Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 30. Ankađien Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Phản ứng trùng hợp anken - điều chế và ứng dụng của anken Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Phản ứng cộng của anken Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Phản ứng oxi hóa anken Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Anken Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết