Trắc nghiệm Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ - Hóa 11
Đề bài
Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
-
A.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
-
B.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
-
C.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
-
D.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
-
A.
Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
-
B.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
-
C.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
-
D.
Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất
Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi vừa đủ, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
-
A.
X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
-
B.
X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
-
C.
Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
-
D.
X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
-
A.
C3H9O3.
-
B.
C2H6O2.
-
C.
CH3O.
-
D.
Không xác định được.
Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
-
A.
C4H9ClO.
-
B.
C8H18Cl2O2.
-
C.
C12H27Cl3O3.
-
D.
Không xác định được.
Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là
-
A.
C5H11O2N.
-
B.
C10H22O4N2.
-
C.
C6H13O2N.
-
D.
C5H9O2N.
Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biết MA < 100) :
-
A.
C6H14O2N.
-
B.
C3H7O2N.
-
C.
C3H7ON.
-
D.
C3H7ON2.
Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là :
-
A.
CHCl2.
-
B.
C2H2Cl4.
-
C.
C2H4Cl2.
-
D.
một kết quả khác.
Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là :
-
A.
C6H14O2N.
-
B.
C6H6ON2.
-
C.
C6H12ON.
-
D.
C6H5O2N.
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :
-
A.
C4H9N.
-
B.
C3H7N.
-
C.
C2H7N.
-
D.
C3H9N.
Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là :
-
A.
CO2Na.
-
B.
CO2Na2.
-
C.
C3O2Na.
-
D.
C2O2Na.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là
-
A.
C2H5NH2.
-
B.
C3H7NH2.
-
C.
CH3NH2.
-
D.
C4H9NH2.
Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.
-
A.
C3H4O3.
-
B.
C3H6O3.
-
C.
C3H8O3.
-
D.
Đáp án khác.
Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O2 (đktc) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 4 : 3. Biết tỉ khối của A so với không khí nhỏ hơn 7. Công thức phân tử của A là
-
A.
C8H12O5.
-
B.
C4H8O2.
-
C.
C8H12O3.
-
D.
C6H12O6.
Phân tích x gam chất hữu cơ X chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. CTPT của X là :
-
A.
C3H4O.
-
B.
C3H4O2.
-
C.
C3H6O.
-
D.
C3H6O2.
Hiđrocacbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là :
-
A.
C4H10.
-
B.
C4H6.
-
C.
C4H4.
-
D.
C4H8.
Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?
-
A.
2.
-
B.
1.
-
C.
3.
-
D.
4.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. CTPT của X là :
-
A.
C3H8.
-
B.
C3H6.
-
C.
C3H4.
-
D.
C2H4
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:
-
A.
C2H6.
-
B.
C2H6O.
-
C.
C2H6O2.
-
D.
Không thể xác định.
Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
-
A.
C2H6.
-
B.
C2H4.
-
C.
C3H8.
-
D.
C2H2.
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
-
B.
Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
-
C.
Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
-
D.
X phản ứng được với NH3 trong AgNO3.
Một hidrocacbon X có M = 58, phân tích 1 gam X thu được 5/29 gam hidro. Trong X có số nguyên tử H là:
-
A.
10
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
8
Đốt cháy hoàn toàn a mol một chất hữu cơ X thu được 3,36 lít CO2 ở đktc và 4,5 gam H2O. Giá trị của a là
-
A.
0,05
-
B.
0,1
-
C.
0,15
-
D.
Không xác định được
Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam một hidrocacbon X có M = 72 thu được 4,4 gam CO2. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X là
-
A.
6
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
7
Đốt một lượng hidrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó CO2 có khối lượng chiếm 66,165%. Chất X có công thức là
-
A.
C6H6
-
B.
C4H10
-
C.
C8H10
-
D.
C5H12
Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hợp chất hữu cơ M bằng vừa đủ 105 ml khí oxi, sản phẩm cháy thu được gồm 80 ml khí CO2, 90 ml hơi H2O, 10 ml N2. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ. Công thức phân tử của M là (cho nguyên tử khối của các nguyên tố C = 12; H=1; O = 16; N = 14)
-
A.
C4H10O2N2
-
B.
C3H7O2N
-
C.
C4H7O2N
-
D.
C4H9O2N
Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:
-
A.
một thứ tự nhất định.
-
B.
đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
-
C.
đúng số oxi hoá.
-
D.
đúng hoá trị.
Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4, khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) đựng trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong thí nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
-
A.
2.
-
B.
4.
-
C.
3.
-
D.
1.
Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế (ancol etylic). Trong đó, một số loại nước rửa tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89 gam X cần dùng 20,8656 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là (biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16)
-
A.
C2H6O.
-
B.
C29H50O2.
-
C.
C7H8O5.
-
D.
C20H30O.
Mentol là chất tự nhiên có trong tinh dầu bạc hà, tạo cảm giác mát khi bôi lên da hoặc các mô trong khoang miệng. Khi phân tích thành phần mentol cho thấy tỉ lệ về khối lượng của cacbon, oxi và hiđro lần lượt là 2,1 : 0,28 : 0,35. Biết mentol có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của mentol là
-
A.
C4H8O
-
B.
C8H16O
-
C.
C10H20O
-
D.
C6H12O.
Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol - một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10% (về khối lượng) còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là (biết H = 1, C = 12, O = 16)
-
A.
C10H12O.
-
B.
C9H8O2.
-
C.
C8H4O3.
-
D.
C10H14O.
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất Methamphetamine (Meth). Những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, chém giết người vô cớ, nặng hơn sẽ mắc tâm thần. Khi oxi hóa hoàn toàn 104,3 gam Meth bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 94,5 gam, ở bình 2 tạo thành 1379 gam kết tủa và còn 7,84 lít khí (đktc) thoát ra. Biết Meth có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của Meth là
-
A.
C9H15ON2.
-
B.
C10H17N2.
-
C.
C10H15N.
-
D.
C3H5ON.
Nicotin là chất độc gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. Khói thuốc lá có rất nhiều chất độc không những gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, ung thư vòm họng,… Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong Nicotin lần lượt như sau: 74,07%C, 17,28%N, 8,64% H. Tỉ số khối hơi của Nicotin so với Heli là 40,5. Cho H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16. Công thức phân tử của Nicotin là
-
A.
C10H14N2.
-
B.
C5H7N.
-
C.
C10H14N2O.
-
D.
C8H10N2O.
β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, β-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 6,7 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc thấy khối lượng bình (1) tăng 6,3 gam. Sau đó, khí thoát ra được dẫn qua qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 30,0 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch KOH 1,0 M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100,0 ml dung dịch KOH. Công thức đơn giản nhất của β-caroten là
-
A.
C5H9.
-
B.
C5H7.
-
C.
C5H8.
-
D.
C5H6.
Metyl salixylat là hợp chất được dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam metyl salixylat rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4 đặc (1) và bình nước vôi trong (2) thấy bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) tăng 17,6 gam. Biết khi hóa hơi 11,4 gam metyl salixylat thì thu được thể tích đúng bằng thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của metyl salixylat là (cho NTK: H=1; C=12; O=16)
-
A.
C8H8O3.
-
B.
C7H6O2.
-
C.
C9H12.
-
D.
C8H10.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
-
A.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
-
B.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
-
C.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
-
D.
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Đáp án : B
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
-
A.
Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
-
B.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
-
C.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
-
D.
Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất
Đáp án : B
Công thức đơn giản nhất của axetilen: CH
Công thức đơn giản nhất của benzen: CH
=> 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi vừa đủ, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
-
A.
X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
-
B.
X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
-
C.
Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
-
D.
X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Đáp án : A
Vì sau phản ứng thu được CO2, H2O và N2 => chắc chắn trong X chứa C, H và N
X có thể có O
Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
-
A.
C3H9O3.
-
B.
C2H6O2.
-
C.
CH3O.
-
D.
Không xác định được.
Đáp án : B
+) Đặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n với \(n \in N^*\)
+) Từ điều kiện độ bất bão hòa của phân tử k ≥ 0 => tìm n
Đặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n với \(n \in N^*\).
Độ bất bão hòa của phân tử $k=\frac{2n-3n+2}{2}=\frac{2-n}{2}\ge 0$=> n = 2
Vậy công thức phân tử của A là C2H6O2.
Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
-
A.
C4H9ClO.
-
B.
C8H18Cl2O2.
-
C.
C12H27Cl3O3.
-
D.
Không xác định được.
Đáp án : A
Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n ∈ N*).
+) Từ độ bất bão hòa của phân tử k => tìm n
Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n \( \in \) N*).
Độ bất bão hòa của phân tử $k=\frac{8n-10n+2}{2}=\frac{2-2n}{2}=1-n\ge 0$ => n = 1
Vậy công thức phân tử của X là C4H9OCl
Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là
-
A.
C5H11O2N.
-
B.
C10H22O4N2.
-
C.
C6H13O2N.
-
D.
C5H9O2N.
Đáp án : A
Bước 1: Tính tỉ lệ ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}$
- ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\frac{51,3}{12}:\frac{9,4}{1}:\frac{27,3}{16}:\frac{12}{14}$
Bước 2: Xác định CTĐGN của A
- Ta có CTĐGN của A là: C5H11O2N
Bước 3: Xác định CTPT của A
- Đặt CTPT A là: (C5H11O2N)n
- Từ MA => n => CTPT của A
Bước 1: Tính tỉ lệ ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}$
- Ta có : ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\frac{51,3}{12}:\frac{9,4}{1}:\frac{27,3}{16}:\frac{12}{14}=4,275:9,4:1,706:0,857=5:11:2:1$
Bước 2: Xác định CTĐGN của A
- Ta có công thức đơn giản nhất của A là C5H11O2N
Bước 3: Xác định CTPT của A
- Đặt công thức phân tử của A là (C5H11O2N)n
- Theo giả thiết ta có :
(12.5 + 11 + 16.2 + 14).n = 4,034.29
=>n = 1
Vậy công thức phân tử của A là C5H11O2N.
Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biết MA < 100) :
-
A.
C6H14O2N.
-
B.
C3H7O2N.
-
C.
C3H7ON.
-
D.
C3H7ON2.
Đáp án : B
+) ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}\Rightarrow {{m}_{C}}\Rightarrow \%C=\dfrac{0,9}{2,225}.100\%$
+) %O = 100% – %C – %H – %N
+) ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\dfrac{40,45}{12}:\dfrac{7,86}{1}:\dfrac{35,96}{16}:\dfrac{15,73}{14}$
+) Đặt công thức phân tử của A là (C3H7O2N)n; MA < 100
Ta có : ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\dfrac{1,68}{22,4}=0,075\,mol\Rightarrow {{m}_{C}}=0,9\,\,gam\Rightarrow %C=\dfrac{0,9}{2,225}.100=40,45%$
Do đó : %O = (100 – 40,45 – 15,73 – 7,86)% = 35,96%.
${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\dfrac{40,45}{12}:\dfrac{7,86}{1}:\dfrac{35,96}{16}:\dfrac{15,73}{14}=3,37:7,86:2,2475:1,124=3:7:2:1$
Công thức đơn giản nhất của A là C3H7O2N.
Đặt công thức phân tử của A là (C3H7O2N)n. Theo giả thiết ta có :
(12.3 + 7 + 16.2 + 14).n < 100 => n < 1,12 => n =1
Vậy công thức phân tử của A là C3H7O2N.
Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là :
-
A.
CHCl2.
-
B.
C2H2Cl4.
-
C.
C2H4Cl2.
-
D.
một kết quả khác.
Đáp án : B
+)${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{Cl}}=\frac{14,28}{12}:\frac{1,19}{1}:\frac{84,53}{3,35}$
+) Đặt công thức phân tử của A là (CHCl2)n (n ∈ N*).
+) Độ bất bão hòa của phân tử $k=\frac{2n-3n+2}{2}\ge 0$
Ta có : ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{Cl}}=\frac{14,28}{12}:\frac{1,19}{1}:\frac{84,53}{35,5}=1:1:2$
công thức đơn giản nhất của Z là CHCl2.
Đặt công thức phân tử của A là (CHCl2)n (n Î N*).
Độ bất bão hòa của phân tử $k=\frac{2n-3n+2}{2}=\frac{2-n}{2}\ge 0$ => n = 2
Vậy công thức phân tử của Z là : C2H2Cl4.
Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là :
-
A.
C6H14O2N.
-
B.
C6H6ON2.
-
C.
C6H12ON.
-
D.
C6H5O2N.
Đáp án : D
Tính ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}$ => CTPT
Ta có : ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\frac{72}{12}:\frac{5}{1}:\frac{32}{16}:\frac{14}{14}=6:5:2:1$
Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là : C6H5O2N.
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :
-
A.
C4H9N.
-
B.
C3H7N.
-
C.
C2H7N.
-
D.
C3H9N.
Đáp án : D
+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$
+) Bảo toàn nguyên tố H: $\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$
+) Bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{N}}=2.{{n}_{{{N}_{2}}}}$
+) Tính $ {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}$ => CTPT
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{16,8}{22,4}=0,75\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố H: $\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{20,25}{18}=2,25\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{N}}=2.{{n}_{{{N}_{2}}}}=2.\frac{2,8}{22,4}=0,25\,\,mol$
$\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}=0,75:2,25:0,25=3:9:1$
Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là C3H9N
Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là :
-
A.
CO2Na.
-
B.
CO2Na2.
-
C.
C3O2Na.
-
D.
C2O2Na.
Đáp án : A
Vì đốt cháy X thu được CO2 và Na2CO3 => trong X chứa C, Na và O
Bảo toàn nguyên tố Na: ${{n}_{Na\,(trong\,\,X)}}=2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}$
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C\,(trong\,\,X)}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}$ $\Rightarrow {{n}_{O\,(trong\,\,X)}}$
+) Tính ${{n}_{C}}:{{n}_{Na}}:{{n}_{O}}$ => CTPT
nNa2CO3 = 0,03 mol; nCO2 = 0,03 mol
Vì đốt cháy X thu được CO2 và Na2CO3 => trong X chứa C, Na và O
Bảo toàn nguyên tố Na: ${{n}_{Na\,(trong\,\,X)}}=2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,06\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C\,(trong\,\,X)}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,03+0,03=0,06\,\,mol$
$\Rightarrow {{n}_{O\,(trong\,\,X)}}=\frac{4,02-0,06.23-0,06.12}{16}=0,12\,\,mol$${{n}_{C}}:{{n}_{Na}}:{{n}_{O}}=0,06:0,06:0,12=1:1:2$
Vậy CTĐGN của X là : CNaO2.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là
-
A.
C2H5NH2.
-
B.
C3H7NH2.
-
C.
CH3NH2.
-
D.
C4H9NH2.
Đáp án : A
+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$
+) Bảo toàn nguyên tố H: $\,\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$
+) Bảo toàn nguyên tố O: ${{n}_{{{O}_{2}}\,(kk)}}=\frac{2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}$
Vì N2 chiếm 80% thể tích không khí, O2 chiết 20% thể tích không khí $\Rightarrow {{n}_{{{N}_{2}}\,(kk)}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}$
+) Tính số mol N trong HCHC => tỉ lệ nC : nH : nO
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{17,6}{44}=0,4\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố H: $\,\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{12,6}{18}=1,4\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố O: ${{n}_{{{O}_{2}}\,(kk)}}=\frac{2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}=0,75\,\,mol$
Vì N2 chiếm 80% thể tích không khí, O2 chiết 20% thể tích không khí $\Rightarrow {{n}_{{{N}_{2}}\,(kk)}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,75.4=3\,\,mol$
Do đó : ${{n}_{N\,(hchc)}}=2.(\frac{69,44}{22,4}-3)=0,2\,mol\,\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}=0,4:1,4:0,2=2:7:1$
Căn cứ vào các phương án ta thấy công thức của X là C2H5NH2
Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.
-
A.
C3H4O3.
-
B.
C3H6O3.
-
C.
C3H8O3.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : B
+) Bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}$
+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$
+) Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$
$\Rightarrow {{n}_{O\,(hchc)}}$
+) ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}$ => CTĐGN của X
+) Xét khoảng giá trị của n => CTPT của X
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=0,882\,gam$
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{2,156}{44}=0,049\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{0,882}{18}=0,098\,\,mol$
$\Rightarrow {{n}_{O\,(hchc)}}=\frac{1,47-0,049.12-0,098}{16}=0,049\,\,mol$
${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}=0,049:0,098:0,049=1:2:1$CTĐGN của X là : CH2O
Đặt công thức phân tử của X là (CH2O)n.
Theo giả thiết ta có : 3.29 < 30n < 4.29 suy ra 2,9 < n < 3,87 nên n =3
Vậy CTPT của X là C3H6O3
Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O2 (đktc) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 4 : 3. Biết tỉ khối của A so với không khí nhỏ hơn 7. Công thức phân tử của A là
-
A.
C8H12O5.
-
B.
C4H8O2.
-
C.
C8H12O3.
-
D.
C6H12O6.
Đáp án : A
+) Bảo toàn khối lượng: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}={{m}_{A}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}$
+) Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2
+) Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2.nH2O
+) Bảo toàn nguyên tố O: nO (trong A) + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
=> nC : nH : nO
Theo giả thiết: 1,88 gam A + 0,085 mol O2 ® 4a mol CO2 + 3a mol H2O
Bảo toàn khối lượng: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}={{m}_{A}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}=1,88+0,085.32=46\,\,gam$
=> 44.4a + 18.3a = 46 => a = 0,02 mol
Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 4a = 0,08 mol
Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2.nH2O = 3a.2 = 0,12 mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO (trong A) + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO (trong A) = 4a.2 + 3a - 0,085.2 = 0,05 mol
Þ nC : nH : nO = 0,08 : 0,12 : 0,05 = 8 : 12 : 5
Vậy công thức của chất hữu cơ A là C8H12O5 có MA < 203.
Phân tích x gam chất hữu cơ X chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. CTPT của X là :
-
A.
C3H4O.
-
B.
C3H4O2.
-
C.
C3H6O.
-
D.
C3H6O2.
Đáp án : B
Để đơn giản cho việc tính toán ta chọn : b = 18 gam; a = 66 gam, x = 36 gam.
+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$
+) Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$
+) Biện luận xét trong A chứa O hay không
=> mO (trong A) = mA – mC – mH
+) Tính nC : nH : nO => CTPT
Để đơn giản cho việc tính toán ta chọn : b = 18 gama = 66 gam, x = 36 gam.
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{66}{44}=1,5\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{18}{18}=2\,\,mol$
Ta thấy: mC + mH = 1,5.12 + 2 = 20 gam < mA => trong A chứa O
=> mO (trong A) = 36 – 20 = 16 gam => nO = 1 mol
=> nC : nH : nO = 1,5 : 2 : 1 = 3 : 4 : 2
Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là C3H4O2
Hiđrocacbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là :
-
A.
C4H10.
-
B.
C4H6.
-
C.
C4H4.
-
D.
C4H8.
Đáp án : D
+) Tính MA = 14.MHe
+) Đặt công thức phân tử của hợp chất A là CxHy (y ≤ 2x + 2)
+) Biện luận, xét các trường hợp của x => y
Theo giả thiết ta có : MA = 14.MHe = 14.4 = 56 gam/mol
Đặt công thức phân tử của hợp chất A là CxHy (y ≤ 2x + 2), ta có : 12x + y = 56
x |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
y |
44 (loại) |
32 (loại) |
20 (loại) |
8 (TM) |
- 4 (loại) |
Vậy công thức phân tử của A là C4H8
Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?
-
A.
2.
-
B.
1.
-
C.
3.
-
D.
4.
Đáp án : C
+) Vì khi đốt cháy A thu được CO2 và nước nên thành phần nguyên tố trong A chắc chắn có C, H, có thể có hoặc không có O.
+) Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz (y ≤ 2x + 2), ta có :
12x + y + 16z = 58 => z $<\frac{58-1-12}{16}$
+) Xét các TH z = 0; 1; 2; 3;...
Theo giả thiết ta có : MA = 29.2 = 58 gam/mol
Vì khi đốt cháy A thu được CO2 và nước nên thành phần nguyên tố trong A chắc chắn có C, H, có thể có hoặc không có O.
Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz (y 2x + 2), ta có :
12x + y + 16z = 58 z $<\frac{58-1-12}{16}=2,8125$
+ Nếu z = 0 12x + y = 58 $\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=4 \\ & y=10 \\ \end{align} \right.$ A là C4H10
+ Nếu z = 1 12x + y = 42 $\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=3 \\ & y=6 \\ \end{align} \right.$ A là C3H6O
+ Nếu z = 2 12x + y = 26 $\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=2 \\ & y=2 \\ \end{align} \right.$ A là C2H2O2
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. CTPT của X là :
-
A.
C3H8.
-
B.
C3H6.
-
C.
C3H4.
-
D.
C2H4
Đáp án : C
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + H2O (3)
+) ∑mkết tủa = mCaCO3 (1) + mBaCO3 (3) + mCaCO3 (3)
+) ∑nCO2 = nCO2 (1) + nCO2 (2)
+) Khối lượng bình tăng = ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}$
$+)\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}$
Các phản ứng xảy ra :
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
mol: 0,1 ← 0,1
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
mol: 2x → x
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + H2O (3)
mol: x → x → x
=> ∑mkết tủa = 10 + 197x + 100x = 39,7 => x = 0,1 mol
=> ∑nCO2 = 2.x + 0,1 = 0,3 mol
Khối lượng bình tăng = ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}=16,8\,\,gam\,\,\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=16,8-0,3.44=3,6\,\,gam$
$\Rightarrow {{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,4\,\,mol\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}=0,3:0,4=3:4.$
Vậy CTPT của X là C3H4.
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:
-
A.
C2H6.
-
B.
C2H6O.
-
C.
C2H6O2.
-
D.
Không thể xác định.
Đáp án : B
Bước 1: Tính số mol CO2
- Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)
Ba(HCO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) BaCO3 + CO2 + H2O (3)
=> nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2 (2) = nBaCO3(1) + 2nBaCO3(3)
Bước 2: Tính số mol H2O
\({m_{dd\,giam}} = {m_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\)
Bước 3: Xác định CTĐGN của X
- Từ số mol CO2 và H2O tính được số mol C và H trong X
- Bảo toàn nguyên tố O tính được số mol O trong X (dùng bảo toàn O)
- Lập tỉ lệ nC : nH : nO ⟹ CTĐGN của X.
Bước 4: Biện luận tìm CTPT của X
- Trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2
⟹ Giá trị của n.
- Kết luận CTPT của X.
Bước 1: Tính số mol CO2
Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)
Ba(HCO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) BaCO3 + CO2 + H2O (3)
- Ta có: \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\); \({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} = \dfrac{{19,7}}{{197}} = 0,1(mol)\); \({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(3)}} = \dfrac{{9,85}}{{197}} = 0,05(mol)\)
- Ta có nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2 (2) = nBaCO3(1) + 2nBaCO3(3) = 0,2(mol)
Bước 2: Tính số mol H2O
\({m_{dd\,giam}} = {m_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\)
\( \Leftrightarrow 5,5 = 19,7 - (44.0,2 + {m_{{H_2}O}}) \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 5,4(g)\)
\( \Rightarrow {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{5,4}}{{18}} = 0,3(mol)\)
Bước 3: Xác định CTĐGN của X
- Bảo toàn nguyên tố C, H ta có:
\({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,2(mol)\)
\({n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,3 = 0,6(mol)\)
- Bảo toàn nguyên tố O ta có: \({n_{O(X)}} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\)
⟹ nO(X) + 2.0,3 = 2.0,2 + 0,3 ⟹ nO(X) = 0,1 mol.
- Gọi CTPT của X là CxHyOz
⟹ x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1
⟹ CTĐGN là C2H6O
Bước 4: Biện luận tìm CTPT của X
CTPT của X có dạng (C2H6O)n hay C2nH6nOn
Trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2 ⟹ 0 < 6n ≤ 2.2n + 2 ⟹ 0 < n ≤ 1 ⟹ n = 1
Vậy công thức phân tử của X là C2H6O.
Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
-
A.
C2H6.
-
B.
C2H4.
-
C.
C3H8.
-
D.
C2H2.
Đáp án : A
CO2 được hấp thụ bởi KOH => ${{V}_{C{{O}_{2}}}}$ ;
O2 tác dụng với P =>${{V}_{{{O}_{2}}}}$(dư) ;
Khí còn lại là N2 =>${{V}_{{{N}_{2}}}}$ =>${{V}_{{{O}_{2}}}}$(ban đầu)
+) Bảo toàn nguyên tố C, H, O ta có : ${{n}_{C}}~={{n}_{C{{O}_{2}}}};~{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}};\text{ }{{n}_{N}}=2.{{n}_{N}}$
Theo giả thiết, ta có : ${{V}_{C{{O}_{2}}}}=2$ lít ; ${{V}_{{{O}_{2}}}}$(dư) = 0,5 lít ; ${{V}_{{{N}_{2}}}}=16$ lít =>${{V}_{{{O}_{2}}}}$(ban đầu) = 4 lít.
Sơ đồ phản ứng :
CxHy + O2 → CO2 + H2O + O2 dư
lít: 1 4 2 a 0,5
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với các nguyên tố C, H, O ta có :
$\left\{ \begin{gathered}1.x = 2.1 \hfill \\1.y = a.2 \hfill \\ 4.2 = 2.2 + a + 0.5.2 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} x = 2 \hfill \\ y = 6 \hfill \\ a = 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
=> Công thức của hiđrocacbon là C2H6.
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
-
B.
Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
-
C.
Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
-
D.
X phản ứng được với NH3 trong AgNO3.
Đáp án : B
Tính nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 0,55 mol
X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X chức chức este hay axit.
Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol
*Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2:
Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
- TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1)
- TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2)
Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1
Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2
Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol)
BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol)
+ nCO2 + H2O =>(1)
+ BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => (2)
+ m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => (3)
Giải hệ (1) (2) (3) thu được x, y, z
*Phản ứng đốt X:
BTNT: nC = nCO2 ; nH = 2nH2O
BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2
Lập tỉ lệ C : H : O và suy ra CTPT của X
Dựa vào các dữ kiện đề bài viết CTCT thỏa mãn của X.
nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 12,32/22,4 = 0,55 mol
X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X là este hoặc axit.
Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol
*Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2:
Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
- TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1)
- TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2)
Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1
Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2
Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol)
BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol)
+ nCO2 + H2O = x + y = 0,55 (1)
+ BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => x = z + 2(0,2 - z) (2)
+ m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => 197z - (44x +18y) = 2 (3)
Giải hệ (1) (2) (3) thu được x = 0,3; y = 0,25; z = 0,1
*Phản ứng đốt X:
nC = nCO2 = 0,3 mol
nH = 2nH2O = 0,5 mol
BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.0,3 + 0,25 - 2.0,3 = 0,25 mol
=> C : H : O = 0,3 : 0,5 : 0,25 = 6 : 10 : 5
Do CTPT của X trùng với CTĐGN nên CTPT X là C6H10O5
nX = 0,3 : 6 = 0,05 mol
Tỉ lệ: nNaOH : nX = 0,1 : 0,05 = 2 và nX : nH2O = 0,05 : 0,05 = 1:1 (X có 1 nhóm -COOH)
X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành 1 mol H2O và 1 chất hữu cơ Y nên có 2 trường hợp thỏa mãn là:
TH1: (X) HO-CH2-CH2-COOCH2-CH2-COOH; (Y) HO-CH2-CH2-COONa
TH2: (X) HO-CH(CH3)-COOCH(CH3)-COOH; (Y) HO-CH(CH3)-COONa
A đúng vì đốt HO-CH2-CH2-COONa hay đốt HO-CH(CH3)-COONa ta đều thu được số mol CO2 bằng H2O
B sai vì có 2 công thức phù hợp với X
C đúng vì tách nước HO-CH2-CH2-COONa hay HO-CH(CH3)-COONa đều thu được CH2=CH-COONa không có đồng phân hình học
D đúng vì X chứa nhóm -COOH có thể phản ứng với NH3
Một hidrocacbon X có M = 58, phân tích 1 gam X thu được 5/29 gam hidro. Trong X có số nguyên tử H là:
-
A.
10
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
8
Đáp án : A
1 gam X chứa 5/29 gam H
=> 58 gam X chứa 10 gam H
1 gam X chứa 5/29 gam H
=> 58 gam X chứa 10 gam H
=> nH = mH : MH = 10 : 1 = 10
=> Số nguyên tử H trong 1 phân tử X là 10
Đốt cháy hoàn toàn a mol một chất hữu cơ X thu được 3,36 lít CO2 ở đktc và 4,5 gam H2O. Giá trị của a là
-
A.
0,05
-
B.
0,1
-
C.
0,15
-
D.
Không xác định được
Đáp án : B
Ta thấy nH2O > nCO2 => Hợp chất hữu cơ có dạng CnH2n+2Oz
nCO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
nH2O = 4,5 : 18 = 0,25 mol
Ta thấy nH2O > nCO2 => Hợp chất hữu cơ có dạng CnH2n+2Oz
Khi đó: nX = nH2O – nCO2 = 0,25 – 0,15 = 0,1 mol
Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam một hidrocacbon X có M = 72 thu được 4,4 gam CO2. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X là
-
A.
6
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
7
Đáp án : B
nX = mX : MX = ?
nC = nCO2 = ?
=> Số C = nC : nX = ?
nX = mX : MX = 1,44 : 72 = 0,02 mol
nC = nCO2 = 4,4 : 44 = 0,1 mol
Số C = nC : nX = 0,1 : 0,02 = 5
Đốt một lượng hidrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó CO2 có khối lượng chiếm 66,165%. Chất X có công thức là
-
A.
C6H6
-
B.
C4H10
-
C.
C8H10
-
D.
C5H12
Đáp án : B
Giả sử sau phản ứng thu được 100 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
mCO2 = 66,165 gam => nCO2 => nC = nCO2 = ?
mH2O = 100 – 66,165 = 33,835 gam => nH2O => nH = 2nH2O = ?
Từ đó suy ra tỉ lệ C : H
Chọn đáp án thỏa mãn.
Giả sử sau phản ứng thu được 100 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
mCO2 = 66,165 gam => nCO2 = 1,50375 mol => nC = nCO2 = 1,50375 mol
mH2O = 100 – 66,165 = 33,835 gam => nH2O = 1,87972 mol => nH = 2nH2O = 3,75944 mol
Ta có: C : H = 1,50375 : 3,75944 ≈ 0,4
Quan sát các đáp án thấy B thỏa mãn
Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hợp chất hữu cơ M bằng vừa đủ 105 ml khí oxi, sản phẩm cháy thu được gồm 80 ml khí CO2, 90 ml hơi H2O, 10 ml N2. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ. Công thức phân tử của M là (cho nguyên tử khối của các nguyên tố C = 12; H=1; O = 16; N = 14)
-
A.
C4H10O2N2
-
B.
C3H7O2N
-
C.
C4H7O2N
-
D.
C4H9O2N
Đáp án : D
Bảo toàn nguyên tố
Tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol
Giả sử đốt 2 mol M bằng 10,5 mol O2 (vừa đủ) thu được 8 mol CO2, 9 mol H2O và 1 mol N2
Bảo toàn nguyên tố:
nC = nCO2 = 8 mol
nH = 2nH2O = 18 mol
nN = 2nN2 = 2 mol
nO = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.8 + 9 – 2.10,5 = 4 mol
Số C = nC : nM = 8 : 2 = 4
Số H = nH ; nM = 18 : 2 = 9
Số O = nO : nM = 4 : 2 = 2
Số N = nN : nM = 2 : 2 = 1
Vậy công thức phân tử của M là C4H9O2N
Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:
-
A.
một thứ tự nhất định.
-
B.
đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
-
C.
đúng số oxi hoá.
-
D.
đúng hoá trị.
Đáp án : B
Trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4, khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) đựng trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong thí nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
-
A.
2.
-
B.
4.
-
C.
3.
-
D.
1.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết phân tích định tính nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
(a) đúng, nguyên tố H trong saccarozo chuyển hoá thành H2O nên màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) đúng, PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.
(c) sai, đặt ống nghiệm nằm ngang trên giá ống nghiệm để hơi nước và CO2 thoát ra ống dẫn khí.
(d) sai, thí nghiệm chỉ xác định định tính được C và H.
(e) sai, tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn để tránh dung dịch trong ống 2 bị hút vào ống dẫn khí do áp suất trong ống 1 giảm.
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế (ancol etylic). Trong đó, một số loại nước rửa tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89 gam X cần dùng 20,8656 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là (biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16)
-
A.
C2H6O.
-
B.
C29H50O2.
-
C.
C7H8O5.
-
D.
C20H30O.
Đáp án : B
Bước 1: Tính số mol O2 phản ứng
Bước 2: Tính số mol CO2 và H2O tạo thành
- Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O (1)
- Từ khối lượng dung dịch giảm lập được phương trình: mdd giảm = \({m_{BaC{{\rm{O}}_3}}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\) (2)
Giải hệ (1) (2) thu được số mol CO2, H2O
Bước 3: Tìm CTPT của X
- Dùng bảo toàn nguyên tố C, H tính được số mol C, H trong X
- So sánh thấy mC + mH < mX → X có chứa O → nO
- Lập tỉ lệ nC : nH : nO ⇒ CTĐGN
- Mà trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2 ⇒ CTPT
Bước 1: Tính số mol O2 phản ứng
Ta có: \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{20,8656}}{{22,4}} = 0,9315\left({mol} \right)\)
Bước 2: Tính số mol CO2 và H2O tạo thành
Đặt số mol của CO2 và H2O lần lượt là a và b (mol)
- BTKL: \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = {m_X} + {m_{{O_2}}}\)
⇔ 44a + 18b = 9,89 + 0,9315.32 = 39,698 (1)
- Khi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư có phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
Theo PTHH → \({n_{BaC{{\rm{O}}_3}}} = {n_{C{O_2}}} = a\left({mol} \right)\)
Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm: mdd giảm = \({m_{BaC{{\rm{O}}_3}}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\)
⇔ 197a - (44a + 18b) = 91,701 ⇔ 153a - 18b = 91,701 (2)
Giải hệ (1) (2) ta được a = 0,667 và b = 0,575.
Bước 3: Tìm CTPT của X
- Bảo toàn nguyên tố C → \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,667\left({mol} \right) \to {m_C} = 0,667.12 = 8,004\left(g \right)\)
- Bảo toàn nguyên tố H → \({n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 1,15\left({mol} \right) \to {m_H} = 1,15.1 = 1,15\left(g \right)\)
- Ta thấy mC + mH = 8,004 + 1,15 = 9,154 gam < mX
→ Trong X có chứa Oxi
=> mO = mX - mC - mH = 9,89 - 9,154 = 0,736 gam → nO = 0,046 mol
- Gọi công thức phân tử của X là CxHyOz.
Ta có: x : y : z = nC : nH : nO = 0,667 : 1,15 : 0,046 = 29 : 50 : 2.
Theo đề bài X có CTPT trùng với CTĐGN nên CTPT của X là C29H50O2.
Mentol là chất tự nhiên có trong tinh dầu bạc hà, tạo cảm giác mát khi bôi lên da hoặc các mô trong khoang miệng. Khi phân tích thành phần mentol cho thấy tỉ lệ về khối lượng của cacbon, oxi và hiđro lần lượt là 2,1 : 0,28 : 0,35. Biết mentol có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của mentol là
-
A.
C4H8O
-
B.
C8H16O
-
C.
C10H20O
-
D.
C6H12O.
Đáp án : C
Gọi công thức đơn giản nhất của mentol là CxHyOz (x,y, z € N*)
⟹ x : y : z = \(\dfrac{{{m_C}}}{{12}}:\dfrac{{{m_H}}}{1}:\dfrac{{{m_O}}}{{16}}\)
⟹ Công thức đơn giản nhất nhất của mentol.
⟹ Công thức phân tử (do công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất).
Gọi công thức đơn giản nhất của mentol là CxHyOz (x,y, z € N*)
Giả sử khối lượng của cacbon, oxi và hiđro lần lượt là 2,1 ; 0,28 và 0,35 gam.
⟹ \(x:y:z = \dfrac{{{m_C}}}{{12}}:\dfrac{{{m_H}}}{1}:\dfrac{{{m_O}}}{{16}} = \dfrac{{2,1}}{{12}}:\dfrac{{0,35}}{1}:\dfrac{{0,28}}{{16}} = 10:20:1\)
⟹ Công thức đơn giản nhất của mentol là C10H20O.
Vì công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất nên công thức phân tử của mentol là C10H20O.
Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol - một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10% (về khối lượng) còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là (biết H = 1, C = 12, O = 16)
-
A.
C10H12O.
-
B.
C9H8O2.
-
C.
C8H4O3.
-
D.
C10H14O.
Đáp án : A
Bước 1: Tìm CTĐGN
\({{\rm{n}}_{\rm{C}}}:{{\rm{n}}_{\rm{H}}}:{{\rm{n}}_{\rm{O}}}{\rm{ = }}\dfrac{{{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}}:\dfrac{{{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}}:\dfrac{{{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} = \dfrac{{\% {\rm{C}}}}{{{\rm{12}}}}:\dfrac{{\% {\rm{H}}}}{{\rm{1}}}:\dfrac{{\% {\rm{O}}}}{{{\rm{16}}}}\)
=> CTĐGN
Bước 2: Biện luận tìm CTPT
Bước 1: Tìm CTĐGN
Gọi CTPT của anetol là CxHyOz (x, y, z ∈ N*)
Phần trăm khối lượng của O trong anetol là: %O = 100% - %C - %H = 100% - 81,08% - 8,10% = 10,82%
Ta có:
\(x:y:z = \dfrac{{\% C}}{{12}}:\dfrac{{\% H}}{1}:\dfrac{{\% O}}{{16}} = \dfrac{{81,08}}{{12}}:\dfrac{{8,1}}{1}:\dfrac{{10,82}}{{16}} = 10:12:1\)
⟹ CTĐGN là C10H12O
Bước 2: Biện luận tìm CTPT
Đặt CTPT của anetol là (C10H12O)n ⟹ Manetol = 148n = 148 ⟹ n = 1
Vậy CTPT của anetol là C10H12O.
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất Methamphetamine (Meth). Những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, chém giết người vô cớ, nặng hơn sẽ mắc tâm thần. Khi oxi hóa hoàn toàn 104,3 gam Meth bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 94,5 gam, ở bình 2 tạo thành 1379 gam kết tủa và còn 7,84 lít khí (đktc) thoát ra. Biết Meth có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của Meth là
-
A.
C9H15ON2.
-
B.
C10H17N2.
-
C.
C10H15N.
-
D.
C3H5ON.
Đáp án : C
Bước 1: Tính số mol CO2, H2O, N2
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn bằng CuO tương đương như việc đốt cháy bằng O2.
- Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O ⟹ \({n_{{H_2}O}}\)
- Do Ba(OH)2 dư ⟹ \({n_{C{O_2}}} = {n_{BaC{O_3}}}\)
- Khí thoát ra là N2 ⟹ \({n_{{N_2}}}\)
Bước 2: Xác định thành phần các nguyên tố có trong Meth
- Bảo toàn nguyên tố C, H, N ⟹ Số mol C, H, N trong Meth.
- BTKL xác định trong Meth có O hay không
Bước 3: Xác định Meth
Bước 1: Tính số mol CO2, H2O, N2
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn bằng CuO tương đương như việc đốt cháy bằng O2.
- Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O ⟹ \({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{94,5}}{{18}} = 5,25(mol)\)
- Do Ba(OH)2 dư ⟹ \({n_{C{O_2}}} = {n_{BaC{O_3}}} = \dfrac{{1379}}{{197}} = 7(mol)\)
- Khí thoát ra là N2 ⟹ \({n_{{N_2}}} = \dfrac{{7,84}}{{22,4}} = 0,35(mol)\)
Bước 2: Xác định thành phần các nguyên tố có trong Meth
- Bảo toàn C ⟹ \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 7(mol)\)
- Bảo toàn H ⟹ \({n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.5,25 = 10,5(mol)\)
- Bảo toàn N ⟹ \({n_N} = 2{n_{{N_2}}} = 2.0,35 = 0,7(mol)\)
- Nhận thấy: \({m_C} + {m_H} + {m_N} = 7.12 + 10,5 + 0,7.14 = 104,3 = {m_{Meth}}\)
⟹ Meth chỉ chứa C, H và N, không chứa O.
Bước 3: Xác định Meth
Gọi CTĐGN của Meth là CxHyNz
Ta có \(x:y:z = {n_C}:{n_H}:{n_N} = 7:10,5:0,7 = 10:15:1\)
⟹ CTĐGN của Meth là C10H15N.
Do Meth có CTPT trùng CTĐGN ⟹ CTPT của Meth là C10H15N.
Nicotin là chất độc gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. Khói thuốc lá có rất nhiều chất độc không những gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, ung thư vòm họng,… Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong Nicotin lần lượt như sau: 74,07%C, 17,28%N, 8,64% H. Tỉ số khối hơi của Nicotin so với Heli là 40,5. Cho H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16. Công thức phân tử của Nicotin là
-
A.
C10H14N2.
-
B.
C5H7N.
-
C.
C10H14N2O.
-
D.
C8H10N2O.
Đáp án : A
- Từ phần trăm khối lượng các nguyên tố suy ra tỉ lệ số mol các nguyên tố dựa theo công thức:
\({n_C}:{n_H}:{n_N} = \dfrac{{\% {m_C}}}{{12}}:\dfrac{{\% {m_H}}}{1}:\dfrac{{\% {m_N}}}{{14}}\)
- Từ tỉ lệ số mol các nguyên tố suy ra CTĐGN.
- Xét thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố ta có:
\({n_C}:{n_H}:{n_N} = \dfrac{{\% {m_C}}}{{12}}:\dfrac{{\% {m_H}}}{1}:\dfrac{{\% {m_N}}}{{14}} = \dfrac{{74,07\% }}{{12}}:\dfrac{{8,64\% }}{1}:\dfrac{{17,28\% }}{{14}} = 5:7:1\)
⟹ Công thức đơn giản nhất của Nicotin là C5H7N.
⟹ CTPT của Nicotin có dạng là (C5H7N)n.
- Ta có MNicotin = 40,5.4 = 162 = 81n ⟹ n = 2.
Vậy Nicotin có công thức phân tử là C10H14N2.
β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, β-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 6,7 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc thấy khối lượng bình (1) tăng 6,3 gam. Sau đó, khí thoát ra được dẫn qua qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 30,0 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch KOH 1,0 M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100,0 ml dung dịch KOH. Công thức đơn giản nhất của β-caroten là
-
A.
C5H9.
-
B.
C5H7.
-
C.
C5H8.
-
D.
C5H6.
Đáp án : B
Bước 1: Tính số mol CaCO3 và số mol KOH
- Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2:
+ Axit H2SO4 đặc có tính háo nước nên hấp thụ nước ⟹ Lượng H2O
+ Khí thoát ra là CO2, cho hấp thụ vào Ca(OH)2:
⟹ Tính được số mol CaCO3 và số mol KOH.
Bước 2: Tính số mol Ca(HCO3)2
- Do thêm KOH vào dung dịch X thu được kết tủa
⟹ dung dịch X có chứa Ca(HCO3)2.
- Theo đề bài, để lượng kết tủa lớn nhất thì cần lượng tối thiểu KOH nên phản ứng là:
Ca(HCO3)2 + KOH → CaCO3 ↓ + KHCO3 + H2O
- Từ PTHH và số mol KOH ⟹ Số mol Ca(HCO3)2
Bước 3: Tính số mol CO2
- Bảo toàn nguyên tố C
⟹ \({n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{{\rm{O}}_3}}} + 2{n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}}}\)
Bước 4: Tìm CTĐGN của β-caroten
- Xét phản ứng cháy của β-caroten:
+ Bảo toàn nguyên tố C ⟹ \({n_C} = {n_{C{O_2}}}\)
+ Bảo toàn nguyên tố H ⟹ \({n_H} = 2{n_{{H_2}O}}\)
- So sánh (mC + mH) và mβ-caroten ⟹ β-caroten không chứa O
- Lập tỉ lệ số mol nguyên tố C và H ⟹ CTĐGN
Bước 1: Tính số mol CaCO3 và số mol KOH
- Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2:
+ Axit H2SO4 đặc có tính háo nước nên hấp thụ nước
⟹ \({m_{{H_2}O}} = {m_{binh(1)\tan g}} = 6,3\left(g \right) \to {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{6,3}}{{18}} = 0,35\left({mol} \right)\)
+ Khí thoát ra là CO2, cho hấp thụ vào Ca(OH)2:
Ta có:
\({n_{CaC{{\rm{O}}_3}}} = \dfrac{{30}}{{100}} = 0,3\left({mol} \right);{n_{K{\rm{O}}H}} = 0,1.1 = 0,1\left({mol} \right)\)
Bước 2: Tính số mol Ca(HCO3)2
- Do thêm KOH vào dung dịch X thu được kết tủa
⟹ dung dịch X có chứa Ca(HCO3)2
- Theo đề bài, để lượng kết tủa lớn nhất thì cần lượng tối thiểu KOH nên phản ứng là:
Ca(HCO3)2 + KOH → CaCO3 ↓ + KHCO3 + H2O
0,1 ← 0,1 (mol)
Bước 3: Tính số mol CO2
- Bảo toàn nguyên tố C ⟹ \({n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{{\rm{O}}_3}}} + 2{n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}}} = 0,3 + 2.0,1 = 0,5\left({mol} \right)\)
Bước 4: Tìm CTĐGN của β-caroten
- Xét phản ứng cháy của β-caroten:
+ Bảo toàn nguyên tố C ⟹ \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,5\left({mol} \right)\)
+ Bảo toàn nguyên tố H ⟹ \({n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,35 = 0,7\left({mol} \right)\)
- Ta thấy: mC + mH = 0,5.12 + 0,7.1 = 6,7 = mβ-caroten ⟹ β-caroten không chứa O
⟹ nC : nH = 0,5 : 0,7 = 5 : 7
Vậy CTĐGN của β-caroten là C5H7.
Metyl salixylat là hợp chất được dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam metyl salixylat rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4 đặc (1) và bình nước vôi trong (2) thấy bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) tăng 17,6 gam. Biết khi hóa hơi 11,4 gam metyl salixylat thì thu được thể tích đúng bằng thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của metyl salixylat là (cho NTK: H=1; C=12; O=16)
-
A.
C8H8O3.
-
B.
C7H6O2.
-
C.
C9H12.
-
D.
C8H10.
Đáp án : A
Bước 1: Tính nH, mH
- mbình 1 tăng = mH2O, suy ra số mol nước và số mol H.
⟹ mH
Bước 2: Tính nC, mC
- mbình 2 tăng = mCO2, suy ra số mol CO2 và số mol C
⟹ mC
Bước 3: Xác định phân tử có O không
- Tính tổng khối lượng C và H, so sánh với khối lượng của metyl salixylat, kết luận có O hay không.
- mO = metyl salixylat – mC – mH
⟹ nO
Bước 4: Tìm CTPT
- Gọi công thức phân tử của metyl salixylat là CxHyOz ⟹ Tỉ lệ x : y : z = nC : nH : nO
- Suy ra công thức đơn giản nhất
- Tính số mol O2.
Vì thể tích của metyl salixylat bằng thể tích của oxi nên số mol của chúng bằng nhau
→ Phân tử khối của metyl salixylat
Bước 1: Tính nH, mH
- Ta có: mbình 1 tăng = mnước \(\to {m_{{H_2}O}} = 3,6\left({gam} \right) \to {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{3,6}}{{18}} = 0,2\left({mol} \right)\)
\(\to {n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,2 = 0,4\left({mol} \right) \to {m_H} = 1.0,4 = 0,4\left({gam} \right)\)
Bước 2: Tính nC, mC
- Ta có: mbình 2 tăng = mCO2 \(\to {m_{C{O_2}}} = 17,6\left({gam} \right) \to {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{17,6}}{{44}} = 0,4\left({mol} \right)\)
\(\to {n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,4\left({mol} \right) \to {m_C} = 12.0,4 = 4,8\left({gam} \right)\)
Bước 3: Xác định phân tử có O không
- Vì mC + mH = 4,8 + 0,4 = 5,2 < mmetyl salixylat → trong metyl salixylat có O
\({m_O} = {m_{metylsalixylat}} - {m_C} - {m_H} = 7,6 - 4,8 - 0,4 = 2,4\left({gam} \right) \to {n_O} = \dfrac{{2,4}}{{16}} = 0,15\left({mol} \right)\)
Bước 4: Tìm CTPT
- Gọi công thức phân tử của metyl salixylat là CxHyOz
\(x:y:z = {n_C}:{n_H}:{n_O} = 0,4:0,4:0,15 = 8:8:3\)
Vậy công thức đơn giản nhất của metyl salixylat là C8H8O3.
- Ta có: \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{2,4}}{{32}} = 0,075\left({mol} \right)\)
Vì thể tích của metyl salixylat bằng thể tích oxi nên:
\({n_{metylsalixylat}} = {n_{{O_2}}} = 0,075\left({mol} \right)\)
\(\to {M_{metylsal{\rm{ix}}ylat}} = \dfrac{{11,4}}{{0,075}} = 152 \to (8.12 + 8.1 + 3.16)n = 152 \to n = 1\)
Vậy công thức phân tử của metyl salixylat là C8H8O3.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20. Mở đầu hóa học hữu cơ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết