Trắc nghiệm Bài 20. Mở đầu hóa học hữu cơ - Hóa 11
Đề bài
Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau :
-
A.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
-
B.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua.
-
C.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit.
-
D.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muối cacbonat.
Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
-
A.
nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
-
B.
gồm có C, H và các nguyên tố khác.
-
C.
bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
-
D.
thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
-
A.
CO2, CaCO3.
-
B.
CH3Cl, C6H5Br.
-
C.
Al4C3, NaCN.
-
D.
CO, CaC2.
Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?
-
A.
4.
-
B.
5.
-
C.
3.
-
D.
2.
Cho dãy chất : CH4 ; C6H6 ; C6H5OH ; C2H5ZnI ; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng ?
-
A.
Các chất trong dãy đều là hiđrocacbon.
-
B.
Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
C.
Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.
-
D.
Có cả chất vô cơ và hữu cơ và đều là hợp chất của cacbon.
Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?
-
A.
Độ tan trong nước lớn hơn.
-
B.
Độ bền nhiệt cao hơn.
-
C.
Tốc độ phản ứng nhanh hơn.
-
D.
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn.
Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là :
-
A.
thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
-
B.
thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
C.
thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
D.
thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?
-
A.
Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
-
B.
Không bền ở nhiệt độ cao.
-
C.
Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
-
D.
Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau :
-
A.
Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
-
B.
Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
C.
Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
D.
Tất cả đều đúng.
Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
-
A.
CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCN, CH3Br, CH3CH2Br.
-
B.
CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.
-
C.
CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.
-
D.
HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
-
A.
4, 5, 6.
-
B.
1, 2, 3.
-
C.
1, 3, 5.
-
D.
2, 4, 6.
Hợp chất CH2=CH2 có tên thay thế là
-
A.
etan.
-
B.
eten.
-
C.
etin.
-
D.
etilen.
Hợp chất CH3CH2Cl có tên gốc – chức là
-
A.
etanol.
-
B.
ancol etylic.
-
C.
etyl clorua.
-
D.
cloetan.
Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?
-
A.
Kết tinh.
-
B.
Chưng cất
-
C.
Thăng hoa.
-
D.
Chiết.
Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:
Bông trộn CuSO4 khan chuyển sang màu:
-
A.
đỏ
-
B.
tím
-
C.
vàng
-
D.
xanh
Bộ dụng cụ như hình vẽ bên mô tả cho phương pháp tách chất nào :
-
A.
Chiết
-
B.
Chưng cất
-
C.
Kết tinh
-
D.
Sắc ký
Phương pháp tách biệt và tinh chế nào sau đây không đúng với cách làm là:
-
A.
Qúa trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh.
-
B.
Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất.
-
C.
Khi thu được hỗn hợp gồm tinh dầu xả nổi trên lớp nước tách lấy tinh dầu là phương pháp chiết
-
D.
Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa hay phủ tro muối) là phương pháp kết tinh.
Trong các chất sau chất nào được gọi là hiđrocacbon?
-
A.
CH4.
-
B.
C2H6O.
-
C.
CH3Cl.
-
D.
C12H22O11.
Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi tinh khiết thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X
-
A.
chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
-
B.
chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có nguyên tố O.
-
C.
chỉ có các nguyên tố C, H.
-
D.
chắc chắn phải có các nguyên tố C, O, N.
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên tố
-
A.
cacbon
-
B.
oxi
-
C.
silic
-
D.
nitơ
Công thức cấu tạo nào sau đây là sai?
-
A.
CH3 – CH2 – CH3
-
B.
CH3= CH3
-
C.
CH2=CH2
-
D.
CH ≡ CH
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
-
A.
liên kết cộng hóa trị.
-
B.
liên kết ion.
-
C.
liên kết cho nhận.
-
D.
liên kết đơn.
Lời giải và đáp án
Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau :
-
A.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
-
B.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua.
-
C.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit.
-
D.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muối cacbonat.
Đáp án : B
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…). Do đó hóa học hữu cơ là hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua.
Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
-
A.
nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
-
B.
gồm có C, H và các nguyên tố khác.
-
C.
bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
-
D.
thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Đáp án : A
Dựa vào đặc điểm thàn phân cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
-
A.
CO2, CaCO3.
-
B.
CH3Cl, C6H5Br.
-
C.
Al4C3, NaCN.
-
D.
CO, CaC2.
Đáp án : B
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).
=> Cặp CH3Cl, C6H5Br là chất hữu cơ
Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?
-
A.
4.
-
B.
5.
-
C.
3.
-
D.
2.
Đáp án : A
Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).
Vậy các hợp chất hữu cơ là: HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl
Cho dãy chất : CH4 ; C6H6 ; C6H5OH ; C2H5ZnI ; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng ?
-
A.
Các chất trong dãy đều là hiđrocacbon.
-
B.
Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
C.
Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.
-
D.
Có cả chất vô cơ và hữu cơ và đều là hợp chất của cacbon.
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết mở đầu về hóa hữu cơ
CH4 ; C6H6 ; C6H5OH ; C2H5ZnI ; C2H5PH2 đều là hợp chất hữu cơ
Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?
-
A.
Độ tan trong nước lớn hơn.
-
B.
Độ bền nhiệt cao hơn.
-
C.
Tốc độ phản ứng nhanh hơn.
-
D.
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn.
Đáp án : D
Nhận xét đúng là: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn.
- Tính chất vật lý của hợp chất hữu cơ
+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
+ Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là :
-
A.
thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
-
B.
thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
C.
thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
D.
thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Đáp án : B
Các tính chất hóa học chung của các hợp chất hữu cơ:
+ Kém bền với nhiệt, dễ cháy.
+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.
Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?
-
A.
Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
-
B.
Không bền ở nhiệt độ cao.
-
C.
Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
-
D.
Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Đáp án : C
+ Thuộc tính không phải là của các hợp chất hữu cơ là: liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
+ Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị
Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau :
-
A.
Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
-
B.
Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
C.
Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
D.
Tất cả đều đúng.
Đáp án : B
Hợp chất hữu cơ thường chia thành hai loại là hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
-
A.
CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCN, CH3Br, CH3CH2Br.
-
B.
CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.
-
C.
CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.
-
D.
HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.
Đáp án : B
Dẫn xuất của hiđrocacbon: Là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài các nguyên tố C, H thì còn có những nguyên tố khác như O, N, Cl, S.… Dẫn xuất của hidđrocacbon lại được chia thành dẫn xuất halogen như CH3Cl, C6H5Br,…; ancol như CH3OH, C2H5OH,…; anđehit như HCHO, CH3CHO.
- Nhóm CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCN, CH3Br, CH3CH2Br: có NaCN không là dẫn xuất hiđrocacbon
- Nhóm CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3: có CH3CH3 không là dẫn xuất hiđrocacbon
- Nhóm HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br: có HgCl2 không là dẫn xuất hiđrocacbon
- Nhóm CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH đều là dẫn xuất của hiđrocacbon
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
-
A.
4, 5, 6.
-
B.
1, 2, 3.
-
C.
1, 3, 5.
-
D.
2, 4, 6.
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết mở đầu về hóa hữu cơ
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
Hợp chất CH2=CH2 có tên thay thế là
-
A.
etan.
-
B.
eten.
-
C.
etin.
-
D.
etilen.
Đáp án : B
Tên thay thế = Tên phần thế + tên mạch C chính + tên phần định chức
CH2 = CH2 : et + en = eten
Hợp chất CH3CH2Cl có tên gốc – chức là
-
A.
etanol.
-
B.
ancol etylic.
-
C.
etyl clorua.
-
D.
cloetan.
Đáp án : C
Tên gốc – chức = tên phần gốc + tên định chức
CH3CH2Cl : etyl clorua
Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?
-
A.
Kết tinh.
-
B.
Chưng cất
-
C.
Thăng hoa.
-
D.
Chiết.
Đáp án : B
Chọn phương pháp tách phù hợp với sự chênh lệch nhiệt độ sôi
Vì nhiệt độ sôi của các chất chênh lệch nhau đáng kể và cao dần nên ta có thể dùng phương pháp chưng cất để tách các chất.
Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:
Bông trộn CuSO4 khan chuyển sang màu:
-
A.
đỏ
-
B.
tím
-
C.
vàng
-
D.
xanh
Đáp án : D
Tính chất hóa học của cacbohidrat
C6H12O6 + 12CuO \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 12Cu + 6CO2 + 6H2O
CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O
(trắng) (xanh)
Đáp án D
Bộ dụng cụ như hình vẽ bên mô tả cho phương pháp tách chất nào :
-
A.
Chiết
-
B.
Chưng cất
-
C.
Kết tinh
-
D.
Sắc ký
Đáp án : B
Lý thuyết về các phương pháp tách chất hóa học
Đáp án B
Phương pháp tách biệt và tinh chế nào sau đây không đúng với cách làm là:
-
A.
Qúa trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh.
-
B.
Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất.
-
C.
Khi thu được hỗn hợp gồm tinh dầu xả nổi trên lớp nước tách lấy tinh dầu là phương pháp chiết
-
D.
Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa hay phủ tro muối) là phương pháp kết tinh.
Đáp án : D
Phương pháp kết tinh lại dựa trên sự khác nhau rõ rệt về độ tan của các chất trong một dung môi (hay hỗn hợp các dung môi ) ở các nhiệt độ khác nhau ,hoặc có sự khác nhau về độ tan giữa chất chính và tạp chất ở cùng một nhiệt độ
Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể của các chất lỏng khác nhau
Chiết dùng để tách các chất thường là chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất (phân lớp)
A làm bay hơi hơi nước → muối là phương pháp kết tinh
B đúng, dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của rượu và nước người ta chưng cất được rượu
C đúng vì tinh dầu và nước tách lớp → dùng pp chiết
D sai
Trong các chất sau chất nào được gọi là hiđrocacbon?
-
A.
CH4.
-
B.
C2H6O.
-
C.
CH3Cl.
-
D.
C12H22O11.
Đáp án : A
Hiđrocacbon chỉ chứa các nguyên tử cacbon và hiđro.
Đáp án B, C, D còn chứa các nguyên tố khác C và H là O và Cl nên không phải hiđrocacbon.
Đáp án A chỉ chứa nguyên tố C và H nên là hiđrocacbon.
Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi tinh khiết thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X
-
A.
chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
-
B.
chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có nguyên tố O.
-
C.
chỉ có các nguyên tố C, H.
-
D.
chắc chắn phải có các nguyên tố C, O, N.
Đáp án : B
Dựa vào phương pháp phân tích định tính các hợp chất hữu cơ: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng
Khi đốt X trong oxi:
- Thu được CO2 \( \to\) X có chứa C
- Thu được H2O \( \to\) X có chứa H
- Thu được N2 \( \to\) X có chứa N
Vậy X có chứa C, H, N và có thể có O.
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên tố
-
A.
cacbon
-
B.
oxi
-
C.
silic
-
D.
nitơ
Đáp án : A
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).
Công thức cấu tạo nào sau đây là sai?
-
A.
CH3 – CH2 – CH3
-
B.
CH3= CH3
-
C.
CH2=CH2
-
D.
CH ≡ CH
Đáp án : B
Trong hợp chất hữu cơ C có hóa trị 4; H có hóa trị 1; O có hóa trị 2.
B sai vì khi đó C có hóa trị 5
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
-
A.
liên kết cộng hóa trị.
-
B.
liên kết ion.
-
C.
liên kết cho nhận.
-
D.
liên kết đơn.
Đáp án : A
Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết