Trắc nghiệm Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng

  • A.

    đồng phân.             

  • B.

    đồng vị.          

  • C.

    đồng đẳng.           

  • D.

    đồng khối.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

  • B.

    Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

  • C.

    Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

  • D.

    Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 3 :

Kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A.

    Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

  • B.

    Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

  • C.

    Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

  • D.

    Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Câu 4 :

Cấu tạo hoá học là

  • A.

    số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • B.

    các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • C.

    thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • D.

    bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 5 :

Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây ?

  • A.

    Công thức phân tử.             

  • B.

    Công thức tổng quát.

  • C.

    Công thức cấu tạo. 

  • D.

    Cả A, B, C.

Câu 6 :

Đồng phân là những chất:

  • A.

    Có cùng thành phần nguyên tố.

  • B.

    Có khối lượng phân tử bằng nhau

  • C.

    Có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau.

  • D.

    Có tính chất hóa học giống nhau.

Câu 7 :

Cho các chất sau: CH3–O–CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH­3 (5), CH3OH  (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau

  • A.

    (1) và (2); (3) và (4)       

  • B.

    (1) và (3); (2) và (5)    

  • C.

    (1) và (4); (3) và (5) 

  • D.

    (1) và (5); (2) và (4)

Câu 8 :

Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau : C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4  là

  • A.

    2.

  • B.

    3.

  • C.

    4.

  • D.

    5.

Câu 9 :

Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất

  • A.

    không no.                  

  • B.

    mạch hở.

  • C.

    thơm.        

  • D.

    no hoặc không no.

Câu 10 :

Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm:

  • A.

    Hai liên kết s.                         

  • B.

    Một liên kết s và một liên kết p

  • C.

    Hai liên kết p      

  • D.

    Một liên kết s và hai liên kết p

Câu 11 :

Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do:

  • A.

    Hai liên kết p và một liên kết s

  • B.

    Hai liên kết s và một liên kết p

  • C.

    Một liên kết s, một liên kết p, một liên kết cho - nhận.

  • D.

    Ba liên kết s.

Câu 12 :

Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: CH≡CH; CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2 lần lượt là:

  • A.

    3; 5; 9.     

  • B.

    4; 3; 6.                    

  • C.

    5; 3; 9. 

  • D.

    4; 2; 6.

Câu 13 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A.

    CH2=CH-CH=CH2

  • B.

    CH3-CH=C(CH3)2.

  • C.

    CH3-CH=CH-CH=CH2

  • D.

    CH2=CH-CH2-CH3.

Câu 14 :

Cho  các  chất:  CH2=CH−CH=CH2;  CH3−CH2−CH=C(CH3)2;  CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là

  • A.

    4.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

    1.

Câu 15 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A.

    2-clopropen.                         

  • B.

    But-2-en.

  • C.

    1,2-đicloetan. 

  • D.

    But-2-in.

Câu 16 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A.
    C2H5OH, CH3OCH3
  • B.
    CH3OCH3, CH3CHO. 
  • C.
    CH3CH3CH2OH, C2H5OH. 
  • D.
    C4H10, C6H6.
Câu 17 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A.
    C2H5OH, CH3OCH3
  • B.
    CH3OCH3, CH3CHO. 
  • C.
    CH3CH3CH2OH, C2H5OH. 
  • D.
    C4H10, C6H6.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng

  • A.

    đồng phân.             

  • B.

    đồng vị.          

  • C.

    đồng đẳng.           

  • D.

    đồng khối.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng đồng đẳng.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

  • B.

    Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

  • C.

    Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

  • D.

    Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

Vì cùng khối lượng phân tử nhưng có thể khác nhau về thành phần nguyên tử (ví dụ C5­H10 và C3H5CHO)

Câu 3 :

Kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A.

    Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

  • B.

    Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

  • C.

    Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

  • D.

    Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Câu 4 :

Cấu tạo hoá học là

  • A.

    số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • B.

    các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • C.

    thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • D.

    bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học.

Câu 5 :

Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây ?

  • A.

    Công thức phân tử.             

  • B.

    Công thức tổng quát.

  • C.

    Công thức cấu tạo. 

  • D.

    Cả A, B, C.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức cấu tạo

Câu 6 :

Đồng phân là những chất:

  • A.

    Có cùng thành phần nguyên tố.

  • B.

    Có khối lượng phân tử bằng nhau

  • C.

    Có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau.

  • D.

    Có tính chất hóa học giống nhau.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đồng phân là những chất có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau.   

Câu 7 :

Cho các chất sau: CH3–O–CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH­3 (5), CH3OH  (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau

  • A.

    (1) và (2); (3) và (4)       

  • B.

    (1) và (3); (2) và (5)    

  • C.

    (1) và (4); (3) và (5) 

  • D.

    (1) và (5); (2) và (4)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

(1) và (2) là đồng phân của nhau vì có cùng CTPT C2H6O

(3) và (4) là đồng phân của nhau vì có cùng CTPT C3H8O

Câu 8 :

Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau : C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4  là

  • A.

    2.

  • B.

    3.

  • C.

    4.

  • D.

    5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết cấu trúc phân tử HCHC

Lời giải chi tiết :

Các chất là đồng đẳng của C2H4 là C3H6; C4H8; C5H10

Câu 9 :

Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất

  • A.

    không no.                  

  • B.

    mạch hở.

  • C.

    thơm.        

  • D.

    no hoặc không no.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất không no

Câu 10 :

Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm:

  • A.

    Hai liên kết s.                         

  • B.

    Một liên kết s và một liên kết p

  • C.

    Hai liên kết p      

  • D.

    Một liên kết s và hai liên kết p

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm một liên kết s và một liên kết p

Câu 11 :

Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do:

  • A.

    Hai liên kết p và một liên kết s

  • B.

    Hai liên kết s và một liên kết p

  • C.

    Một liên kết s, một liên kết p, một liên kết cho - nhận.

  • D.

    Ba liên kết s.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm 1 liên kết s và 2 liên kết p

Câu 12 :

Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: CH≡CH; CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2 lần lượt là:

  • A.

    3; 5; 9.     

  • B.

    4; 3; 6.                    

  • C.

    5; 3; 9. 

  • D.

    4; 2; 6.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử CH≡CH có 1 liên kết σ(C-C) và 2 liên kết σ(C-H)

Trong phân tử CH2=CH2 có 1 liên kết σ(C-C) và 4 liên kết σ(C-H)

Trong phân tử CH2=CH-CH=CH2 có 2 liên lết σ(C-C) và 6 liên kết σ(C-H)

Câu 13 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A.

    CH2=CH-CH=CH2

  • B.

    CH3-CH=C(CH3)2.

  • C.

    CH3-CH=CH-CH=CH2

  • D.

    CH2=CH-CH2-CH3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất có đồng phân hình học là CH3-CH=CH-CH=CH2

Câu 14 :

Cho  các  chất:  CH2=CH−CH=CH2;  CH3−CH2−CH=C(CH3)2;  CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là

  • A.

    4.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

    1.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các chất có đồng phân hình học là

 CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH.

Câu 15 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A.

    2-clopropen.                         

  • B.

    But-2-en.

  • C.

    1,2-đicloetan. 

  • D.

    But-2-in.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

2-clopropen: CH2=CCl-CH3 => không có đồng phân hình học

but-2-en: CH3-CH=CH-CH3 => có đồng phân hình học

1,2-đicloetan: CHCl2-CHCl2 => không có đồng phân hình học

But-2-in: CH≡C-CH-CH3 => không có đphh

Câu 16 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A.
    C2H5OH, CH3OCH3
  • B.
    CH3OCH3, CH3CHO. 
  • C.
    CH3CH3CH2OH, C2H5OH. 
  • D.
    C4H10, C6H6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng có công thức cấu tạo khác nhau.

Lời giải chi tiết :

C2H5OH, CH3OCH3 đều có công thức phân tử là C2H6O.

Câu 17 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A.
    C2H5OH, CH3OCH3
  • B.
    CH3OCH3, CH3CHO. 
  • C.
    CH3CH3CH2OH, C2H5OH. 
  • D.
    C4H10, C6H6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử của các chất trong đáp án lần lượt là

Đáp án A là C2H6O và C2H6O

Đáp án B là C2H6O và C2H4O

Đáp án C là C3H8O và C2H6O

Đáp án D là C4H10 và C6H6

Các chất trong đáp án A có cùng công thức phân tử nên là đồng phân của nhau