Trắc nghiệm Bài 45. Bài tập phản ứng este hóa - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Đốt cháy a mol axit X đơn chức được x mol CO2 và y mol H2O. Biết rằng x – y = a. Công thức tổng quát của X là

  • A.

    CnH2n – 2O3        

  • B.

    CnH2n – 2O2         

  • C.

    CnH2n – 2Oz              

  • D.

    CnH2n O2

Câu 2 :

Cho các chất : (1) ankan; (2)  ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn, hở; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở;  (10)  axit không no (1 liên kết C=C), hở. Dãy gồm các chất mà khi đốt cháy cho số mol của CO2 và H2O bằng nhau là :

  • A.

    (1); (3); (5); (6); (8)           

  • B.

    (4); (3); (7); (6); (10)             

  • C.

    (3); (5); (6); (8); (9)            

  • D.

    (2); (3); (5); (7); (9)

Câu 3 :

Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X

  • A.

    C2H4(COOH)2  

  • B.

    CH2(COOH)2                        

  • C.

    CH3COOH     

  • D.

    (COOH)2

Câu 4 :

Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là

  • A.

    axit axetic.

  • B.

    axit malonic.

  • C.

    axit oxalic.

  • D.

    axit fomic.

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là

  • A.

    6,72.

  • B.

    13,44.

  • C.

    4,48.

  • D.

    2,24.

Câu 6 :

Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở được (m + 2,8) gam CO2 và (m – 2,4) gam H2O. Công thức phân tử của axit là

  • A.

    HCOOH.

  • B.

    CH3COOH.   

  • C.

    C2H5COOH.

  • D.

    C3H7COOH.

Câu 7 :

Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A, thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với metan là 3,75. Công thức cấu tạo của A biết A tác dụng được với NaHCO3 tạo khí là

  • A.

    HCOOCH3.

  • B.

    CH3COOH.   

  • C.

    HCOOH.

  • D.

    C2H5COOH.

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp ta thu được 6,6 gam CO2. Khi cho 0,1 hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là

  • A.

    10,8 gam

  • B.

    21,6 gam.

  • C.

    16,2 gam.       

  • D.

    5,4 gam

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

  • A.

    HOOC-CH2-COOH và 70,87%.

  • B.

    HOOC-CH2-COOH và 54,88%.

  • C.

    HOOC-COOH và 60,00%.

  • D.

    HOOC-COOH và 42,86%.

Câu 10 :

Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là   

  • A.

    1,12 lít.

  • B.

    3,36 lít.

  • C.

    4,48 lít.

  • D.

    2,24 lít.

Câu 11 :

Cho hỗn hợp X gồm 2 axit no : G1 đơn chức và G2 hai chức. Nếu đốt cháy hết 0,3 mol X được 11,2lít CO2 đktc. Để trung hoà vừa hết 0,3 mol X cần vừa hết 500 ml dung dịch NaOH 1M . G1 và G2 lần lượt là

  • A.

    HCOOH; CH2(COOH)2     

  • B.

    CH3COOH; (COOH)2       

  • C.

    HCOOH; (COOH)2       

  • D.

    C2H3COOH; (CH2)4(COOH)2

Câu 12 :

Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp gồm X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H(đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là

  • A.

    57,14%.

  • B.

    42,86 %.

  • C.

    28,57%.

  • D.

    85,71%.

Câu 13 :

Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (H = 80%) thì số gam este thu được là

  • A.

    22,80.

  • B.

    34,20.

  • C.

    34,20.

  • D.

    18,24.

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

  • A.

    0,01.

  • B.

    0,015.

  • C.

    0,020.

  • D.

    0,005.

Câu 15 :

Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic, axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc) thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là

  • A.

    0,8.

  • B.

    0,3.

  • C.

    0,2.

  • D.

    0,6

Câu 16 :

Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch C hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo cùng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp 2 axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    72,22%.

  • B.

    65,15%.

  • C.

    27,78%.

  • D.

    35,25%.

Câu 17 :

 Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH.  Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là :

  • A.

    1,12.

  • B.

    2,24.

  • C.

    4,48.

  • D.

    0,672.

Câu 18 :

Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là

  • A.

    0,1. 

  • B.

    0,25. 

  • C.

    0,15. 

  • D.

    0,5.

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400 ml dd NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là:

  • A.

    2,4      

  • B.

    1,6      

  • C.

    2,0      

  • D.

    1,8

Câu 20 :

Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D = 1,2g/ml ; M là kim loại kiềm ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54g M2CO3 và hỗn hợp khí , dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam ?

  • A.

    Tăng 5,70 gam           

  • B.

    Giảm 2,74 gam

  • C.

    Tăng 2,74 gam           

  • D.

    Giảm 5,70 gam

Câu 21 :

Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối natri của 3 axit hữu cơ no, đơn chức với NaOH dư, thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỉ khối của Y so với H2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A.

    42,0.

  • B.

    84,8.

  • C.

    42,4.

  • D.

    71,2.

Câu 22 :

Hỗn hợp X chứa 3 axit đều đơn chức, mạch hở gồm 1 axit no và 2 axit không no đều có 1 kiên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M , thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của 2 axit không no trong m gam X là :

  • A.

    12,06 gam      

  • B.

    24,12 gam      

  • C.

    15,36 gam

  • D.

    18,96 gam

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm 1 axit no, mạch thẳng, 2 lần axit (Y) và 1 axit không no có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, mạch hở, đơn chức (Z), số nguyên tử cacbon trong Y gấp đôi số nguyên tử cacbon trong Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam X thu  được 4,704 lít CO2(đktc). Trung hoà 5,08 gam X cần 350ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Công thức phân tử của Y và Z tương ứng là

  • A.

    C8H14O4 và C4H6O2

  • B.

    C6H12O4 và C3H4O2.

  • C.

    C6H10O4 và C3H4O2

  • D.

    C4H6O4 và C2H4O2.

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần 0,41 mol O2, thu được 0,54 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng muối thu được là

  • A.

    39,2 gam.

  • B.

    27,2 gam.

  • C.

    33,6 gam.

  • D.

    42,0 gam.

Câu 25 :

Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là

  • A.

    0,45.

  • B.

    0,40.

  • C.

    0,50.

  • D.

    0,55.

Câu 26 :

X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là

  • A.

    8,8.

  • B.

    4,6.

  • C.

    6,0.

    7,4.

  • D.

    7,4.

Câu 27 :

Cho X là axit cacboxylic đơn chức mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C, Y và Z là hai axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Cho 23,02 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch F. Cô cạn F, thu được m gam chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G bằng O2 dư, thu được Na2CO3, hỗn hợp T gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ T vào bình nước vôi trong, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng bình tăng thêm 22,04 gam. Khối lượng Z trong 23,02 gam E gần với giá trị nào sau đây ?

  • A.

    3,5 gam.

  • B.

    2,5 gam.

  • C.

    17,0 gam.

  • D.

    6,5 gam.

Câu 28 :

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với:

  • A.

    5%.     

  • B.

    7%.     

  • C.

    9%.     

  • D.

    11%.

Câu 29 :

Cho 6,08 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước, phần chất rắn khan còn lại chứa hai muối natri chiếm khối lượng 9,44 gam. Nung hai muối này trong khí O2 dư, sau phản ứng hoàn toàn ta thu được 6,36 gam Na2CO3; 5,824 lít khí CO2 (đktc) và 2,52 gam nước. Phần trăm khối lượng oxi trong A có giá trị gần nhất là

  • A.
    26,3                             
  • B.
    15,8                          
  • C.
    31,6                                   
  • D.
    52,6

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt cháy a mol axit X đơn chức được x mol CO2 và y mol H2O. Biết rằng x – y = a. Công thức tổng quát của X là

  • A.

    CnH2n – 2O3        

  • B.

    CnH2n – 2O2         

  • C.

    CnH2n – 2Oz              

  • D.

    CnH2n O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng đốt cháy axit cacboxylic

Lời giải chi tiết :

Vì naxit = nCO2 – nH2O => trong CTPT của X có 2 liên kết pi => X no, 2 chức hoặc X có 1 nối đôi C=C và 1 chức –COOH

Câu 2 :

Cho các chất : (1) ankan; (2)  ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn, hở; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở;  (10)  axit không no (1 liên kết C=C), hở. Dãy gồm các chất mà khi đốt cháy cho số mol của CO2 và H2O bằng nhau là :

  • A.

    (1); (3); (5); (6); (8)           

  • B.

    (4); (3); (7); (6); (10)             

  • C.

    (3); (5); (6); (8); (9)            

  • D.

    (2); (3); (5); (7); (9)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đốt cháy các chất có CTPT dạng CnH2nOx thì thu được nCO2 = nH2O  

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy các chất có CTPT dạng CnH2nOx thì thu được nCO2 = nH2O  

=> các chất thỏa mãn là: (3) xicloankan; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở.

Câu 3 :

Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X

  • A.

    C2H4(COOH)2  

  • B.

    CH2(COOH)2                        

  • C.

    CH3COOH     

  • D.

    (COOH)2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCO2 / nX = 2

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => X chứa 2 nhóm –COOH

Lời giải chi tiết :

nCO2 / nX = 2 => X chứa 2 C

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => X chứa 2 nhóm –COOH

=> X là HOOC-COOH

Câu 4 :

Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là

  • A.

    axit axetic.

  • B.

    axit malonic.

  • C.

    axit oxalic.

  • D.

    axit fomic.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCO2 = nH2O => X có dạng CnH2nOz

Số nguyên tử C = số nhóm chức => số O trong X gấp đôi số C => X có dạng: CnH2nO2n

Lời giải chi tiết :

Vì đốt cháy X thu được nCO2 = nH2O => X có dạng CnH2nOz

Số nguyên tử C = số nhóm chức => số O trong X gấp đôi số C

=> X có dạng: CnH2nO2n

Với n = 1 => X là CH2O2 > X là axit fomic: HCOOH

Với n =2 => X là C2H4O4 (không thỏa mãn)

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là

  • A.

    6,72.

  • B.

    13,44.

  • C.

    4,48.

  • D.

    2,24.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng ĐLBT nguyên tố O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O  

Lời giải chi tiết :

Gọi axit là RCOOH 

Ta có n axit = 0,1 mol => n O trong axit = 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O  

=> n O2 = (0,2 + 0,6 – 0,2) / 2 = 0,3

=> V = 0,3. 22,4 = 6,72 lít 

Câu 6 :

Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở được (m + 2,8) gam CO2 và (m – 2,4) gam H2O. Công thức phân tử của axit là

  • A.

    HCOOH.

  • B.

    CH3COOH.   

  • C.

    C2H5COOH.

  • D.

    C3H7COOH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở => n H2O = n CO2 
$=>\frac{m\text{ }+\text{ }2,8}{44}=\frac{m\text{ }\text{ }2,4}{18}=>m=6\text{ }g~$

CnH2nO2  →  nCO2  +  nH2
$\frac{6}{14n+32}\,\,\to \,\,0,2~$
=> 6n = 0,2.(14n + 32)

=> n =2 => C2H4O2 hay CH3COOH 

Câu 7 :

Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A, thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với metan là 3,75. Công thức cấu tạo của A biết A tác dụng được với NaHCO3 tạo khí là

  • A.

    HCOOCH3.

  • B.

    CH3COOH.   

  • C.

    HCOOH.

  • D.

    C2H5COOH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,1 mol

=> mC = 1,2 gam; mH = 0,2 gam

Bảo toàn khối lượng của axit: maxit = mC + mH + mO => mO = 1,6 gam

=> nC : nH : nO = 0,1 : 0,2 : 0,1 = 1 : 2 : 1 => CTPT có dạng CnH2nOn

MA = 3,75.16 = 60 => n = 2

=> CTPT: C2H4O2

Vì A tác dụng với NaHCO3 tạo khí => A là axit CH­3COOH

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp ta thu được 6,6 gam CO2. Khi cho 0,1 hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là

  • A.

    10,8 gam

  • B.

    21,6 gam.

  • C.

    16,2 gam.       

  • D.

    5,4 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) số C trung bình = 0,15 / 0,1 = 1,5 mol

+) Gọi a, b lần lượt là số mol của HCOOH và CH3COOH

+) Chỉ có HCOOH tham gia phản ứng tráng gương.

HCOOH  $\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}$ 2Ag

0,05 mol                         0,1 mol

Lời giải chi tiết :

${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{6,6}{44}=0,15\ mol$

=> số C trung bình = 0,15 / 0,1 = 1,5 mol => hỗn hợp X chứa axit HCOOH

=> axit còn lại là CH3COOH

Gọi a, b lần lượt là số mol của HCOOH và CH3COOH

Ta có: a + b = 0,1 mol

Ta có: $\overline{n}=\frac{a+2b}{a+b}=1,5\Rightarrow a=b=\frac{0,1}{2}=0,05\ mol$

Chỉ có HCOOH tham gia phản ứng tráng gương.

HCOOH  $\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}$ 2Ag

0,05 mol                         0,1 mol

=> mAg = 0,1.108 = 10,8 gam

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

  • A.

    HOOC-CH2-COOH và 70,87%.

  • B.

    HOOC-CH2-COOH và 54,88%.

  • C.

    HOOC-COOH và 60,00%.

  • D.

    HOOC-COOH và 42,86%.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặt y và z là số mol Y, Z trong mỗi phần. Gọi n là số C.

nH2 = y/2 + z = 0,2 => y + 2z = 0,4  (1)

nCO2 = n.y + n.z = 0,6  (2)

(1) => 2y + 2z > 0,4 => y + z = 0,2

Kết hợp (2) => n < 3

Vì n ≥ 2 và n < 3 => n = 2

Thay n = 2 vào (2), kết hợp với (1) => y = 0,2 và z = 0,1

Vậy X gồm CH3COOH (0,2 mol) và HOOC-COOH (0,1 mol)

=> %mZ = 42,86%

Câu 10 :

Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là   

  • A.

    1,12 lít.

  • B.

    3,36 lít.

  • C.

    4,48 lít.

  • D.

    2,24 lít.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi X có dạng CnH2nO2

CnH2nO2  →  CnH2n-1O2Na

\( =  > \,\,\frac{{3,88}}{{14n + 32}} = \frac{{5,2}}{{14n + 54}}\,\,\, =  > \,\,n = 7/3\)

=> nCnH2nO2 = nCnH2n-1O2Na = (5,2 – 3,88) / 22 = 0,06 mol

Đốt cháy hỗn hợp X thu được nCO2 = nH2O = n.nCnH2nO2 = 0,06n = 0,06.7/3 = 0,14 mol

Bảo toàn O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

=> nO2 = (0,14.3 – 0,06.2) / 2 = 0,15 mol

=> V = 3,36 lít

Câu 11 :

Cho hỗn hợp X gồm 2 axit no : G1 đơn chức và G2 hai chức. Nếu đốt cháy hết 0,3 mol X được 11,2lít CO2 đktc. Để trung hoà vừa hết 0,3 mol X cần vừa hết 500 ml dung dịch NaOH 1M . G1 và G2 lần lượt là

  • A.

    HCOOH; CH2(COOH)2     

  • B.

    CH3COOH; (COOH)2       

  • C.

    HCOOH; (COOH)2       

  • D.

    C2H3COOH; (CH2)4(COOH)2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,5 mol và nNaOH = 0,5 mol
Gọi CT trung bình của 2 axit đó là CxHy(COOH)z
CxHy(COOH)z + zNaOH → CxHy(COONa)z  + zH2O
       0,3                  0,5
$=>\text{ }z=\frac{0,5}{0,3}=1,67$ => có axit đơn chức
CxHy(COOH)z + O2 → (x + z) CO2 + (y + z) H2O
$=>\text{ }x+z=\frac{0,5}{0,3}=1,67=>\text{ }x=0$
=> 2 axit này đều không có C ở ngoài nhóm chức => số C nhỏ hơn hoặc bằng 2
mà số C trung bình = 1,67 => có axit 1 chức và axit 2 chức
=> HCOOH và (COOH)2

Câu 12 :

Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp gồm X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H(đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là

  • A.

    57,14%.

  • B.

    42,86 %.

  • C.

    28,57%.

  • D.

    85,71%.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,2\,\,mol;\text{ }{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,6\,\,mol$

Đặt y = nY; z = nZ

Từ phản ứng với Na => $\frac{y}{2}+z=0,2~\text{ (1) =}>\text{ }y+\text{ }z>0,2$

=> Số $\bar{C}<\frac{0,6}{0,3}=3$, vì Z hai chức nên Z chỉ có thể là HOOC – COOH

= > chất còn lại là CH3COOH.

= >2y + 2z = 0,6 (2)

Từ (1),(2) => y = 0,2;  z = 01

= > %mHOOC–COOH = $\frac{0,1.90}{0,1.90\text{ }+\text{ }0,2.60}.100%=42,86\text{ }%$

 

Câu 13 :

Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (H = 80%) thì số gam este thu được là

  • A.

    22,80.

  • B.

    34,20.

  • C.

    34,20.

  • D.

    18,24.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) số C trung bình = 3 và số H trung bình = 5,6

X là C3H8O; Y là C3H4O2 hoặc C3H2O2

Vì nY > nX => số H trung bình gần Y hơn (Nếu Y là C3H4O2 thì < 6 còn nếu Y là C3H2O2 thì < 5)

=> X là C3H8O (a mol) và Y là C3H4O2 (b mol)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 1,5 mol; nH2O = 1,4 mol

=> số C trung bình = 3 và số H trung bình = 5,6

X là C3H8O; Y là C3H4O2 hoặc C3H2O2

Vì nY > nX => số H trung bình gần Y hơn (Nếu Y là C3H4O2 thì < 6 còn nếu Y là C3H2O2 thì < 5)

=> X là C3H8O (a mol) và Y là C3H4O2 (b mol)

Bảo toàn C: nCO2 = 3a + 3b = 1,5

Bảo toàn H: nH2O = 4a + 2b = 1,4 

=> a = 0,2;  b = 0,3

C3H7OH + CH2=CH-COOH $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ CH2=CH-COO-C3H7

=> n CH2=CH-COO-C3H7 = 0,2.80% = 0,16 mol

=> m = 18,24 gam

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

  • A.

    0,01.

  • B.

    0,015.

  • C.

    0,020.

  • D.

    0,005.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Axit panmitic, axit stearic cháy cho nCO2 = nH2O

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,68 mol; nH2O = 0,65 mol

Axit panmitic, axit stearic cháy cho nCO2 = nH2O

=> nC17H31COOH = (nCO2 – nH2O) / 2 = 0,015 mol

Câu 15 :

Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic, axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc) thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là

  • A.

    0,8.

  • B.

    0,3.

  • C.

    0,2.

  • D.

    0,6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCOOH = nCO2 = 0,7 mol

+) Bảo toàn O: 0,7.2 + 0,4.2 = 0,8.2 + y

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với NaHCO3 => nCOOH = nCO2 = 0,7 mol

Đốt cháy X: nO2 = 0,4 mol và nCO2 = 0,8 mol

Bảo toàn O: 0,7.2 + 0,4.2 = 0,8.2 + y => y = 0,6

Câu 16 :

Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch C hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo cùng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp 2 axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    72,22%.

  • B.

    65,15%.

  • C.

    27,78%.

  • D.

    35,25%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Y mạch hở, đa chức, không phân nhán => Y 2 chức

+) nN2 = x + y = 0,1 mol

+) nCO2 = n.x + n.y

+) mhh = x.(14n + 32) + y.(14m + 62) = 8,64

Lời giải chi tiết :

- Y mạch hở, đa chức, không phân nhán => Y 2 chức

- X là CnH2nO2 (x mol); Y là CmH2m-2O4 (y mol)

=> nN2 = x + y = 0,1 mol

- nCO2 = n.x + n.y = 0,26

- mhh = x.(14n + 32) + y.(14m + 62) = 8,64

=> x = 0,04 và y = 0,06

=> 0,04n + 0,06m = 0,26 => n + 3m = 13

- Do n ≥ 1 và m ≥ 2 => n = 2 và m = 3

=> X là CH3COOH (0,04 mol) và Y là HOOC-CH2-COOH (0,06 mol)

=> %mX = 27,78%

Câu 17 :

 Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH.  Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là :

  • A.

    1,12.

  • B.

    2,24.

  • C.

    4,48.

  • D.

    0,672.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- X gồm toàn các chất có 1p => Khi đốt cháy cho số mol CO2 và H2O bằng nhau

=> nH2O – nCO2 = nH2

Lời giải chi tiết :

- Ta thấy X gồm toàn các chất có 1π

=> Khi đốt cháy cho số mol CO2 và H2O bằng nhau

=> nH2O – nCO2 = nH2 = 0,05 mol

=> V = 1,12 lit

Câu 18 :

Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là

  • A.

    0,1. 

  • B.

    0,25. 

  • C.

    0,15. 

  • D.

    0,5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn nguyên tố : nCO2 = nC(X)

+) Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = ½ nH(X)

+) mdd giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O

Lời giải chi tiết :

X : C2H2 ; CH2O  ; CH2O2 ; H2 với số mol lần lượt là a ; b ; c ; d

=> Bảo toàn nguyên tố : nCO2 = nC(X) = 2a + b + c = 0,15 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = ½ nH(X) = a + b + c + d = nX = a

=> mdd giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O

=> 3,9 = 15 – 44.015 – 18nH2O => nH2O = 0,25 mol = a

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400 ml dd NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là:

  • A.

    2,4      

  • B.

    1,6      

  • C.

    2,0      

  • D.

    1,8

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Qui X về : C2H4O : a mol ; C2H6O2 : b mol ; C2H4O2

=> 44a + 62b = 11,28 gam

+) Bảo toàn H : 4a + 6b + 4.0,07 = 2nH2O = 2.0,66 mol

+) Giả sử tạo x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3

=> 54,28 = 106x + 84y  và nC = 0,62 = x + y

Lời giải chi tiết :

X có : C2H4O ; C4H8O2 ; C2H6O2 ; C2H4O2

Qui về : C2H4O : a mol ; C2H6O2 : b mol ; C2H4O2

mC2H4O2 = 0,07 mol

=> 44a + 62b = 11,28 gam

Bảo toàn H : 4a + 6b + 4.0,07 = 2nH2O = 2.0,66 mol

=> a = 0,2 ; b = 0,04 mol

=> nCO2 = 0,62 mol

Giả sử tạo x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3

=> 54,28 = 106x + 84y  và nC = 0,62 = x + y

=> x = 0,1 ; y = 0,52 mol

=> nNaOH = 0,4x = 2.0,1 + 0,52 => x = 1,8M

Câu 20 :

Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D = 1,2g/ml ; M là kim loại kiềm ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54g M2CO3 và hỗn hợp khí , dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam ?

  • A.

    Tăng 5,70 gam           

  • B.

    Giảm 2,74 gam

  • C.

    Tăng 2,74 gam           

  • D.

    Giảm 5,70 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn C => nC(M2CO3) < nC(axit) = 0,2 mol

+) nMOH = 2nM2CO3 => $\frac{{7,2}}{{M + 17}} = 2.\frac{{9,54}}{{2M + 60}}$=> M = 23(Na)

=> nNaOH = 0,18 mol => nNa2CO3 = 0,09 mol

+) Khi cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư => mCaCO3 – mCO2 – mH2O = 2,74 gam

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ : CH3COOH + MOH → CH3COOM (+ H2O) → M2CO3  + CO2 + H2O

Bảo toàn C => nC(M2CO3) < nC(axit) = 0,2 mol

mMOH = 7,2g

nMOH = 2nM2CO3 => $\frac{{7,2}}{{M + 17}} = 2.\frac{{9,54}}{{2M + 60}}$=> M = 23(Na)

=> nNaOH = 0,18 mol => nNa2CO3 = 0,09 mol

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COONa + 4O2 → Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

=> nCO2 = 0,11 mol ; nH2O = 0,19 mol

Khi cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư => nCaCO3 = 0,11 mol

=> mCaCO3 – mCO2 – mH2O = 2,74 gam

=> khối lượng dung dịch giảm 2,74 gam

Câu 21 :

Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối natri của 3 axit hữu cơ no, đơn chức với NaOH dư, thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỉ khối của Y so với H2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A.

    42,0.

  • B.

    84,8.

  • C.

    42,4.

  • D.

    71,2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

$\begin{gathered}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}C{\text{OO}}Na\, +\,NaOH\,\xrightarrow{{CaO,\,\,{t^o}}}\,{C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 2}}\, +\,\,N{a_2}C{O_3}\,\,\,(1) \hfill \\  N{a_2}C{O_3}\, + \,{H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}N{a_2}S{O_4}\,+\,{H_2}O\, +\,C{O_2}\,\,\,(2) \hfill \\ \end{gathered} $.

Theo (1), (2):

${{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}\,={{n}_{{{C}_{\overline{n}}}{{H}_{2\overline{n}\,\,+\,2}}}}\,={{n}_{NaOH}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$

+) Bảo toàn khối lượng:

${{m}_{X}}+{{m}_{NaOH}}={{m}_{{{C}_{\overline{n}}}{{H}_{2\overline{n}\,\,+\,2}}}}+{{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}\Rightarrow {{m}_{X}}$

Lời giải chi tiết :

Đặt CTPT trung bình của 3 muối natri của 3 axit hữu cơ no, đơn chức là: ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}C{\text{OO}}Na$

Phương trình phản ứng :

$\begin{gathered}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}C{\text{OO}}Na +NaOH\xrightarrow{{CaO,{t^o}}}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 2}} +N{a_2}C{O_3}(1) \hfill \\  N{a_2}C{O_3}+ {H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}N{a_2}S{O_4}+{H_2}O+C{O_2}\,\,\,(2) \hfill \\ \end{gathered} $.

Theo (1), (2) và giả thiết ta có :

${{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}\,={{n}_{{{C}_{\overline{n}}}{{H}_{2\overline{n}\,\,+\,2}}}}\,={{n}_{NaOH}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{17,92}{22,4}=0,8\,\,mol.$

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

${{m}_{X}}+{{m}_{NaOH}}={{m}_{{{C}_{\overline{n}}}{{H}_{2\overline{n}\,\,+\,2}}}}+{{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}\Rightarrow {{m}_{X}}=0,8.106+11,5.2.0,8-0,8.40=71,2\,\,gam.$

Câu 22 :

Hỗn hợp X chứa 3 axit đều đơn chức, mạch hở gồm 1 axit no và 2 axit không no đều có 1 kiên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M , thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của 2 axit không no trong m gam X là :

  • A.

    12,06 gam      

  • B.

    24,12 gam      

  • C.

    15,36 gam

  • D.

    18,96 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nRCOOH = nNaOH ; mRCOOH = mRCOONa – 22.nNaOH

+) MRCOOH = 18,96 / 0,3 = 63,2 => axit no, đơn có M < 63,2 => HCOOH và CH3COOH

+) Bảo toàn khối lượng trong phản ứng đốt cháy: nO2 = (mCO2 + mH2O – maxit) / 32

+) Bảo toàn nguyên tố O: 2.nRCOOH + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

+) n2 axit không no có 1π = nCO2 – nH2O = 0,15 mol

+) Đặt axit no là CnH2nO2 (n = 1 hoặc n = 2) và 2 axit không no là CmH2m-2O2 ( m > 3)

nCO2 = 0,15n + 0,15m = 0,69 => n + m = 4,6

Lời giải chi tiết :

Do các axit đều đơn chức nên ta đặt công thức các axit là RCOOH, ta có

nRCOOH = nNaOH = 0,3 mol; mRCOOH = mRCOONa – 22.nNaOH = 25,56 – 6,6 = 18,96 gam

=> MRCOOH = 18,96 / 0,3 = 63,2 => axit no, đơn có M < 63,2 => HCOOH và CH3COOH

Bảo toàn khối lượng trong phản ứng đốt cháy: nO2 = (mCO2 + mH2O – maxit) / 32 = 0,66 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2.nRCOOH + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O = 1,92 mol (1)

Tổng khối lượng sản phẩm = 40,08 gam => 44.nCO2 + 18.nH2O = 40,08 gam  (2)

Từ (1) và (2) => nCO2 = 0,69 mol; nH2O = 0,54 mol

=> n2 axit không no có 1π = nCO2 – nH2O = 0,15 mol

=> naxit no = 0,3 – 0,15 = 0,15 mol

Đặt axit no là CnH2nO2 (n = 1 hoặc n = 2) và 2 axit không no là CmH2m-2O2 ( m > 3)

nCO2 = 0,15n + 0,15m = 0,69 => n + m = 4,6

Với n = 1 => m = 3,6 => 2 axit là C3H4O2 và C4H6O2

Với n = 2 => m = 2,6 (loại)

=> m2 axit không no = 18,96 – 0,15.46 = 12,06 gam

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm 1 axit no, mạch thẳng, 2 lần axit (Y) và 1 axit không no có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, mạch hở, đơn chức (Z), số nguyên tử cacbon trong Y gấp đôi số nguyên tử cacbon trong Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam X thu  được 4,704 lít CO2(đktc). Trung hoà 5,08 gam X cần 350ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Công thức phân tử của Y và Z tương ứng là

  • A.

    C8H14O4 và C4H6O2

  • B.

    C6H12O4 và C3H4O2.

  • C.

    C6H10O4 và C3H4O2

  • D.

    C4H6O4 và C2H4O2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nCOOH = nOH- = 2.nBa(OH)2

+) mX = mC + mH + mO => nH = 0,32 mol => nH2O đốt cháy = 0,16 mol

Vì 2 chất trong X đều có 2 pi => nCO2 – nH2O = nX = 0,05 mol = nY + nZ

+) nO(X) = 4nY + 2nZ = 0,14

Biện luận số C trong Y và Z

Lời giải chi tiết :

Trong X có : Y là C2nH4n-2O4 và Z là : CnH2n-2O2

Khi đốt cháy X : nCO2 = 0,21 mol

X + Ba(OH)2 : nCOOH = nOH = 0,07 mol => mO(X) = 0,14 mol

Có : mX = mC + mH + mO => nH = 0,32 mol => nH2O đốt cháy = 0,16 mol

Vì 2 chất trong X đều có 2 pi => nCO2 – nH2O = nX = 0,05 mol = nY + nZ

Có : nO(X) = 4nY + 2nZ = 0,14

=> nY = 0,02 ; nZ = 0,03mol

=> nCO2 = 0,02.2n + 0,03n = 0,21 => n = 3

=>C6H10O4 và C3H4O2

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần 0,41 mol O2, thu được 0,54 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng muối thu được là

  • A.

    39,2 gam.

  • B.

    27,2 gam.

  • C.

    33,6 gam.

  • D.

    42,0 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Do nC3H8O : nCH4 = 1 : 2 => Gộp C3H8O + 2CH4 = C5H16O3 = 2C2H6O + CH4O

=> X : C2H6O : a mol ; CH4O : b mol ; CnH2nO2 : c mol

+) Khi đốt cháy : nH2O – nCO2 = nancol no

+) Bảo toàn O : a + b + 2c + 0,41.2 = 0,54.2 + 0,54 + a + b + c

Biện luân số C trong axit và tính m

Lời giải chi tiết :

X : C3H8O3 ; CH4 ; C2H6O ; CnH2nO2

Do nC3H8O : nCH4 = 1 : 2 => Gộp C3H8O + 2CH4 = C5H16O3 = 2C2H6O + CH4O

=> X : C2H6O : a mol ; CH4O : b mol ; CnH2nO2 : c mol

=> Khi đốt cháy : nH2O – nCO2 = nancol no => nH2O = 0,54 + (a + b)  (mol)

Bảo toàn O : a + b + 2c + 0,41.2 = 0,54.2 + 0,54 + a + b + c

=> c = 0,4 mol. Mà nCO2 = 0,54 => số C trong axit = 1 (HCOOH)

=> Khi phản ứng với KOH thu được HCOOK : 0,4 mol

=> m = 33,6 gam

Câu 25 :

Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là

  • A.

    0,45.

  • B.

    0,40.

  • C.

    0,50.

  • D.

    0,55.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

3 chất đều phản ứng cộng với Br2 và có không quá 3 C => CH2=CHCOOH ; CH2=CH-CH2OH ; CH2=CHCHO

Xét 0,1 mol hỗn hợp có 0,02 mol C3H4O2 ; x mol C3H6O ; y mol C3H4O

Từ số mol hỗn hợp và sốm mol O2 => tính ra x và y

+) Trong 14,8 gam hỗn hợp lượng chất gấp 2,5 lần trong 0,1 mol

+) nH2 = nX + 2nZ = 0,45 mol

Lời giải chi tiết :

3 chất đều phản ứng cộng với Br2 và có không quá 3 C => CH2=CHCOOH ; CH2=CH-CH2OH ; CH2=CHCHO

Hay C3H4O2 ; C3H6O ; C3H4O

Xét 0,1 mol hỗn hợp có 0,02 mol C3H4O2 ; x mol C3H6O ; y mol C3H4O

C3H4O2 + 3O2  → 3CO2 + 2H2O

C3H6O + 4O2 → 3CO2 + 3H2O

C3H4O + 3,5O2 → 3CO2 + 2H2O

=> nhh = 0,02 + x + y = 0,1 và nO2 = 3.0,02 + 4x + 3,5y = 0,34

=> x = 0 ; y = 0,08 mol

=> mhh = 5,92 gam

Trong 14,8 gam hỗn hợp lượng chất gấp 2,5 lần trong 0,1 mol

=> nX = 0,05 mol ; nandehit = 0,2 mol

=> nH2 = nX + 2nZ = 0,45 mol = a

Câu 26 :

X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là

  • A.

    8,8.

  • B.

    4,6.

  • C.

    6,0.

    7,4.

  • D.

    7,4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi số mol 4 chất trong X lần lượt là : a, b, c, d

+) nCHO =  0,22 = 2b + 4c + 2d => b + 2c + d = 0,11

+) nCO2 = nCOOH =  2a + b + d = 0,07

+) a + b + c + d = 0,09 mol = nX = 2nH

Khi  đốt cháy do Y no đơn hở => nCO2 = nH2O = y mol

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy : 2.(12x + 0,18 + 0,25.16)  + 0,805.32 = 0,785.44 + 18.(0,09 + y)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol C trong X là x và số mol C trong Y là y

Ta có : nCO2 = x + y = 0,785 mol

Gọi số mol 4 chất trong X lần lượt là : a, b, c, d

nAg = 0,22 mol => nCHO =  0,22. = 2b + 4c + 2d => b + 2c + d = 0,11

Lại có : nCO2 = nCOOH =  2a + b + d = 0,07

=> a + b + c + d = 0,09 mol = nX = 2nH

=> Trong X có : x mol C ; 0,18 mol H ; 0,25 mol O

Khi  đốt cháy do Y no đơn hở => nCO2 = nH2O = y mol

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy :

2.(12x + 0,18 + 0,25.16)  + 0,805.32 = 0,785.44 + 18.( 0,09 + y)

=> 24x – 18y = 2,04g

=> x = 0,385 mol ; y = 0,4 mol

=> m = 8,8 gam

Câu 27 :

Cho X là axit cacboxylic đơn chức mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C, Y và Z là hai axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Cho 23,02 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch F. Cô cạn F, thu được m gam chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G bằng O2 dư, thu được Na2CO3, hỗn hợp T gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ T vào bình nước vôi trong, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng bình tăng thêm 22,04 gam. Khối lượng Z trong 23,02 gam E gần với giá trị nào sau đây ?

  • A.

    3,5 gam.

  • B.

    2,5 gam.

  • C.

    17,0 gam.

  • D.

    6,5 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng : mG + mNaOH = mmuối + mH2O

mO2 cần đốt cháy  = 0,23.106 + 22,04 – 33,14 = 13,28 gam

+) Bảo toàn O : nH2O + 2nCO2 = 1,06 mol

+) mCO2 + mH2O = 22,04g

+) Số C trung bình = (0,37 + 0,23) / 0,46 = 1,3 => Y là HCOOH và Z là CH3COOH

=> nX = nCO2 – nH2O = 0,05 mol

+) 0,41 < nCO2 (Y, Z) < 0,41.2 = 0,82 mol

Nếu X có 3C => nCO2 (Y,Z) = 0,45 mol (thỏa mãn)

Nếu X có 4C trở lên => nCO2 (Y,Z) < 0,4 mol (không thỏa mãn)

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng : mG + mNaOH = mmuối + mH2O => mmuối = 23,02 + 0,46.40 – 0,46.18 = 33,14 gam

mO2 cần đốt cháy  = 0,23.106 + 22,04 – 33,14 = 13,28 gam

=> nO2 = 0,415 mol

Bảo toàn O : nH2O + 2nCO2 = 1,06 mol

mCO2 + mH2O = 22,04g

=> nCO2 = 0,37 ; nH2O = 0,32 mol

Số C trung bình = (0,37 + 0,23) / 0,46 = 1,3 => Y là HCOOH và Z là CH3COOH

=> nX = nCO2 – nH2O = 0,05 mol

=> Tổng số mol của Y và Z là 0,41 mol

0,41 < nCO2 (Y, Z) < 0,41.2 = 0,82 mol

Nếu X có 3C => nCO2 (Y,Z) = 0,45 mol (thỏa mãn)

Nếu X có 4C trở lên => nCO2 (Y,Z) < 0,4 mol (không thỏa mãn)

=> X là C2H3COOH

Đặt nHCOOH = x ; nCH3COOH = y mol

=> x + 2y = 0,6 – 0,05.3

Và x + y = 0,41 mol

=> x = 0,37 ; y = 0,04 mol

=> mZ = 2,4 gam

Câu 28 :

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với:

  • A.

    5%.     

  • B.

    7%.     

  • C.

    9%.     

  • D.

    11%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Vì chỉ tạo este thuần chức => COOH phản ứng vừa đủ với OH

Gọi nCOOH = x = nOH = nCOO = nH2O

meste + mH2O = mC + mH + mO => 5,4 + 18x = 0,21.12 + 0,23.2 + 3x.16

+) Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

+) Do nH2O > nCO2 => 2 ancol no, đơn chức

Giả sử 2 axit đều có 2 pi => nH2O – nCO2 = nancol – naxit

+) Số C trung bình = 1,6 => chứng tỏ ancol là CH3OH : x mol và C2H5OH : y mol

+) Số H trung bình = 3,7 => axit là HOOC-COOH

Axit đơn chức là CnH2n-2O2 : 0,02 mol (n > 2)

Ta có: nC = x + 2y + 0,02n + 0,03.2 = 0,21 => x + 2y + 0,02n = 0,15

=> y + 0,02n = 0,15 – 0,08 = 0,07

=> 0,02n < 0,07

Lời giải chi tiết :

Tổng quát : COOH + OH → COO + H2O

Vì chỉ tạo este thuần chức => COOH phản ứng vừa đủ với OH

Gọi nCOOH = x = nOH = nCOO = nH2O

meste + mH2O = mC + mH + mO => 5,4 + 18x = 0,21.12 + 0,23.2 + 3x.16

=> x = 0,08 mol

Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nO2 = 0,21 mol

=> mX = 6,84g

Do nH2O > nCO2 => 2 ancol no , đơn chức

Giả sử 2 axit đều có 2 pi

=> nH2O – nCO2 = nancol – naxit => naxit = 0,05 mol

Mà nCOOH = 0,08 => naxit 2 chức = 0,03 ; naxit đơn chức = 0,02

=> Số C trung bình = 1,6

Vì 2 axit có cùng số pi = 2 => axit đơn chức có ít nhất 3C

=> chứng tỏ ancol là CH3OH : x mol và C2H5OH : y mol

Số H trung bình = 3,7 => axit là HOOC-COOH

Axit đơn chức là CnH2n-2O2 : 0,02 mol (n > 2)

=> x + y = 0,08 = nancol

Ta có: nC = x + 2y + 0,02n + 0,03.2 = 0,21 => x + 2y + 0,02n = 0,15

=> y + 0,02n = 0,15 – 0,08 = 0,07

=> 0,02n < 0,07 => n < 3,5

=> n = 3 (TM) => x= 0,07 ; y = 0,01 mol

=>%mC2H5OH(X) = 6,73%

Câu 29 :

Cho 6,08 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước, phần chất rắn khan còn lại chứa hai muối natri chiếm khối lượng 9,44 gam. Nung hai muối này trong khí O2 dư, sau phản ứng hoàn toàn ta thu được 6,36 gam Na2CO3; 5,824 lít khí CO2 (đktc) và 2,52 gam nước. Phần trăm khối lượng oxi trong A có giá trị gần nhất là

  • A.
    26,3                             
  • B.
    15,8                          
  • C.
    31,6                                   
  • D.
    52,6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

A + NaOH  → H2O + hai muối natri (1)

        Muối + O2  →Na2CO3 + CO2 + H2O  (2)

Bảo toàn nguyên tố  => nNaOH = 2nNa2CO3

BTKL: mA + mNaOH = mH2O + mmuối  => mH2O → nH2O

Giả sử trong 6,08 g A có chứa x mol C , y mol H, z mol O

Bảo toàn nguyên tố C  => x

Bảo toàn nguyên tố H:  y + nNaOH = 2nH2O (1) + 2nH2O (2) => y 

BTKL : 6,08 = mC + mH + mO → z = 0,12 mol

=> C : H : O = x : y : z

Lời giải chi tiết :

nNa2CO3 = 0,06 mol ; nCO2= 0,26 mol ; nH2O = 0,14 mol

      A + NaOH  → H2O + hai muối natri (1)

        Muối + O2  →Na2CO3 + CO2 + H2O  (2)

Bảo toàn nguyên tố  => nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,12 mol

BTKL: mA + mNaOH = mH2O + mmuối  => mH2O = 1,44 g → nH2O = 0,08

Giả sử trong 6,08 g A có chứa x mol C , y mol H, z mol O

Bảo toàn nguyên tố C  => x = nNa2CO3 + nCO2 = 0,32 mol

Bảo toàn nguyên tố H:  y + nNaOH = 2nH2O (1) + 2nH2O (2) => y  = 2(0,08 + 0,14) - 0,12 = 0,32 mol

BTKL : 6,08 = mC + m+ m  => 0,32.12 + 0,32 + 16 z = 6,08 → z = 0,12 mol

=> C : H : O = x : y : z = 8 : 8 : 3  => A là C8H8O3

→%O = 31,6%

Trắc nghiệm Bài 45. Điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập anđehit - xeton - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập anđehit - xeton Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập axit cacboxylic - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập axit cacboxylic Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 9 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 9 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 45. Bài tập tính axit của axit cacboxylic - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Bài tập tính axit của axit cacboxylic Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 45. Axit cacboxylic - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Axit cacboxylic Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 44. Điều chế, ứng dụng của anđehit - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Điều chế, ứng dụng của anđehit Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 44. Bài tập phản ứng cộng (H2) anđehit - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Bài tập phản ứng cộng (H2) anđehit Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 44. Bài tập phản ứng oxi không hoàn toàn anđehit - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Bài tập phản ứng oxi không hoàn toàn anđehit Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 44. Bài tập oxi hóa hoàn toàn anđehit - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Bài tập oxi hóa hoàn toàn anđehit Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 44. Anđehit - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Anđehit Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết