Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập phản ứng đốt cháy ancol - Hóa 11
Đề bài
Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là
-
A.
ancol etylic
-
B.
ancol metylic
-
C.
ancol benzylic
-
D.
propenol
Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một ancol X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam nước. X Có CTPT là
-
A.
C3H7OH
-
B.
C3H6(OH)2
-
C.
C2H4(OH)2
-
D.
C3H5(OH)3
Có 1 ancol đơn chức, mạch hở Y. Khi đốt cháy Y ta thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol O2 dùng cho phản ứng gấp 4 lần số mol của Y. CTPT của Y là:
-
A.
C4H8O
-
B.
C3H6O
-
C.
C3H8O2
-
D.
C2H4O
Đốt cháy a mol ancol X cần 2,5a mol oxi. Biết X không làm mất màu dung dịch brom. CTPT của ancol là:
-
A.
C2H4(OH)2
-
B.
C3H6(OH)2
-
C.
C3H5(OH)3
-
D.
C2H6O
Ancol A tác dụng với K dư cho một thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol A đã dùng. Mặt khác đốt cháy hết một thể tích hơi ancol A thu được thể tích CO2 nhỏ hơn ba lần thể tích ancol (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Ancol A là :
-
A.
C3H7OH
-
B.
C2H4(OH)2
-
C.
C2H5OH
-
D.
C3H6(OH)2
Ba ancol X, Y, Z không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi ancol đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 3 : 4. CTPT 3 ancol là
-
A.
C3H7OH, CH3CH(OH)CH2OH, C3H5(OH)3
-
B.
CH3OH, C2H5OH, C3H7OH
-
C.
C3H7OH, C3H5OH, CH3CH(OH)CH2OH
-
D.
C3H7OH, CH3C(OH)2CH3, C3H5(OH)3
Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol no, mạch hở, đơn chức liên tiếp thì thu được 6,72 lít CO2 (đktc). CTPT và % thể tích của chất có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp A là:
-
A.
CH4O; 50%.
-
B.
C2H6O; 50%.
-
C.
C2H6; 50%.
-
D.
C3H8O; 40%
Cho 1 bình kín dung tích 16 lít chứa hh X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 (ở 109,20C; 0,98 atm). Đốt cháy hết rượu rồi đưa nhiệt độ bình về 136,50C thì áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 3,78 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. Giá trị của P là
-
A.
1,512.
-
B.
1,186.
-
C.
1,322.
-
D.
2,016.
Cho hh A gồm 1 rượu no, đơn chức và 1 rượu no 2 chức tác dụng với Na dư thu được 0,616 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 1 lượng gấp đôi hh A thì thu được 7,92 gam CO2 và 4,5 gam H2O. CTPT của mỗi rượu là
-
A.
C2H5OH và C3H6(OH)2.
-
B.
C2H4(OH)2 và C3H7OH.
-
C.
C3H5OH và C2H4(OH)2.
-
D.
CH3OH và C3H6(OH)2.
Cho hỗn hợp X gồm 6,4 gam ancol metylic và b (mol) 2 ancol A và B no, đơn chức liên tiếp. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng hết với Na thu được 4,48 lít H2 (đktc).
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng a gam, bình 2 tăng (a + 22,7) gam. CTPT của 2 ancol A và B là
-
A.
C2H5OH và C3H7OH.
-
B.
C2H5OH và C4H9OH.
-
C.
C3H7OH và C4H9OH.
-
D.
C3H5OH và C4H8OH.
Hoá hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no A và B ở 81,90C và 1,3 atm thì thu được 1,568 lít hơi ancol. Nếu cho hỗn hợp ancol này tác dụng với Na dư thì thu được 1,232 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol đó thì thu được 7,48 gam CO2. Giá trị của m là
-
A.
3,49
-
B.
2,57
-
C.
4,28
-
D.
2,91
Cho hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C trong đó A và B là 2 ancol no có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, C là ancol không no có 1 nối đôi. Cho m (g) X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (00C, 2atm). Nếu đốt cháy hoàn toàn m/4 g X thì thu được 3,52 gam CO2 và 2,16 gam H2O. CTPT mỗi ancol là
-
A.
C2H5OH ; C3H7OH và C3H6O.
-
B.
C2H5OH ; C4H9OH và C3H6O.
-
C.
CH3OH ; C3H7OH và C4H8O.
-
D.
CH3OH ; C3H7OH và C3H6O.
Hỗn hợp A gồm rượu đơn chức no X và H2O. Cho 21 gam A tác dụng Na được 7,84 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 21 gam A và cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa tạo ra trong bình chứa Ca(OH)2 là
-
A.
30 gam
-
B.
45 gam
-
C.
60 gam
-
D.
75 gam
Hỗn hợp X gồm ancol etylic và 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X thu được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác đốt cháy m gam X cần dùng vừa đủ 0,3 mol O2, sau phản ứng thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp là
-
A.
40%
-
B.
50%
-
C.
60%
-
D.
80%
Hỗn hợp M gồm ancol no, mạch hở, đơn chức X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy một lượng M cần dùng vừa đủ 0,105 mol O2 thu được 0,06 mol CO2. CTPT của Y là
-
A.
C2H6
-
B.
C3H8
-
C.
CH4
-
D.
C2H4
Hỗn hợp A gồm các khí và hơi CH3OH, C5H11OH, C3H8O, C2H5OCH3, C4H9OH có tỉ khối so với H2 là 23. Đốt cháy hoàn toàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được V lít O2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Giá trị của V là
-
A.
19,04
-
B.
13,32
-
C.
10,08
-
D.
17,92
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 1 ancol no, mạch hở, đơn chức và 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc, chứa 80% N2, còn lại là O2) thu được hỗn hợp khí B. Cho B đi qua lần lượt bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 xuất hiện 120 gam kết tủa và còn dư 147,84 lít khí (ở đktc) không phản ứng. Các chất trong A là
-
A.
C2H5OH, C2H2, C3H4
-
B.
CH3OH, C2H2, C3H4
-
C.
C2H5OH, C3H4, C4H6
-
D.
C3H7OH, C3H4, C4H6
Đốt cháy hoàn toàn x gam ancol X rồi cho các sản phầm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượn bình tăng y gam và tạo z gam kết tủa. Biết 100y = 71z; 102z = 100(x + y). Có các nhận xét sau:
a. X có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic
b. Từ etilen phải ít nhất qua 2 phản ứng mới tạo được X
c. X tham gia được phản ứng trùng ngưng
d. Ta không thể phân biệt được X với C3H5(OH)3 chỉ bằng thuốc thử Cu(OH)2
e. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol nước lớn hơn số mol CO2
Số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Lời giải và đáp án
Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là
-
A.
ancol etylic
-
B.
ancol metylic
-
C.
ancol benzylic
-
D.
propenol
Đáp án : B
Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 thì ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin)
nH2O > 1,5.nCO2 => ancol đốt cháy là CH3OH
Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một ancol X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam nước. X Có CTPT là
-
A.
C3H7OH
-
B.
C3H6(OH)2
-
C.
C2H4(OH)2
-
D.
C3H5(OH)3
Đáp án : B
+) nH2O > nCO2 => X là ancol no: CnH2n+2Ox
+) nX = nH2O – nCO2 = 0,02 => MX = 76
Ta thấy: nH2O > nCO2 => X là ancol no: CnH2n+2Ox
nX = nH2O – nCO2 = 0,02 => MX = 76 = 14n + 2 + 16x => x = 2, n = 3
=> CTPT của X là C3H8O2
Có 1 ancol đơn chức, mạch hở Y. Khi đốt cháy Y ta thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol O2 dùng cho phản ứng gấp 4 lần số mol của Y. CTPT của Y là:
-
A.
C4H8O
-
B.
C3H6O
-
C.
C3H8O2
-
D.
C2H4O
Đáp án : B
nCO2 = nH2O => ancol Y có CTPT dạng CnH2nO (loại C)
Loại D vì không có ancol có CTPT C2H4O
Giả sử nCO2 = nH2O = 1 mol
Theo đầu bài: nO2 = 4.nY
Bảo toàn nguyên tố O: nY + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
nCO2 = nH2O => ancol Y có CTPT dạng CnH2nOa (loại C)
Loại D vì không có ancol có CTPT C2H4O. Dựa vào 2 đáp án còn lại => a = 1
Giả sử nCO2 = nH2O = 1 mol
Theo đầu bài: nO2 = 4.nY
Bảo toàn nguyên tố O: nY + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nY + 2.4nY = 3 mol
=> nY = 1/3 mol
=> số C trong Y = nCO2 / nY = 3 => C3H6O
Đốt cháy a mol ancol X cần 2,5a mol oxi. Biết X không làm mất màu dung dịch brom. CTPT của ancol là:
-
A.
C2H4(OH)2
-
B.
C3H6(OH)2
-
C.
C3H5(OH)3
-
D.
C2H6O
Đáp án : A
+) Ancol X không làm mất màu dung dịch brom => X là ancol no, có CTPT: CnH2n+2Ox ${C_n}{H_{2n + 2}}{O_x}\; + {\text{ }}\frac{{3n + 1 - x}}{2}{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,nC{O_2}\,\, + \,\,\,(n + 1){H_2}O$
a mol 2,5a mol
+) Vì ancol luôn có số nhóm OH nhỏ hơn hoặc bằng số mol ancol => x ≤ n
+) Ancol X không làm mất màu dung dịch brom => X là ancol no, có CTPT: CnH2n+2Ox ${C_n}{H_{2n + 2}}{O_x}\; + {\text{ }}\frac{{3n + 1 - x}}{2}{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,nC{O_2}\,\, + \,\,\,(n + 1){H_2}O$
a mol 2,5a mol
=> a.(3n + 1 – x) =2.2,5a => 3n = x + 4
+) Vì ancol luôn có số nhóm OH nhỏ hơn hoặc bằng số mol ancol => x ≤ n
+ Với n = 2 => x = 2 => ancol C2H6O2
+ Với n = 3 => x = 5 loại vì x > n
Ancol A tác dụng với K dư cho một thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol A đã dùng. Mặt khác đốt cháy hết một thể tích hơi ancol A thu được thể tích CO2 nhỏ hơn ba lần thể tích ancol (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Ancol A là :
-
A.
C3H7OH
-
B.
C2H4(OH)2
-
C.
C2H5OH
-
D.
C3H6(OH)2
Đáp án : B
Thể tích H2 sinh ra bằng thể tích hơi ancol A đã dùng => ancol 2 chức (xem lại ancol tác dụng với Na)
Theo đầu bài : nCO2 < 3.nancol => nCO2 / nancol < 3 => số C của ancol < 3
Thể tích H2 sinh ra bằng thể tích hơi ancol A đã dùng => ancol 2 chức (xem lại ancol tác dụng với Na)
Theo đầu bài : nCO2 < 3.nancol => nCO2 / nancol < 3 => số C của ancol < 3
A là ancol 2 chức và có số C < 3 => A là C2H4(OH)2
Ba ancol X, Y, Z không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi ancol đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 3 : 4. CTPT 3 ancol là
-
A.
C3H7OH, CH3CH(OH)CH2OH, C3H5(OH)3
-
B.
CH3OH, C2H5OH, C3H7OH
-
C.
C3H7OH, C3H5OH, CH3CH(OH)CH2OH
-
D.
C3H7OH, CH3C(OH)2CH3, C3H5(OH)3
Đáp án : A
+) 3 ancol X, Y, Z không phải là đồng phân của nhau => chúng không cùng CTPT
+) Đốt cháy mỗi ancol đều thu được nCO2 : nH2O = 3 : 4 => nC : nH = 3 : 8
3 ancol X, Y, Z không phải là đồng phân của nhau => chúng không cùng CTPT
Đốt cháy mỗi ancol đều thu được nCO2 : nH2O = 3 : 4 => nC : nH = 3 : 8
=> 3 ancol có dang C3H8Oa với số a mỗi ancol khác nhau
=> C3H8O, C3H8O2 và C3H8O3
Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol no, mạch hở, đơn chức liên tiếp thì thu được 6,72 lít CO2 (đktc). CTPT và % thể tích của chất có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp A là:
-
A.
CH4O; 50%.
-
B.
C2H6O; 50%.
-
C.
C2H6; 50%.
-
D.
C3H8O; 40%
Đáp án : B
nCO2 = 0,3 mol
Gọi công thức chung cho 2 ancol là CnH2n+2O
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = n.nancol => nancol = 0,3/n mol
=> 7,8 / (14n + 18) = 0,3 / n => n = 1,5
=> 2 ancol là CH4O (a mol) và C2H6O (b mol)
Ta có hệ: $\left\{ \begin{gathered}a + 2b = 0,3 \hfill \\32a + 46b = 7,8 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > a\,\, = \,\,b = 0,1\,\,mol$
=> %VCH4O = %VC2H6O = 50%
Cho 1 bình kín dung tích 16 lít chứa hh X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 (ở 109,20C; 0,98 atm). Đốt cháy hết rượu rồi đưa nhiệt độ bình về 136,50C thì áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 3,78 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. Giá trị của P là
-
A.
1,512.
-
B.
1,186.
-
C.
1,322.
-
D.
2,016.
Đáp án : B
${n_X} = \frac{{PV}}{{RT}} = {\text{ }}0,5\;\; = > {\text{ }}{n_{A,B,C}} = 0,5--\frac{{13,44}}{{32}} = 0,08$
+) Ta có: nO2(p.ư) $= {n_{C{O_2}}} + \frac{1}{2}{n_{{H_2}O}} - \frac{1}{2}{n_R}$
+) Tổng số mol khí sau phản ứng là: n = 0,215 + 0,14 + 0,21 = 0,565
=> P = nRT/V
Gọi CTPT của A, B, C là ${C_{\bar n}}{H_{\bar m}}O$
${n_X} = \frac{{PV}}{{RT}} = {\text{ }}0,5\;\; = > {\text{ }}{n_{A,B,C}} = 0,5--\frac{{13,44}}{{32}} = 0,08$
Ta có: nO2(p.ư) $= {n_{C{O_2}}} + \frac{1}{2}{n_{{H_2}O}} - \frac{1}{2}{n_R} = 0,205$
=> nO2 (dư) = 0,42 – 0,205 = 0,215 mol
=> Tổng số mol khí sau phản ứng là: n = 0,215 + 0,14 + 0,21 = 0,565
=> P = nRT/V = 0,565.0,082.(136,5 + 273) / 16 = 1,186 atm
Cho hh A gồm 1 rượu no, đơn chức và 1 rượu no 2 chức tác dụng với Na dư thu được 0,616 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 1 lượng gấp đôi hh A thì thu được 7,92 gam CO2 và 4,5 gam H2O. CTPT của mỗi rượu là
-
A.
C2H5OH và C3H6(OH)2.
-
B.
C2H4(OH)2 và C3H7OH.
-
C.
C3H5OH và C2H4(OH)2.
-
D.
CH3OH và C3H6(OH)2.
Đáp án : A
+) nH2 = 0,5.nCnH2n+2O + nCmH2m+2O2
Đốt 1 lượng gấp đôi A thu được 0,18 mol CO2 và 0,25 mol H2O
+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2xn + 2ym = 0,18
+) Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 2x(n+1) + 2y(m+1) = 0,25
Gọi CTPT của rượu no đơn chức là CnH2n+2O (x mol) và rượu no, 2 chức là CmH2m+2O2 (y mol)
Ta có: nH2 = 0,5.nCnH2n+2O + nCmH2m+2O2 => 0,5x + y = 0,0275 (1)
Đốt 1 lượng gấp đôi A thu được 0,18 mol CO2 và 0,25 mol H2O
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2xn + 2ym = 0,18 (2)
Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 2x(n+1) + 2y(m+1) = 0,25 (3)
Từ (1), (2) và (3) => x = 0,015; y = 0,02 và 3n + 4m = 18
=> 2 ancol là C2H5OH và C3H6(OH)2
Cho hỗn hợp X gồm 6,4 gam ancol metylic và b (mol) 2 ancol A và B no, đơn chức liên tiếp. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng hết với Na thu được 4,48 lít H2 (đktc).
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng a gam, bình 2 tăng (a + 22,7) gam. CTPT của 2 ancol A và B là
-
A.
C2H5OH và C3H7OH.
-
B.
C2H5OH và C4H9OH.
-
C.
C3H7OH và C4H9OH.
-
D.
C3H5OH và C4H8OH.
Đáp án : C
+) Tác dụng với Na: nH2 = 0,5.nCH3OH + 0,5.n2 ancol = 0,2 mol
+) Bảo toàn nguyên tố C:${n_{CO2}} = 0,1 + 0,3.\overline n $
+) Bảo toàn nguyên tố H: ${n_{H2O}} = 2.0,1 + (\overline n + {\text{ }}1).0,3$
+) mbình 2 - mbình 1 = mCO2 – mH2O = 22,7
Ở mỗi phần: nCH3OH = 0,1 mol
Gọi CTPT trung bình của 2 ancol A và B là ${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2}}O$
+) Tác dụng với Na: nH2 = 0,5.nCH3OH + 0,5.n2 ancol = 0,2 mol
=> n2 ancol = 2.0,2 - 0,1 = 0,3 mol
+) Bảo toàn nguyên tố C:${n_{CO2}} = 0,1 + 0,3.\overline n $
+) Bảo toàn nguyên tố H: ${n_{H2O}} = 2.0,1 + (\overline n + {\text{ }}1).0,3$
Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng H2O, khối lượng bình 2 tăng là khối lượng CO2
+) mbình 2 - mbình 1 = mCO2 – mH2O = 22,7
=> $44.(0,1 + 0,3.\overline n ) + 18.(2.0,1 + (\overline n + 1).0,3) = 22,7\,\, = > \,\,\bar n = 3,5$
=> CTPT của 2 ancol là C3H7OH và C4H9OH
Hoá hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no A và B ở 81,90C và 1,3 atm thì thu được 1,568 lít hơi ancol. Nếu cho hỗn hợp ancol này tác dụng với Na dư thì thu được 1,232 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol đó thì thu được 7,48 gam CO2. Giá trị của m là
-
A.
3,49
-
B.
2,57
-
C.
4,28
-
D.
2,91
Đáp án : C
Đặt CTPT 2 ancol: ${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2 - \bar a}}{(OH)_{\bar a}}\,\,\, \to \,\,\frac{{\bar a}}{2}{H_2}$
+) $0,07.\frac{{\bar a}}{2} = 0,055\,\, = > \,\,\bar a = 11/7$
Bảo toàn nguyên tố C: ${n_{CO2}} = \bar n.{n_{ancol}}\,\, = > \,\,\bar n = 0,17/0,07 = 17/7$
Đặt CTPT 2 ancol: ${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2 - \bar a}}{(OH)_{\bar a}}\,\,\, \to \,\,\frac{{\bar a}}{2}{H_2}$
nA,B = 0,07 mol và nH2 = 0,055 mol
+) $0,07.\frac{{\bar a}}{2} = 0,055\,\, = > \,\,\bar a = 11/7$
Bảo toàn nguyên tố C: ${n_{CO2}} = \bar n.{n_{ancol}}\,\, = > \,\,\bar n = 0,17/0,07 = 17/7$
=> m = 0,07(14.17/7 + 2 + 16.11/7) = 4,28 gam
Cho hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C trong đó A và B là 2 ancol no có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, C là ancol không no có 1 nối đôi. Cho m (g) X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (00C, 2atm). Nếu đốt cháy hoàn toàn m/4 g X thì thu được 3,52 gam CO2 và 2,16 gam H2O. CTPT mỗi ancol là
-
A.
C2H5OH ; C3H7OH và C3H6O.
-
B.
C2H5OH ; C4H9OH và C3H6O.
-
C.
CH3OH ; C3H7OH và C4H8O.
-
D.
CH3OH ; C3H7OH và C3H6O.
Đáp án : D
Gọi CTPT trung bình của A và B là và C: CmH2mO (m $ \geqslant $ 3)
+) nX = 2.nH2 = 0,2 mol
+) nA,B = nH2O – nCO2 = 0,16 mol (do khi đốt C thì nCO2 = nH2O)
+) nCO2 = 0,16$\overline n $ + 0,04m = 0,32
Gọi CTPT trung bình của A và B là và C: CmH2mO (m $ \geqslant $ 3)
Đốt cháy m gam X thu được : nCO2 = 4.0,08= 0,32 mol; nH2O = 4.0,12 = 0,48 mol
+) nX = 2.nH2 = 0,2 mol
+) nA,B = nH2O – nCO2 = 0,16 mol (do khi đốt C thì nCO2 = nH2O) => nC = 0,04 mol
+) nCO2 = 0,16$\overline n $ + 0,04m = 0,32
$= > \,\,\overline n = \frac{{0,32 - 0,04m}}{{0,16}}\,\, = > \,\,m = 3;\,\,\overline n = 1,25$
=> 3 ancol A, B, C lần lượt là CH3OH ; C3H7OH và C3H6O
Hỗn hợp A gồm rượu đơn chức no X và H2O. Cho 21 gam A tác dụng Na được 7,84 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 21 gam A và cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa tạo ra trong bình chứa Ca(OH)2 là
-
A.
30 gam
-
B.
45 gam
-
C.
60 gam
-
D.
75 gam
Đáp án : C
Ta có: $\left\{ \begin{gathered}\left( {14n{\text{ }} + {\text{ }}18} \right)a{\text{ }} + {\text{ }}18b{\text{ }} = {\text{ }}21 \hfill \\a + b = 0,7 \hfill \\ \end{gathered} \right.\,$
GỌi CTPT của X có dạng CnH2n+2O (a mol) và H2O (b mol)
CnH2n+1OH + Na → ½ H2
a → ½ a
H2O + Na → ½ H2
b → ½ b
=> ½ a + ½ b = 0,35
=> a + b = 0,7
CnH2n+2O → nCO2
Ta có: $\left\{ \begin{gathered}\left( {14n{\text{ }} + {\text{ }}18} \right)a{\text{ }} + {\text{ }}18b{\text{ }} = {\text{ }}21 \hfill \\a + b = 0,7 \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\, = > \,\,na = 0,6\,\, = {n_{C{O_2}}}$
=> mCaCO3 = 0,6.100 = 60 gam
Hỗn hợp X gồm ancol etylic và 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X thu được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác đốt cháy m gam X cần dùng vừa đủ 0,3 mol O2, sau phản ứng thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp là
-
A.
40%
-
B.
50%
-
C.
60%
-
D.
80%
Đáp án : B
Nhận thấy nO2 > 1,5nCO2 => 2 hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankan
$ = > {\text{ }}{n_{ankan}} = \frac{{{n_{{O_2}}} - 1,5.{n_{C{O_2}}}}}{{0,5}} = 0,015\,\,mol\,$
Nhận thấy nO2 > 1,5nCO2 => 2 hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankan
(vì khi đốt ancol no, đơn chức thì nO2 = 1,5nCO2)
$ = > {\text{ }}{n_{ankan}} = \frac{{{n_{{O_2}}} - 1,5.{n_{C{O_2}}}}}{{0,5}} = 0,015\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,03 - 0,015 = 0,015\,\,mol$
=> %nC2H5OH = 0,015 / 0,03 .100% = 50%
Hỗn hợp M gồm ancol no, mạch hở, đơn chức X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy một lượng M cần dùng vừa đủ 0,105 mol O2 thu được 0,06 mol CO2. CTPT của Y là
-
A.
C2H6
-
B.
C3H8
-
C.
CH4
-
D.
C2H4
Đáp án : C
Xét tỉ lệ mol nO2 / nCO2 = 0,105 / 0,06 = 1,75
Đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở luôn thu được nO2 / nCO2 = 1,5 < 1,75
=> Đốt cháy hiđrocacbon Y thu được nO2 / nCO2 > 1,75
Gọi CTPT của Y là CmH2m+2-2k
${C_m}{H_{2m + 2 - 2k}} + \;\frac{{3m + 1 - k}}{2}{O_2}\,\,\xrightarrow{{{t^o}}}mC{O_2} + (m + 1 - k){H_2}O$
=> nO2 / nCO2 = (3m + 1 – k) / 2m > 1,75
Xét tỉ lệ mol nO2 / nCO2 = 0,105 / 0,06 = 1,75
Đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở luôn thu được nO2 / nCO2 = 1,5 < 1,75
=> Đốt cháy hiđrocacbon Y thu được nO2 / nCO2 > 1,75
Gọi CTPT của Y là CmH2m+2-2k
${C_m}{H_{2m + 2 - 2k}} + \;\frac{{3m + 1 - k}}{2}{O_2}\,\,\xrightarrow{{{t^o}}}mC{O_2} + (m + 1 - k){H_2}O$
=> nO2 / nCO2 = (3m + 1 – k) / 2m > 1,75
=> m < 2 => m = 1
=> ankan là CH4
Hỗn hợp A gồm các khí và hơi CH3OH, C5H11OH, C3H8O, C2H5OCH3, C4H9OH có tỉ khối so với H2 là 23. Đốt cháy hoàn toàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được V lít O2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Giá trị của V là
-
A.
19,04
-
B.
13,32
-
C.
10,08
-
D.
17,92
Đáp án : A
Nhận xét: Vì mỗi chất trong A có 1O => số mol O trong A = số mol A = 0,25 mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO trong A + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O
nhh A = 11,5 / 46 = 0,25 mol; nH2O = 1,05 mol
Nhận xét: Vì mỗi chất trong A có 1O => số mol O trong A = số mol A = 0,25 mol
Gọi nO2 phản ứng = x mol; nCO2 = y mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO trong A + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => 0,25 + 2x = 2y + 1,05 (1)
Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O => 11,5 + 32x = 44y + 18,9 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,85; y = 0,45 mol
=> VO2 = 0,85.22,4 = 19,04 lít
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 1 ancol no, mạch hở, đơn chức và 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc, chứa 80% N2, còn lại là O2) thu được hỗn hợp khí B. Cho B đi qua lần lượt bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 xuất hiện 120 gam kết tủa và còn dư 147,84 lít khí (ở đktc) không phản ứng. Các chất trong A là
-
A.
C2H5OH, C2H2, C3H4
-
B.
CH3OH, C2H2, C3H4
-
C.
C2H5OH, C3H4, C4H6
-
D.
C3H7OH, C3H4, C4H6
Đáp án : A
+) nH2O = 1,1 mol
+) nCaCO3 = 1,2 mol => nCO2 = 1,2 mol
+) nO2 phản ứng = nN2 / 4 = 1,65 mol
Gọi CTPT của ancol là CnH2n+2O (a mol) và 2 ankin là CmH2m-2 (b mol) (m > 2)
Bảo toàn C: nCO2 = an + bm = 1,2 (1)
Bảo toàn H: nH2O = a.(n + 1) + b.(m – 1) = 1,1 (2)
Bảo toàn O: nO trong ancol + 2.nO2 phản ứng = 2.nCO2 + nH2O
Khối lượng bình 1 tăng 19,8 gam => nH2O = 1,1 mol
Khối lượng bình 2 xuất hiện120 gam kết tủa => nCaCO3 = 1,2 mol => nCO2 = 1,2 mol
Khí thoát ra khỏi bình là N2 => nN2 = 6,6 mol
=> nO2 phản ứng = nN2 / 4 = 1,65 mol
Gọi CTPT của ancol là CnH2n+2O (a mol) và 2 ankin là CmH2m-2 (b mol) (m > 2)
Bảo toàn C: nCO2 = an + bm = 1,2 (1)
Bảo toàn H: nH2O = a.(n + 1) + b.(m – 1) = 1,1 (2)
Bảo toàn O: nO trong ancol + 2.nO2 phản ứng = 2.nCO2 + nH2O
=> a + 2.1,65 = 2.1,2 + 1,1 => a = 0,2 mol (3)
Từ (1), (2) và (3) => b = 0,3 mol; 0,2n + 0,3m = 1,2
=> 2n + 3m = 12
Với n = 1; m = 3,33 => CH3OH, C3H4, C4H6
Với n = 2; m = 2,66 => C2H5OH, C2H2, C3H4
Đốt cháy hoàn toàn x gam ancol X rồi cho các sản phầm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượn bình tăng y gam và tạo z gam kết tủa. Biết 100y = 71z; 102z = 100(x + y). Có các nhận xét sau:
a. X có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic
b. Từ etilen phải ít nhất qua 2 phản ứng mới tạo được X
c. X tham gia được phản ứng trùng ngưng
d. Ta không thể phân biệt được X với C3H5(OH)3 chỉ bằng thuốc thử Cu(OH)2
e. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol nước lớn hơn số mol CO2
Số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : C
\(\left\{ \begin{gathered}100y = 71z \\102z = 100(x + y) \\\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}y = 0,71z\,(g)\\x = 0,31z\,(g) \\\end{gathered} \right.\)
Ta có a g X + O2 → CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCaCO3 = z : 100 = 0,01z mol → nCO2 → nC(X) (bảo toàn C)
mbình tăng = mCO2 + mH2O → nH2O → nH(X) = 2nH2O theo z (bảo toàn H)
Ta có mX = mC + mH + mO = x → mO → nO
→X có C : H : O = nC : nH : nO
→CTĐGN → CTPT
\(\left\{ \begin{gathered}100y = 71z \\102z = 100(x + y) \\\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}y = 0,71z\,(g) \\x = 0,31z\,(g) \\\end{gathered} \right.\)
Ta có a g X + O2 → CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCaCO3 = z : 100 = 0,01z mol → nCO2 = nCaCO3 = 0,01z (mol)
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 44.0,01z + 18nH2O = y → nH2O = \(\frac{{y - 0,44z}}{{18}}\) mol
Bảo toàn C có nC(X) =nCO2 = 0,01z mol
Bảo toàn H có nH(X) = 2nH2O = \(2.\frac{{y - 0,44z}}{{18}} = 2.\frac{{0,71z - 0,44z}}{{18}} = 0,03z\)mol
Ta có mX = mC + mH + mO = x → 0,31z = 12.0,01z + 0,03z.1 + mO → mO = 0,16z → nO = 0,01z
→X có C : H : O = nC : nH : nO = 0,01z : 0,03z : 0,01z = 1:3 :1
→CTĐGN là CH3O→ CTPT là (CH3O)n thì 3n ≤ 2n+ 2→ n ≤ 2 → n = 2
→X là C2H6O2
a. Đúng
b. sai vì chỉ cần cho C2H4 +KMnO4 →C2H4(OH)2
c. đúng vì X là chất điều chế tơ lapsan
d. đúng vì cả hai đều tạo phức màu xanh lam
e. đúng
→ có 4 phát biểu đúng
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập phản ứng tách nước của ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập phản ứng của ancol với axit Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Điều chế và ứng dụng của ancol - Bài tập độ rượu Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Phenol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập ancol - phenol (phần 1) Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập ancol - phenol (phần 2) Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập thế H của nhóm OH ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết