Trắc nghiệm Bài 29. Phản ứng oxi hóa anken - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Cho các phản ứng sau:

(1) CH4 + O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2O + H2

(2) 2C4H10 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 4C2H4O2 + 2H2O

(3) 2C2H6 + 12O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3C + 9CO2 + 6H2O         

(4) C3H8 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là

  • A.

    3.        

  • B.

    4.

  • C.

    1.

  • D.

    2.

Câu 2 :

Cho phản ứng: C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H6O2 + MnO2 + KOH. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng (khi tối giản) là

  • A.

    16

  • B.

    9.

  • C.

    10.      

  • D.

    7.

Câu 3 :

Cho các chất sau: pentan; hex-1-en, etilen, metan, propen, isobutan. Số các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường là

  • A.

    4.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

     1

Câu 4 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6 thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

  • A.

    8,96.

  • B.

    17,92

  • C.

    15,68.

  • D.

    13,44.

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và H2O có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Công thức của 2 alkene là

  • A.

    C2H4 và C3H6.

  • B.

    C3H6 và C4H8.

  • C.

    C4H8 và C5H10

  • D.

    C2H4 và C4H8.

Câu 6 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C4H8 thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH4 trong hỗn hợp X là

  • A.

    34,42%.          

  • B.

    42,34%.

  • C.

    43,24%.

  • D.

    44,23%

Câu 7 :

Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít khí oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2. Giá trị của b là

  • A.

    92,4 lít

  • B.

    94,2 lít.

  • C.

    80,64 lít.

  • D.

    24,9 lít.

Câu 8 :

Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Công thức phân tử và khối lượng tương ứng của 2 hiđrocacbon là

  • A.

    12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.   

  • B.

    8,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.

  • C.

    5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.     

  • D.

    2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm metan và 2 anken là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,44 mol hỗn hợp X thu được 67,76 gam CO2 và 28,44 gam H2O. Công thức của 2 anken là

  • A.

    C2H4 và C3H6.

  • B.

    C3H6 và C4H8

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C5H10 và C6H12.

Câu 10 :

Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken đều ở nhiệt độ thường. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X thì thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Công thức của anken và ankan là

  • A.

    CH4 và C4H8.

  • B.

    C2H4 và C3H8.

  • C.

    C3H6 và C2H6

  • D.

    C2H4 và C2H6

Câu 11 :

Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken. Tỉ khối của X so với H2 là 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là

  • A.

    CH4 và C4H8.

  • B.

    C2H6 và C2H4.

  • C.

    CH4 và C2H4.

  • D.

    CH4 và C3H6.

Câu 12 :

Hỗn hợp hiđrocacbon X và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua H2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 19. X là

  • A.

    C3H4.

  • B.

    C3H8.

  • C.

    C3H6.

  • D.

    C4H8.

Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp 2 lần thể tích CH4) thu được 24 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điền kiện). Tỉ khối của X so với H2

  • A.

    12,9.

  • B.

    25,8.

  • C.

    22,2.

  • D.

    11,1.

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,125M, thu được 15 gam kết tủa. Công thức của 2 anken là

  • A.

    C2H4 và C4H8.

  • B.

    C3H6 và C4H8.

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C2H4 và C3H6.

Câu 15 :

Hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn một thể tích hỗn hợp X với một lượng vừa đủ khí oxi để được một hỗn hợp Y rồi đen đốt cháy hoàn toàn thì thu được sản phẩm khí và hơi Z. Tỉ khối của Y so với Z là 744 : 713. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện  nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của 2 anken là

  • A.

    C5H10 và C6H12.        

  • B.

    C3H6 và C2H4.

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C3H6 và C4H8.

Câu 16 :

Cho 0,448 lít (đktc) một anken ở thể khí vào một bình kín dung tích 11,2 lít chứa sẵn 11,52 gam không khí (M = 28,8). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trong bình, sau phản ứng giữ bình ở nhiệt độ 136oC, áp suất bình đo được là 1,26 atm. Biết rằng sau phản ứng cháy còn dư oxi. Công thức của anken là

  • A.

    C3H6.

  • B.

    C4H8.

  • C.

    C2H4.

  • D.

    C5H10.

Câu 17 :

Có 2,24 lít hỗn hợp A gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hiđro. Đốt cháy hết A cần 6,944 lít khí oxi. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng P2O5 thấy khối lượng bình tăng 3,96 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức cấu tạo 2 anken và % thể tích của hiđro trong hỗn hợp A là

  • A.

    C3H6; C4H8 và 80%.

  • B.

    C2H4, C3H6 và 80%.

  • C.

    C2H4, C3H6 và 20%.

  • D.

    C3H6; C4H8 và 20%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các phản ứng sau:

(1) CH4 + O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2O + H2

(2) 2C4H10 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 4C2H4O2 + 2H2O

(3) 2C2H6 + 12O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3C + 9CO2 + 6H2O         

(4) C3H8 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là

  • A.

    3.        

  • B.

    4.

  • C.

    1.

  • D.

    2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là (1), (2) và (3) vì số oxi hóa của C trong sản phẩm chưa đạt tối đa

Câu 2 :

Cho phản ứng: C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H6O2 + MnO2 + KOH. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng (khi tối giản) là

  • A.

    16

  • B.

    9.

  • C.

    10.      

  • D.

    7.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H6O2 + 2MnO2 + 2KOH

=> tổng hệ số cân bằng = 3 + 2 + 4 + 3 + 2 + 2=16

Câu 3 :

Cho các chất sau: pentan; hex-1-en, etilen, metan, propen, isobutan. Số các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường là

  • A.

    4.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

     1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các anken phản ứng được với dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường

=> hex-1-en, etilen, propen

Câu 4 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6 thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

  • A.

    8,96.

  • B.

    17,92

  • C.

    15,68.

  • D.

    13,44.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H4 + 3.nC3H6

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H4 + 3.nC3H6 = 0,1.2 + 0,2.3 = 0,8 mol

=> V = 0,8.22,4 = 17,92 lít

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và H2O có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Công thức của 2 alkene là

  • A.

    C2H4 và C3H6.

  • B.

    C3H6 và C4H8.

  • C.

    C4H8 và C5H10

  • D.

    C2H4 và C4H8.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy hoàn toàn anken thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau

+) Từ mCO2 – mH2O => tính x

+) Tính số C trung bình => CTPT 2 alkene

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy hoàn toàn alkene thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau

Gọi nCO2 = nH2O = x mol

mCO2 – mH2O = 44x – 18x = 6,76 => x = 0,26 mol

=> số C trung bình = 0,26 / 0,1 = 2,6

=> công thức phân tử của 2 alkene là C2H4 và C3H6

Câu 6 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C4H8 thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH4 trong hỗn hợp X là

  • A.

    34,42%.          

  • B.

    42,34%.

  • C.

    43,24%.

  • D.

    44,23%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nCH4 = nH2O – nCO2

+) Bảo toàn C và H: nC (trong X) = nCO2;  nH (trong X) = 2.nH2O

+) mX = mC + mH

Lời giải chi tiết :

nCO2  = 0,1 mol;  nH2O = 0,14 mol

Vì đốt cháy hỗn hợp X gồm ankan CH­4 và 2 anken C3H6 và C4H8

=> nCH4 = nH2O – nCO2 = 0,14 – 0,1 = 0,04 mol

Bảo toàn C và H: nC (trong X) = nCO2 = 0,1 mol;  nH (trong X) = 2.nH2O = 0,28 mol

=> mX = mC + mH = 0,1.12 + 0,28 = 1,48 gam

%mCH4  = 0,04.16 / 1,48 .100% = 43,24%

Câu 7 :

Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít khí oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2. Giá trị của b là

  • A.

    92,4 lít

  • B.

    94,2 lít.

  • C.

    80,64 lít.

  • D.

    24,9 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đốt cháy anken thu được nCO2 = nH2O

- Tính b

Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2

=> b 

Lời giải chi tiết :

- Hỗn hợp A gồm các anken => đốt cháy thu được nCO2 = nH2O = 2,4 mol

- Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

=> nO2 = (2.2,4 + 2,4) / 2 = 3,6 mol

=> b = 3,6.22,4 = 80,64 lít

Câu 8 :

Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Công thức phân tử và khối lượng tương ứng của 2 hiđrocacbon là

  • A.

    12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.   

  • B.

    8,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.

  • C.

    5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.     

  • D.

    2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy hiđrocacbon thu được nCO2 = nH2O => 2 hiđrocacbon đó là anken

+) số C trong bình = nCO2 / nanken

+) Bảo toàn C: nCO2 = 2.nC2H4 + 3.nC3H6

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 1,3 mol;  nH2O = 1,3 mol

Đốt cháy hiđrocacbon thu được nCO2 = nH2O => 2 hiđrocacbon đó là anken

=> số C trong bình = nCO2 / nanken = 1,3 / 0,5 = 2,6

=> 2 anken là C2H4 (x mol) và C3H6 (y mol)

nhh X = x + y = 0,5 (1)

Bảo toàn C: nCO2 = 2.nC2H4 + 3.nC3H6 => 2x + 3y = 1,3  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,2;  y = 0,3

=> mC2H4 = 5,6 gam; mC3H6 = 12,6 gam

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm metan và 2 anken là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,44 mol hỗn hợp X thu được 67,76 gam CO2 và 28,44 gam H2O. Công thức của 2 anken là

  • A.

    C2H4 và C3H6.

  • B.

    C3H6 và C4H8

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C5H10 và C6H12.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nCH4 = nH2O – nCO2

+) Bảo toàn C: nCO2 sinh ra bởi CH4 = nCH4

+) số C trung bình = nCO2 / nanken

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 1,54 mol;  nH2O = 1,58 mol

Ta có: nCH4 = nH2O – nCO2 = 1,58 – 1,54 = 0,04 mol

=> n2 anken = 0,44 – 0,04 = 0,4 mol

Bảo toàn C: nCO2 sinh ra bởi CH4 = nCH4 = 0,04 mol => nCO2 sinh ra bởi anken = 1,54 – 0,04 = 1,5 mol

=> số C trung bình = nCO2 / nanken = 1,5 / 0,4 = 3,75

=> 2 anken là C3H6 và C4H8

Câu 10 :

Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken đều ở nhiệt độ thường. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X thì thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Công thức của anken và ankan là

  • A.

    CH4 và C4H8.

  • B.

    C2H4 và C3H8.

  • C.

    C3H6 và C2H6

  • D.

    C2H4 và C2H6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức phân tử của ankan là CnH2n+2 (n > 0), anken là CmH2m (m ≥ 2)

+) nankan = nH2O – nCO2

+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = n.nCnH2n+2 + m.nCmH2m => biện luận giá trị m và n

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử của ankan là CnH2n+2 (n > 0), anken là CmH2m (m ≥ 2)

Ta có: nankan = nH2O – nCO2 = 0,7 – 0,6 = 0,1 mol

=> nanken = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = n.nCnH2n+2 + m.nCmH2m => 0,1n + 0,2m = 0,6

=> n + 2m = 6

m

2

3

n

2 (thỏa mãn)

0 (loại)

=> anken là C2H4, ankan là C2H6

Câu 11 :

Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken. Tỉ khối của X so với H2 là 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là

  • A.

    CH4 và C4H8.

  • B.

    C2H6 và C2H4.

  • C.

    CH4 và C2H4.

  • D.

    CH4 và C3H6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định ankan trong X

- Tính số nguyên tử C trung bình của X => ankan là CH4

Bước 2: Tính số mol của ankan, anken, số nguyên tử C của anken

- Đặt \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{H_4}:{a^{mol}}}\\{{C_n}{H_{2n}}:{b^{mol}}}\end{array}} \right.\)

- Lập hệ 3 phương trình 3 ẩn a, b, n dựa vào:

nX = a + b ; nCO2 = a + nb ; mX = 16a + 14nb

Giải hệ tìm được a, b, n.

Bước 3: Xác định ankan, anken

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định ankan trong X

\({n_X} = \dfrac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\left( {mol} \right)\)

\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3\left( {mol} \right)\)

\(\bar C = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,3}}{{0,2}} = 1,5\) → Ankan phải là CH4.

Bước 2: Tính số mol của ankan, anken, số nguyên tử C của anken

Đặt \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{H_4}:{a^{mol}}}\\{{C_n}{H_{2n}}:{b^{mol}}}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_X} = a + b = 0,2}&{\left( 1 \right)}\\{{n_{C{O_2}}} = a + nb = 0,3}&{\left( 2 \right)}\\{{{\bar M}_X} = \dfrac{{16{\rm{a}} + 14nb}}{{0,2}} = 11,25.2 = 22,5}&{\left( 3 \right)}\end{array}} \right.\)

Giải hệ (1) (2) và (3) → a = 0,15; b = 0,05 và nb = 0,15 → n = 3.

Bước 3: Xác định ankan, anken

Vậy hỗn hợp chứa CH4 và C3H6.

Câu 12 :

Hỗn hợp hiđrocacbon X và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua H2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 19. X là

  • A.

    C3H4.

  • B.

    C3H8.

  • C.

    C3H6.

  • D.

    C4H8.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức phân tử của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)

+) Giả sử nX = 1 mol và nO2 = 10 mol

+) \({\bar M_Z} = \frac{{44a + 32b}}{{a + b}} = 19.2\)

+) nO2 phản ứng = nO2 ban đầu – nO2 phản ứng

+) Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 phản ứng = 2.nCO2 + nH2O

+) Bảo toàn nguyên tố H: nH (trong X) = 2.nH2O

+) Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2

+) Từ điều kiện: y ≤ 2x + 2 => a 

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)

Giả sử nX = 1 mol và nO2 = 10 mol

Y qua dung dịch H2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z => Z gồm CO2 và O2

Gọi nCO2 = a mol; nO2 dư = b mol

\({\bar M_Z} = \frac{{44a + 32b}}{{a + b}} = 19.2\,\, =  > \,\,a = b\)

nO2 phản ứng = nO2 ban đầu – nO2 dư = 10 – a mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 phản ứng = 2.nCO2 + nH2O => nH2O = 2.(10 – a) – 2a = 20 – 4a

Bảo toàn nguyên tố H: nH (trong X) = 2.nH2O => y = 40 – 8a

Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 => x = a

Vì y ≤ 2x + 2 => 40 – 8a ≤ 2a + 2 => a ≥ 3,8

Dựa vào 4 đáp án => a = 4, CTPT của X là C4H8

Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp 2 lần thể tích CH4) thu được 24 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điền kiện). Tỉ khối của X so với H2

  • A.

    12,9.

  • B.

    25,8.

  • C.

    22,2.

  • D.

    11,1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Đặt a, b, 2b lần lượt là thể tích của C3H6, CH4, CO

+) Bảo toàn nguyên tố C: VCO2 = 3VC3H6 + VCH4 + VCO

Lời giải chi tiết :

Đặt a, b, 2b lần lượt là thể tích của C3H6, CH4, CO

=> VX = a + b + 2b = 20

VCO2 = 3a + b + 2b = 24

=> a = 2 và b = 6

=> MX = (42.2 + 16.6 + 28.12) / 20 = 25,8

=> dX/H2 = 12,9

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,125M, thu được 15 gam kết tủa. Công thức của 2 anken là

  • A.

    C2H4 và C4H8.

  • B.

    C3H6 và C4H8.

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C2H4 và C3H6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

TH1: Ca(OH)2 dư => chỉ tạo 1 muối CaCO3

+) nCO2 = nCaCO3

+) số C trung bình = nCO2 / nanken

TH2: Ca(OH)2 hết, thu được 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

+) Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCacO3 + nCa(HCO3)2

+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = nCaCO3 + 2.nCa(HCO3)2

+) số C trung bình = nCO2 / nanken

Lời giải chi tiết :

nCa(OH)2 = 0,25 mol;  nCaCO3 = 0,15 mol

TH1: Ca(OH)2 dư => chỉ tạo 1 muối CaCO3

=> nCO2 = nCaCO3 = 0,15 mol

=> số C trung bình = nCO2 / nanken = 0,15 / 0,1 = 1,5 (loại vì anken có số C luôn ≥ 2)

TH2: Ca(OH)2 hết, thu được 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCacO3 + nCa(HCO3)2 => nCa(HCO3)2 = 0,25 – 0,15 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = nCaCO3 + 2.nCa(HCO3)2 = 0,15 + 2.0,1 = 0,35 mol

=> số C trung bình = 0,35 / 0,1 = 3,5

=> 2 anken là C3H6 và C4H8

Câu 15 :

Hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn một thể tích hỗn hợp X với một lượng vừa đủ khí oxi để được một hỗn hợp Y rồi đen đốt cháy hoàn toàn thì thu được sản phẩm khí và hơi Z. Tỉ khối của Y so với Z là 744 : 713. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện  nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của 2 anken là

  • A.

    C5H10 và C6H12.        

  • B.

    C3H6 và C2H4.

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C3H6 và C4H8.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

1 mol → 1,5n   →  n    →     n

Y gồm 1 mol CnH2n và 1,5n mol O2

Z gồm CO2 (n mol) và H2O (n mol)

dY/Z = MY / MZ

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử chung cho 2 anken là CnH2n có 1 mol

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

1 mol → 1,5n   →  n    →     n

Y gồm 1 mol CnH2n và 1,5n mol O2

Z gồm CO2 (n mol) và H2O (n mol)

${d_{Y/Z}} = {\rm{ }}\frac{{\frac{{1.14n{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5n.32}}{{1 + 1,5n}}}}{{\frac{{44n{\rm{ }} + {\rm{ }}18n}}{{n + n}}}} = \frac{{744}}{{713}}\,\, =  > \,\,n = 2,4$

=> 2 anken là C2H4 và C3H6

Câu 16 :

Cho 0,448 lít (đktc) một anken ở thể khí vào một bình kín dung tích 11,2 lít chứa sẵn 11,52 gam không khí (M = 28,8). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trong bình, sau phản ứng giữ bình ở nhiệt độ 136oC, áp suất bình đo được là 1,26 atm. Biết rằng sau phản ứng cháy còn dư oxi. Công thức của anken là

  • A.

    C3H6.

  • B.

    C4H8.

  • C.

    C2H4.

  • D.

    C5H10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Ở nhiệt độ 136oC, nước ở thể hơi.

+) nkhí sau phản ứng = PV / RT

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

+) hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 (0,02n mol); H2O (0,02n mol); N2 (0,32 mol); O2 dư (0,08 – 0,03n mol)

Lời giải chi tiết :

nanken = 0,02 mol; nkk = 0,4 mol => nN2 = 0,32 mol; nO2 = 0,08 mol

Ở nhiệt độ 136oC, nước ở thể hơi.

nkhí sau phản ứng = PV / RT = 1,26.11,2 / (0,082.409) = 0,42 mol

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

0,02 → 0,03n   →  0,02n → 0,02n

=> hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 (0,02n mol); H2O (0,02n mol); N2 (0,32 mol); O2 dư (0,08 – 0,03n mol)

=> 0,02n + 0,02n + 0,32 + 0,08 – 0,03n = 0,42 => n = 2

=> anken cần tìm là C2H4

Câu 17 :

Có 2,24 lít hỗn hợp A gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hiđro. Đốt cháy hết A cần 6,944 lít khí oxi. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng P2O5 thấy khối lượng bình tăng 3,96 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức cấu tạo 2 anken và % thể tích của hiđro trong hỗn hợp A là

  • A.

    C3H6; C4H8 và 80%.

  • B.

    C2H4, C3H6 và 80%.

  • C.

    C2H4, C3H6 và 20%.

  • D.

    C3H6; C4H8 và 20%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi nCnH2n = a mol; nH2 = b mol  => PT(1)

CnH2n + 1,5nO2 → nCO2 + nH2O

   a  →    1,5na        →        na

2H2 + O2 → 2H2O

  b → 0,5b  → b

+) nO2 phản ứng = PT(2)

+) nH2O sinh ra = PT(3)

Lời giải chi tiết :

nhỗn hợp = 0,1 mol; nO2 = 0,31 mol;

Gọi công thức phân tử của 2 anken là CnH2n

Gọi nCnH2n = a mol; nH2 = b mol  => a + b = 0,1  (1)

CnH2n + 1,5nO2 → nCO2 + nH2O

   a  →    1,5na        →        na

2H2 + O2 → 2H2O

  b → 0,5b  → b

nO2 phản ứng = 1,5na + 0,5b = 0,31 (2)

Khối lượng bình tăng là khối lượng P2O5 bị giữ lại => mH2O = 3,96 gam => nH2O = 0,22 mol

nH2O sinh ra = na + b = 0,22  (3)

Từ (1), (2) và (3) => b = 0,02; a = 0,08; n = 2,5

=> 2 anken làC2H4 và C3H6

%nH2 = 0,02 / 0,1 . 100% = 20%

Trắc nghiệm Bài 29. Phản ứng cộng của anken - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Phản ứng cộng của anken Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 29. Phản ứng trùng hợp anken - điều chế và ứng dụng của anken - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Phản ứng trùng hợp anken - điều chế và ứng dụng của anken Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 30. Ankađien - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 30. Ankađien Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Ankin - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Ankin Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Phản ứng oxi hóa ankin - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Phản ứng oxi hóa ankin Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Phản ứng cộng của ankin - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Phản ứng cộng của ankin Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Phản ứng của ankin có nối ba đầu mạch với dung dịch AgNO3/NH3 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Phản ứng của ankin có nối ba đầu mạch với dung dịch AgNO3/NH3 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hiđrocacbon - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hiđrocacbon Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 29. Anken - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Anken Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết