Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của:

  • A.

    ankan.

  • B.

    ankin.

  • C.

    ankađien.

  • D.

    anken.

Câu 2 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

  • A.

    C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.       

  • B.

    CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

  • C.

    CH4, C4H4, C4H10, C5H12.      

  • D.

    C2H6, C3H8, C5H12, C6H14.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Trong phân tử hiđrocacbon, số nguyên tử hiđro luôn là số chẵn.

  • B.

    Trong phân tử ankan chỉ gồm các liên kết σ.

  • C.

    Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

  • D.

    Công thức chung của hiđrocacbon no có dạng CnH2n+2.

Câu 4 :

Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

  • A.

    CnHn, n ≥ 2.                

  • B.

    CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).

  • C.

    CnH2n-2, n≥ 2.

  • D.

    Tất cả đều sai.

Câu 5 :

Khi crackinh hoàn toàn V lít ankan X thu được 3V lít hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:

  • A.

    C6H14.

  • B.

    C3H8.

  • C.

    C4H10.

  • D.

    C5H12.

Câu 6 :

Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?

  • A.

    isopentan.

  • B.

    neopentan.      

  • C.

    butan.

  • D.

    pentan.

Câu 7 :

Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:

  • A.

    3,3-đimetylhexan.

  • B.

    2,2-đimetylpropan

  • C.

    isopentan.

  • D.

    2,2,3-trimetylpentan.

Câu 8 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ (xích ma) và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là:

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    5

Câu 9 :

Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là:

  • A.

    isopentan        

  • B.

    2, 2-đimetylpropan

  • C.

    neopentan

  • D.

    pentan

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon no, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp ở đktc thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thì thấy khối bình tăng 55g. Công thức phân tử của hidrocacbon có số C ít hơn là:

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C3H8.

  • D.

    C4H10.

Câu 11 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon mạch hở đồng đẳng liên tiếp cần 30,24 lít O2, giải phóng 24,64 lít hơi nước. Biết thể tích các khí đo ở đkc tổng số cacbon của 2 hidrocacbon là:

  • A.

    3

  • B.

    5

  • C.

    7

  • D.

    9

Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp, dẫn sản phẩm cháy qua hệ thống bình thí nghiệm, bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Thấy bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 có 80 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích hidrocacbon có số C nhỏ hơn là:

  • A.

    33,33%.          

  • B.

    66,67%.

  • C.

    25%.

  • D.

    75%.

Câu 13 :

Cracking 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng dung dịch thu được tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu?

  • A.

    Tăng 26,6 gam.

  • B.

    Giảm 13,4 gam.

  • C.

    Giảm 26,6 gam.          

  • D.

    Tăng 13,4 gam.

Câu 14 :

Đốt 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65 cm3 trong đó có 25 cm3 oxi dư. Các thể tích đó trong cùng điều kiện. CTPT của hiđrocacbon là:

  • A.

    C­4H10

  • B.

    C4H6.

  • C.

    C5H10.

  • D.

    C3H8

Câu 15 :

Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:

  • A.

    2-metylpropan.

  • B.

    2,3-đimetylbutan.                   

  • C.

    butan.

  • D.

    3-metylpentan

Câu 16 :

Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là

  • A.

    0,24 mol.

  • B.

    0,36 mol.

  • C.

    0,60 mol.

  • D.

    0,48 mol.

Câu 17 :

Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị crackinh. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:

  • A.

    39,6.

  • B.

    23,16.

  • C.

    2,315.

  • D.

    3,96.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của:

  • A.

    ankan.

  • B.

    ankin.

  • C.

    ankađien.

  • D.

    anken.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức phân tử của hiđrocacbon cần tìm là (CnH2n+1)a

+) Trong phân tử một hiđrocacbon bất kì luôn chẵn nên k chắn

=> k có thể là 2

=> Công thức phân tử

 

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của hidrocacbon là ${({C_n}{H_{2n}}_{ + 1})_{a\,\,\,}}$

Vì số H luôn là số chẵn nên a = 2

=> CTPT:  C2nH4n+2

Đặt m = 2n => CTPT là CmH2m+2 

=> Ankan hidrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankan

Câu 2 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

  • A.

    C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.       

  • B.

    CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

  • C.

    CH4, C4H4, C4H10, C5H12.      

  • D.

    C2H6, C3H8, C5H12, C6H14.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức chung của dãy đồng đẳng ankan là CnH2n+2 (n ≥ 1)

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất thuộc đồng đẳng của metan có công thức phân tử dạng: CnH2n+2 (khác CH4)

C2H2, C3H4, C4Hkhông có công thức dạng CnH2n+2

=> C2H2, C3H4, C4Hkhông thuộc dãy đồng đẳng ankan

=> loại A, B và C

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Trong phân tử hiđrocacbon, số nguyên tử hiđro luôn là số chẵn.

  • B.

    Trong phân tử ankan chỉ gồm các liên kết σ.

  • C.

    Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

  • D.

    Công thức chung của hiđrocacbon no có dạng CnH2n+2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là: Công thức chung của hiđrocacbon no có dạng CnH2n+2

Vì xicloankan cũng là hiđrocacbon no mà CTPT dạng CnH2n

Câu 4 :

Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

  • A.

    CnHn, n ≥ 2.                

  • B.

    CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).

  • C.

    CnH2n-2, n≥ 2.

  • D.

    Tất cả đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Công thức chung của hiđrocacbon là: CnH2n+2-2k

+) Viết phương trình phản ứng cháy, so sánh  nCO2 và  nH2O 

=> k

+) Kết luận công thức

 

Lời giải chi tiết :

Công thức chung của hiđrocacbon là:CnH2n+2-2k

\({{C}_{n}}{{H}_{2n+2-2k}}+(3n+1-k){{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}nC{{O}_{2}}+(n+1-k){{H}_{2}}O\)

 Ta có nH2O > nCO2

=>  n+1-k > n

=> k<1 mà k nguyên

=> k = 0

=> Công thức của hiđrocacbon cần tìm là CnH2n+2

Câu 5 :

Khi crackinh hoàn toàn V lít ankan X thu được 3V lít hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:

  • A.

    C6H14.

  • B.

    C3H8.

  • C.

    C4H10.

  • D.

    C5H12.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi CTPT của ankan X là CnH2n+2

+) Bảo toàn khối lượng:

${m_X} = {m_Y} \to \dfrac{{{M_X}}}{{{M_Y}}} = \dfrac{{{n_Y}}}{{{n_X}}} \to {M_X}$

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của ankan X là CnH2n+2

VY = 3VX => nY = 3nX

${d_{{Y}/{H_2}}} = 12 \to {M_Y} = 12.2 = 24$

Bảo toàn khối lượng:

\(\begin{array}{l}{m_X} = {m_Y} \to {M_X}.{n_X} = {M_Y}.{n_Y} \to \frac{{{M_X}}}{{{M_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}} = 3\\ \to {M_X} = 3.24 = 72\\ \to 14n + 2 = 72\\ \to n = 5 \to X:{C_5}{H_{12}}\end{array}\)

Câu 6 :

Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?

  • A.

    isopentan.

  • B.

    neopentan.      

  • C.

    butan.

  • D.

    pentan.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết CTPT của mỗi chất, sau đó tìm các vị trí có thể thế Cl

Lời giải chi tiết :

Isopentan: ${(\mathop C\limits^ \downarrow  {H_3})_2} - \mathop C\limits^ \downarrow  H - \mathop C\limits^ \downarrow  {H_2} - \mathop C\limits^ \downarrow  {H_3}$ (↓: vị trí clo có thể thế vào) → 4 dẫn xuất monoclo.

Neopentan: ${(\mathop C\limits^ \downarrow  {H_3})_4}C$: 1 dẫn xuất monoclo

Butan: $\mathop C\limits^ \downarrow  {H_3} - \mathop C\limits^ \downarrow  {H_2} - C{H_2} - C{H_3}$: 2 dẫn xuất monoclo

Pentan: $\mathop C\limits^ \downarrow  {H_3} - \mathop C\limits^ \downarrow  {H_2} - \mathop C\limits^ \downarrow  {H_2} - C{H_2} - C{H_3}$: 3 dẫn xuất monoclo

Câu 7 :

Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:

  • A.

    3,3-đimetylhexan.

  • B.

    2,2-đimetylpropan

  • C.

    isopentan.

  • D.

    2,2,3-trimetylpentan.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

${C_n}{H_{2n + 2}}\,\,\, + \,\,\,B{r_2}\,\,\,\xrightarrow{{as}}\,\,{C_n}{H_{2n + 1}}Br\,\,\,\, + HBr$

+) Tìm n dựa vào tỉ khối của dẫn xuất brom

+) Vì brom hóa ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất nên ankan có cấu tạo phân tử đối xứng

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức ankan là CnH2n+2 (n>0; n nguyên)

${C_n}{H_{2n + 2}}\,\,\, + \,\,\,B{r_2}\,\,\,\xrightarrow{{as}}\,\,{C_n}{H_{2n + 1}}Br\,\,\,\, + HBr$

${d_{{{{{C_n}{H_{2n + 1}}Br}} /{{{H_2}}}}}} = 75,5 \to {M_{{C_n}{H_{2n + 1}}Br}} = 75,5.2 = 151\,\, \to 14n + 1 + 80 = 151\,$

$\to n = 5\,\,\, \to {C_5}{H_{12}}$

Vì brom hóa ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất nên ankan có cấu tạo phân tử đối xứng

=> ${(C{H_3})_4}C$ (2,2-đimetylpropan)

PT  : ${(C{H_3})_4}C + B{r_2}\xrightarrow{{as}}{(C{H_3})_3}CC{H_2}Br + HBr$   

Câu 8 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ (xích ma) và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là:

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Số nguyên tử $C = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}}$

+ X chỉ chứa liên kết σ (xích ma) => CTPT của X

+) Trong X có 2 nguyên tử C bậc 3 => CTCT của X

Lời giải chi tiết :

X là hiđrocacbon mạch hở chỉ chứa liên kết σ → X là ankan

Số nguyên tử $C = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_X}}} = 6 \to X:{C_6}{H_{14}}$

Trong X có 2 nguyên tử C bậc 3 nên X là: ${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}$  (2,3-đimetylbutan)

Ta có:

${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}\,\,\, + \,\,\,C{l_2}\,\,\,\,\xrightarrow[{ - HCl}]{{as}}\,\,\,\left\{ \begin{gathered}C{H_2}Cl - CH(C{H_3}) - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\{(C{H_3})_2}CCl - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,\,\,$

Câu 9 :

Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là:

  • A.

    isopentan        

  • B.

    2, 2-đimetylpropan

  • C.

    neopentan

  • D.

    pentan

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng cho A: mA = mC +mH

=> nA

+) Từ số mol của A, COvà H2O => CTPT của A

+) Từ các CTCT của A, xét CTCT có khả năng tạo 4 dẫn xuất monoclo

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,05 mol

 nH2O = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng cho A ta có:

mA = mC +mH =0,05*12+0,06*2=0,72 gam

=> nA = 0,01 mol

${C_x}{H_y} + (x + \dfrac{y}{4}){O_2} \to xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O$ 

  0,01                                0,05            0,06

=>  x = 0,05/0,01 = 5

=>  y = 0,06 . 2/0,01 = 12

Vậy CTPT của A là: C5H12

Do A tác dụng với clo thu được bốn dẫn xuất monoclo nên A là: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3  (isopentan)

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon no, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp ở đktc thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thì thấy khối bình tăng 55g. Công thức phân tử của hidrocacbon có số C ít hơn là:

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C3H8.

  • D.

    C4H10.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Hiđrocacbon no, mạch hở => là ankan

=> nankan = nH2O –nCO2

+) Khối lượng bình đựng Ca(OH)2  tăng 55g chính là mH2O + mCO2

Lời giải chi tiết :

Hidrocacbon no mạch hở => ankan

Gọi công thức 2 hiđrocacbon là CnH2n+2

=> ${n_{hiđrocacbon}} ={n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}} = 0,3{\text{ }}mol$ (1)

mbình tăng $ = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 55\,gam$ 

=> \({n_{{H_2}O}}*18 + {n_{C{O_2}}}*44 = 55{\mkern 1mu} \) (2)

Giải hệ (1) và (2) => \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{C{O_2}}} = 0,8mol\\{n_{{H_2}O}} = 1,1mol\end{array} \right.\)  

CnH2n+2 → nCO2 

0,3               0,8

=> Số cacbon trung bình: n =2,67

=> 2 hiđrocacbon là C2Hvà C3H8

=> hidrocacbon có số C nhỏ hơn là C2H6

Câu 11 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon mạch hở đồng đẳng liên tiếp cần 30,24 lít O2, giải phóng 24,64 lít hơi nước. Biết thể tích các khí đo ở đkc tổng số cacbon của 2 hidrocacbon là:

  • A.

    3

  • B.

    5

  • C.

    7

  • D.

    9

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn Oxi: 2*nO2 = 2*nCO2 +nH2O

=> nCO2

+) So sánh số mol nước và số mol nCO2

=>  Chúng là ankan

=> nankan = nH2O – nCO2

+) Gọi công thức chung của 2 hiđrocacbon

+) Viết phương trình phản ứng cháy, tìm số cacbon.

 

 

Lời giải chi tiết :

nO2 = 1,35 mol

nH2O= 1,1 mol

Bảo toàn O : 2*nO2 = 2*nCO2 + nH2O

=> 1,35*2= 2*nCO2 +1,1

=> nCO2 = 0,8 mol

Ta thấy 0,8 < 1,1 => nCO2 < nH2O 

=> hidrocacbon là ankan

=> nankan = nH2O – nCO2 = 0,3 mol

Gọi công thức 2 ankan đó là CnH2n+2 

CnH2n+2   → nCO2  

0,3                0,8

=> Số C trung bình: n= 2,67.

Mà 2 ankan đồng đẳng kế tiếp => C2H6 ; C3H8

=> tổng số C = 5

Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp, dẫn sản phẩm cháy qua hệ thống bình thí nghiệm, bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Thấy bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 có 80 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích hidrocacbon có số C nhỏ hơn là:

  • A.

    33,33%.          

  • B.

    66,67%.

  • C.

    25%.

  • D.

    75%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm công thức chung của 2 hidrocabon đồng đẳng kế tiếp.

+) Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng nước => nH2O

+) Kết tủa bình 2 CaCOlà => nCO2

+) Khi đốt cháy ankan thì : nankan = nH2O – nCO2

Lời giải chi tiết :

H2SO4  đặc có tính hút nước =>mbinh 1 tăng = mH2O = 19,8 gam

=> nH2O = 1,1 mol

Kết tủa ở bình 2 là CaCO=> nCaCO3 = nCO2 = 0,8 mol

nH2O > nCO2 => hiđrocacbon là ankan

 => nankan = nH2O – nCO2 = 0,3 mol

Gọi công thức ankan là CnH2n+2

CnH2n+2 → n CO2

0,3mol       0,8mol

=> Số C trung bình: n = 2,67.

Mà 2 ankan đồng đẳng kế tiếp => 2 hiđrocacbon là C2H6 (x mol) ; C3H8 (y mol)

=>  x + y = 0,3 mol (1)

BT số mol C: nCO2 =2*nC2H6 +3* nC3H8 =2x+3y = 0,8 (2)

Giải hệ phương trình ta có x = 0,1 ; y = 0,2

=> %VC2H6 = 33,33%

Câu 13 :

Cracking 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng dung dịch thu được tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu?

  • A.

    Tăng 26,6 gam.

  • B.

    Giảm 13,4 gam.

  • C.

    Giảm 26,6 gam.          

  • D.

    Tăng 13,4 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn lượng nguyên tố trước và sau cracking.

+) Đốt X chính là đốt cháy C4H10

+) Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)sẽ tạo kết tủa CaCO3  

=> m dung dịch giảm = mCaCO3 - mCO2 - mH2O 

Lời giải chi tiết :

Đốt X chính là đốt cháy C4H10

\({n_{{C_4}{H_{10}}}} = \) = 0,1 mol

\({{C}_{4}}{{H}_{10}}+\frac{13}{2}{{O}_{2}}~\xrightarrow{t_{{}}^{0}}4C{{O}_{2}}+\text{ }5{{H}_{2}}O\)

0,1mol                     \( \to \)0,4     \( \to \) 0,5

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,5 mol             \( \to \) 0,5

=> mdd giảm $= {\text{ }}{m_{CaC{O_3}}}-\left( {{m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}} \right) = 23,4\,gam$

=> khối lượng dung dịch giảm 23,4 gam

Câu 14 :

Đốt 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65 cm3 trong đó có 25 cm3 oxi dư. Các thể tích đó trong cùng điều kiện. CTPT của hiđrocacbon là:

  • A.

    C­4H10

  • B.

    C4H6.

  • C.

    C5H10.

  • D.

    C3H8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tỉ lệ thể tích cũng như tỉ lệ số mol

+) Hấp thụ hết nước thì khí thu được là oxi dư và CO2. Từ thể tích oxi dư tính VCO2

Gọi công thức hiđrocacbon là CxHY

=> x = $\dfrac{{{\text{V}_{\text{C}{\text{O}_\text{2}}}}}}{{{\text{V}_{\text{Hidrocacbon}}}}}$

+) Bảo toàn nguyên tố O: $2.{V_{{O_2}pu}} = 2.{V_{C{O_2}}} + {V_{{H_2}O}} \Rightarrow {V_{{H_2}O}}$

=> y = $\dfrac{{\text{2}\text{.}{\text{V}_{{\text{H}_2}\text{O}}}}}{{{\text{V}_{\text{Hidrocacbon}}}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi CT : CxHy

PTHH:CxHy +(4x+y)/2 O2 → xCO2 + y/2H2O

Ngưng tụ hơi nước => Còn 65cm3 mà có 25cm3 oxi dư => 65 cm3 là của CO2 và O2

=> VCO2  = 65 – 25 = 40 cm3 

=> x = $\dfrac{{{\text{V}_{\text{C}{\text{O}_\text{2}}}}}}{{{\text{V}_{\text{Hidrocacbon}}}}}$= 4

=> VO2 pứ = 80 – 25 = 55 cm3

Bảo toàn nguyên tố O: $2.{V_{{O_2}pu}} = 2.{V_{C{O_2}}} + {V_{{H_2}O}} \Rightarrow {V_{{H_2}O}} = 2.55 - 2.40 = 30$

=> y = $\dfrac{{\text{2}\text{.}{\text{V}_{{\text{H}_2}\text{O}}}}}{{{\text{V}_{\text{Hidrocacbon}}}}}$= 6

=> CTPT của A là: C4H6

Câu 15 :

Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:

  • A.

    2-metylpropan.

  • B.

    2,3-đimetylbutan.                   

  • C.

    butan.

  • D.

    3-metylpentan

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ % khối lượng cacbon => tìm CTPT của X

+) X tác dụng với clo (tỉ lệ 1:1) thu được 2 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau => CTCT của X

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của ankan là CnH2n+2 $(n \geqslant 1)$

$\% {m_C} = \dfrac{{12n}}{{14n + 2}} \cdot 100\%  = 83,72\,\% \, \to n = 6\,\, \to \,\,X\,\,:\,\,{C_6}{H_{14}}$

 

X tác dụng với clo (tỉ lệ 1:1) thu được 2 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau

→ X là : ${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}$( 2,3-đimetylbutan)

${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}\,\,\, + \,\,\,C{l_2}\,\,\,\,\xrightarrow[{ - HCl}]{{{\text{as}}}}\,\,\,\,\left\{ \begin{gathered}C{H_2}Cl - CH(C{H_3}) - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\{(C{H_3})_2}CCl - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,\,\,$

Câu 16 :

Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là

  • A.

    0,24 mol.

  • B.

    0,36 mol.

  • C.

    0,60 mol.

  • D.

    0,48 mol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\({d_{X/butan}} = \frac{{{M_X}}}{{{M_{bu\tan }}}} = \frac{{\frac{{{m_X}}}{{{n_X}}}}}{{\frac{{{m_{bu\tan }}}}{{{n_{bu\tan }}}}}}\)

BT khối lượng: mhh = mbutan  

=>\({d_{X/butan}} = \frac{{{n_bu\tan}}}{{{n_{X }}}}\)

C4H10  → C4H8 +H2

C4H8  → C4H6 +2H2

BT nguyên tố C ta có nC4H10 = nC4H6+ nC4H8

+) nkhí tăng$ = {n_{{H_2}\sinh \,ra}}$

+) ${n_{{H_2}}} = $nliên kết π tạo thành. Bảo toàn liên kết π $ \to {n_{B{r_2}}} = {n_{{H_2}}}$           

Lời giải chi tiết :

\({d_{X/butan}} = \frac{{{M_X}}}{{{M_{bu\tan }}}} = \frac{{\frac{{{m_X}}}{{{n_X}}}}}{{\frac{{{m_{bu\tan }}}}{{{n_{bu\tan }}}}}}\)

BT khối lượng: mX =mC4H10

.\({d_{X/butan}} = \frac{{{n_butan}}}{{{n_{X }}}} = \frac{{{n_butan}}}{{0,6}} = 0,4\).

=> nbutan = 0,24 mol

C4H10  → C4H8 +H2

C4H8  → C4H6 +2H2

BT nguyên tố C ta có nC4H10 = nC4H6+ nC4H8

=> nkhí tăng$ = {n_{{H_2}}} \to {n_{{H_2}}} = 0,6 - 0,24 = 0,36\,\,mol$

${n_{{H_2}}} = $nliên kết π tạo thành

Bảo toàn liên kết π $ \to {n_{B{r_2}}} = {n_{{H_2}}} = 0,36\,mol$

Câu 17 :

Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị crackinh. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:

  • A.

    39,6.

  • B.

    23,16.

  • C.

    2,315.

  • D.

    3,96.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) PTHH tổng quát: C3H8  → CmH2m+2 +CnH2n  (n+m=2)

nsau pứ –= ntrước pứ +ncrackinh

+) msau = mtrước => M sau

Lời giải chi tiết :

n propan ban đầu = 0,2 mol  ; npropan crackinh = 0,2.90:100 = 0,18 mol

PTHH cho phản ứng: C3H8       → CmH2m+2 +CnH2n  (n+m=2)

                                ncrackinh  → ncrackinh        →ncrackinh

Ta có: nsau = ntrước + ncrackinh = 0,2 + 0,18 = 0,38 mol

BT khối lượng: msau = mtrước = 8,8 gam => M sau = 8,8/0,38 = 23,16