Trắc nghiệm Bài 3. Bài tập về pH - Hóa 11
Đề bài
Một mẫu nước có pH = 3,82 thì nồng độ mol /l của ion H+ trong đó là
-
A.
[H+] = 1,0.10-3M.
-
B.
[H+] = 1,0.10-4M.
-
C.
[H+] > 1,0.10-4M.
-
D.
[H+] < 1,0.10-4M.
Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:
-
A.
a=b
-
B.
b>a
-
C.
b=2a
-
D.
a=2b
pH của dung dịch H2SO4 0,0005 M và pH của dung dịch CH3COOH 0,1 M (α = 4,25%) lần lượt là
-
A.
3; 2,37
-
B.
3; 3,90
-
C.
5; 3,37
-
D.
4; 3,38
Muốn pha chế 300 ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là
-
A.
1,2.10$^{ - 3}$ gam
-
B.
2,1.10$^{ - 3}$ gam
-
C.
1,4.10$^{ - 3}$ gam
-
D.
1,3.10$^{ - 3}$ gam
Có V1 ml HCl (pH = 2). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch HCl mới có pH = 3. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 9V1
-
B.
V2 = 10V1
-
C.
V2 = V1
-
D.
V1 = 9V2
Có V1 ml NaOH (pH = 12). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch NaOH mới có pH = 9. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 1000V1.
-
B.
V2 = 999V1.
-
C.
V2 = 3V1.
-
D.
V1 = 1000V2
Trộn 20 ml dung dịch KCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,005M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:
-
A.
2,1
-
B.
2,3
-
C.
3,2
-
D.
1,5
Trộn 300 ml H2SO4 có pH = 2 với 200 ml H2SO4 có pH = 3 thì pH của dung dịch sau khi trộn là:
-
A.
pH = 1,89
-
B.
pH = 3,00
-
C.
pH = 2,00
-
D.
pH = 2,20
Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch thu được là:
-
A.
2,4
-
B.
2,9
-
C.
4,2
-
D.
4,3
Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được là:
-
A.
10
-
B.
12
-
C.
3
-
D.
2
Cho hai dung dịch: dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Trộn 100 ml dung dịch A với V ml dung dịch B thu được dung dịch C có pH = 7. Giá trị của V là:
-
A.
60
-
B.
120
-
C.
100
-
D.
80
Dung dịch A chứa H2SO4 aM và HCl 0,2M; dung dịch B chứa NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,25M. Biết trộn 100 ml dung dịch A với 120 ml dung dịch B thì thu được dung dịch có pH = 7. Giá trị của a là:
-
A.
1,00
-
B.
0,50
-
C.
0,75
-
D.
1,25
Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là :
-
A.
0,15
-
B.
0,30
-
C.
0,03
-
D.
0,12
Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4. Đem dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu là:
-
A.
1,50M
-
B.
1,75M
-
C.
1,25M
-
D.
1,00M
Hấp thụ lượng SO2 vừa đủ vào V ml dung dịch KMnO4 5.10-3M. Dung dịch X thu được có pH bằng
-
A.
12
-
B.
7
-
C.
3
-
D.
2
Cho m gam Ba vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được dung dịch X. Pha loãng dung dịch X 10 lần được dung dịch Y có pH = 12. Khối lượng Ba đã dùng là:
-
A.
1,370 gam
-
B.
2,740 gam
-
C.
0,274 gam
-
D.
0,173 gam
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là
-
A.
240; 1,864
-
B.
80; 1,864
-
C.
240; 2,330
-
D.
80; 2,330
Dung dịch HCl và CH3COOH có cùng nồng độ. pH của hai dung dịch này tương ứng là x và y. Cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử phân li. Quan hệ giữa x và y là:
-
A.
y = 100x
-
B.
y = 2x
-
C.
y = x – 2
-
D.
y = x + 2
Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6
-
A.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{1}{1}$
-
B.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{11}{9}$
-
C.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{8}{11}$
-
D.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{9}{10}$
Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)
-
A.
12
-
B.
13
-
C.
10
-
D.
11
Trong 100 ml dung dịch A có hòa tan 2,24 ml khí HCl (đktc). pH dung dịch là:
-
A.
3,5.
-
B.
3.
-
C.
1,5.
-
D.
2
Dung dịch bazo mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4. pH của dung dịch này là:
-
A.
14,3.
-
B.
11.
-
C.
9,3.
-
D.
8,7.
Dung dịch HCl 0,1M có pH là:
-
A.
pH = 2
-
B.
pH = 13
-
C.
pH = 12
-
D.
pH = 1
Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M vào 90 ml nước để được dung dịch có pH = 1?
-
A.
10
-
B.
80
-
C.
100
-
D.
20
Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là
-
A.
50 ml.
-
B.
100 ml.
-
C.
150 ml.
-
D.
200 ml.
Trộn 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,01M với 200 ml dung dịch KOH 0,03M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
-
A.
9.
-
B.
10
-
C.
12,4.
-
D.
13,2.
Trộn lẫn 7 ml dung dịch NH3 1M và 3 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Thêm 0,001 mol NaOH vào dung dịch A thu được dung dịch B. Xác định pH của các dung dịch A và B, biết \({K_{N{H_3}}} = 1,{8.10^{ - 5}}\).
-
A.
pHA = 9,4 và pHB = 9,7
-
B.
pHA = 9,2 và pHB = 9,9
-
C.
pHA = 9,4 và pHB = 9,9
-
D.
pHA = 9,2 và pHB = 9,7
Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là
-
A.
0,01M và 0,01M.
-
B.
0,02M và 0,04M.
-
C.
0,04M và 0,02M.
-
D.
0,05M và 0,05M.
Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
12
-
D.
13
Cho 100 ml dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. 100 ml dung dịch Y có chứa y mol H+, Cl-, NO3- và 0,01 mol Na+ (tổng số mol Cl- và NO3- là 0,042). Trộn 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là
-
A.
13
-
B.
2
-
C.
12
-
D.
1
Thêm từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonnat của 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là
-
A.
Li2CO3 và Na2CO3; 0,03 lit.
-
B.
Li2CO3 và Na2CO3; 0,06 lit.
-
C.
Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lit.
-
D.
Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lit.
Hòa tan hết m gam Al trong 100 ml dung dịch NaOH 0,3M thu được dung dịch A và 0,672 lít khí H2. Dung dịch A có pH là
-
A.
11.
-
B.
12.
-
C.
13.
-
D.
14
Nồng độ ion H+ trong dung dịch thay đổi như thế nào để pH của dung dịch tăng lên 1 đơn vị:
-
A.
giảm 10 lần.
-
B.
tăng thêm 1 mol/l.
-
C.
tăng 10 lần.
-
D.
giảm đi 1 mol/l.
Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH = 13. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tối đa thu được là
-
A.
1,94 gam.
-
B.
1,94 gam.
-
C.
4,66 gam.
-
D.
2,33 gam.
Lời giải và đáp án
Một mẫu nước có pH = 3,82 thì nồng độ mol /l của ion H+ trong đó là
-
A.
[H+] = 1,0.10-3M.
-
B.
[H+] = 1,0.10-4M.
-
C.
[H+] > 1,0.10-4M.
-
D.
[H+] < 1,0.10-4M.
Đáp án : C
áp dụng công thức: pH = -log[H+] => [H+] = 10-pH
pH = 3,82 => [ H+] = 10-3,82 > 10-4
Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:
-
A.
a=b
-
B.
b>a
-
C.
b=2a
-
D.
a=2b
Đáp án : D
áp dụng công thức: pOH = -log[OH-]
pOHNaOH = -log(a)
pOHBa(OH)2 = -log(2b)
Vì pHNaOH = pHBa(OH)2 => pOHNaOH = pOHBa(OH)2
=> -log(a) = -log(2b) => a = 2b
pH của dung dịch H2SO4 0,0005 M và pH của dung dịch CH3COOH 0,1 M (α = 4,25%) lần lượt là
-
A.
3; 2,37
-
B.
3; 3,90
-
C.
5; 3,37
-
D.
4; 3,38
Đáp án : A
áp dụng công thức: pH = -log[H+] và độ điện li α = Cphân li / Cban đầu
${H_2}S{O_4}{\text{ }}\xrightarrow{{}}{\text{ }}2{H^ + }{\text{ }} + {\text{ }}S{O_4}^{2 - }$
$0,0005{\text{ }}M{\text{ }}\xrightarrow{{}}{\text{ 0,001 M = > pH = - log[ }}{{\text{H}}^ + }] = 3$
$C{H_3}COOH{\text{ }}\underset {} \leftrightarrows {\text{ }}C{H_3}CO{O^ - }{\text{ }} + {\text{ }}{H^ + }$
Ban đầu (CM) 0,1 0 0
Phân li (CM) x x x
$ = > {\text{ độ điện li }} = \dfrac{{{{[C{H_3}COOH]}_{P{\text{hân li}}}}}}{{[C{H_3}COOH]{\text{ban đầu}}}}.100\% = > \dfrac{x}{{0,1}}.100\% = 4,25\% $
$= > x = 4,{25.10^{ - 3}}M = [{H^ + }]$
$= > pH = - \log ([{H^ + }]) = 2,37$
Muốn pha chế 300 ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là
-
A.
1,2.10$^{ - 3}$ gam
-
B.
2,1.10$^{ - 3}$ gam
-
C.
1,4.10$^{ - 3}$ gam
-
D.
1,3.10$^{ - 3}$ gam
Đáp án : A
+) Từ pH => pOH = 14 - pH => [OH−]
+) Tính số mol NaOH từ [OH−]
pH=10 => pOH = 14 – pH => [OH−] = 10−4 M
=> nNaOH = 0,3. 10−4 = 3. 10−5 ( mol)
=> mNaOH = 3. 10−5 . 40 = 1,2.10−3 (g)
Có V1 ml HCl (pH = 2). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch HCl mới có pH = 3. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 9V1
-
B.
V2 = 10V1
-
C.
V2 = V1
-
D.
V1 = 9V2
Đáp án : A
áp dụng công thức: Vsau – Vtrước = Vtrước.(10x2 – x1 – 1)
Thể tích nước thêm vào = Vsau – Vtrước = Vtrước.(10x2 – x1 – 1)
=> V2 = V1.(103 – 2 – 1) => V2 = 9V1
Có V1 ml NaOH (pH = 12). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch NaOH mới có pH = 9. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 1000V1.
-
B.
V2 = 999V1.
-
C.
V2 = 3V1.
-
D.
V1 = 1000V2
Đáp án : B
áp dụng công thức: Vtrước – Vsau = Vtrước.(10x1 – x2 – 1)
Thể tích nước thêm vào = V2 = Vsau – Vtrước = Vtrước.(10x1 – x2 – 1)
=> V2 = V1.(1012 – 9 – 1) => V2 = 999V1
Trộn 20 ml dung dịch KCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,005M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:
-
A.
2,1
-
B.
2,3
-
C.
3,2
-
D.
1,5
Đáp án : B
áp dụng công thức: Độ pha loãng: $\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = {10^{{x_2} - {x_1}}}$
Trộn KCl với H2SO4 không xảy ra phản ứng => coi như quá trình pha loãng H2SO4
+) pH1 = x1 = -log[H+] = -log(0,005.2) = 2
Áp dụng công thức độ pha loãng: $\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = {10^{{pH_2} - {pH_1}}}\, => \,\frac{{20 + 20}}{{20}} = {10^{{pH_{{2_{}}}} - 2}}\, = > \,{10^{{pH_2} - 2}} = 2\, => \,{pH_2} = 2,3$
Trộn 300 ml H2SO4 có pH = 2 với 200 ml H2SO4 có pH = 3 thì pH của dung dịch sau khi trộn là:
-
A.
pH = 1,89
-
B.
pH = 3,00
-
C.
pH = 2,00
-
D.
pH = 2,20
Đáp án : D
+) áp dụng công thức: [H+] = 10-pH
+) [H+]dung dịch thu được = (n1 + n2) / (V1 + V2)
pH1 = 2 => [H+] = 10-2 => n1 = 0,01.0,3 = 0,003 mol
pH2 = 3 => [H+] = 10-3 => n2 = 0,001.0,2 = 0,0002 mol
=> [H+]dung dịch thu được = (n1 + n2) / (V1 + V2) = (0,003 + 0,0002) / (0,3 + 0,2) = 0,0064M => pH = 2,2
Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch thu được là:
-
A.
2,4
-
B.
2,9
-
C.
4,2
-
D.
4,3
Đáp án : A
PT ion: H+ + OH- → H2O
Bước 1: Từ số mol H+ và OH- ban đầu, xét ion nào còn dư sau phản ứng => Tính nồng độ ion đó dư
Bước 2: Tính pH = −log([H+ ])
Bước 1:
${n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,01{\rm{ ( mol ) ; }}\\{{\rm{n}}_{NaOH}}{\rm{ = 0,018 ( mol )}}$
${{\rm{n}}_{{H^ + }}}{\rm{ = 2}}{\rm{.0,01 = 0,02 ( mol )}}$
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Ban đầu 0,01 mol 0,018 mol
Phản ứng 0,009 mol 0,018 mol
Sau 0,001 mol −
${n_{{H_2}S{O_4}d}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,001{\rm{ (mol)}}$
${{= >\rm{n}}_{{H^ + }}}{\rm{ = 2}}{n_{{H_2}S{O_4}d}}{\rm{ = 0,002 (mol)}}$
$= > [{H^ + }{\rm{] = }}{{0,002} \over {(200 + 300){{.10}^{ - 3}}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{4.10^{ - 3}}{\rm{ }}(M)$
Bước 2: Vậy pH = −log([H+ ]) = 2,4
Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được là:
-
A.
10
-
B.
12
-
C.
3
-
D.
2
Đáp án : B
+) Từ số mol H+ và OH- ban đầu, xét ion nào còn dư sau phản ứng => tính nồng độ ion đó dư => tính pH
+) Áp dụng công thức: pH = 14 - log[OH−] hoặc pH = - log[H+]
${n_{HCl}} = 0,03{\text{ ( mol ) ; }}{{\text{n}}_{Ba{{(OH)}_2}}} = {\text{ }}0,0128{\text{ (mol) ; }}{{\text{n}}_{KOH}}{\text{ = 0,0064 ( mol )}}$
$\sum {{n_{O{H^ - }}}} {\text{ = 2}}{\text{.0,0128 + 0,0064 = 0,032 ( mol )}}$
${H^ + }{\text{ + O}}{{\text{H}}^ - }{\text{ }}\xrightarrow{{}}{\text{ }}{{\text{H}}_2}O$
Ban đầu 0,03 mol 0,032 mol
Phản ứng 0,03 mol 0,03 mol
Sau 0 0,002 mol
${n_{O{H^ - }dư}}{\text{ }} = {\text{ }}0,002{\text{ (mol) = > [}}O{H^ - }{\text{] = }}\frac{{0,002}}{{(40 + 160){{.10}^{ - 3}}}}{\text{ }} = {\text{ }}0,01{\text{ }}(M)$
=> pH = 14 - pOH = 14 - 2 = 12
Cho hai dung dịch: dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Trộn 100 ml dung dịch A với V ml dung dịch B thu được dung dịch C có pH = 7. Giá trị của V là:
-
A.
60
-
B.
120
-
C.
100
-
D.
80
Đáp án : D
+) Dung dịch C có pH = 7 => nH+ = nOH-
Dung dịch C có pH = 7 => H+ và OH- phản ứng vừa đủ, hay nH+ = nOH-
$\sum {{n_{{H^ + }}}} = 2.0,1.0,1 + 0,1.0,2 = 0,04\,\,mol$
$\sum {{n_{O{H^ - }}} = 0,2V + 0,3V = 0,5V\,\,mol} $
=> 0,04 = 0,5V => V = 0,08 lít = 80 ml
Dung dịch A chứa H2SO4 aM và HCl 0,2M; dung dịch B chứa NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,25M. Biết trộn 100 ml dung dịch A với 120 ml dung dịch B thì thu được dung dịch có pH = 7. Giá trị của a là:
-
A.
1,00
-
B.
0,50
-
C.
0,75
-
D.
1,25
Đáp án : B
Dung dịch thu được có pH = 7 => nH+ = nOH-
Dung dịch thu được có pH = 7 => nH+ = nOH-
$\sum {{n_{{H^ + }}}} = 2.a.0,1 + 0,1.0,2 = 0,2a + 0,02\,\,mol$
$\sum {{n_{O{H^ - }}} = 0,12.0,5 + 2.0,12.0,25 = 0,12\,\,mol} $
=> 0,2a + 0,02 = 0,12 => a = 0,5
Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là :
-
A.
0,15
-
B.
0,30
-
C.
0,03
-
D.
0,12
Đáp án : D
+) Dung dịch thu được có pH = 12 => sau phản ứng OH- dư
+) [OH-]dư = 10-pH => nOH- dư
+) nOH- trước phản ứng - nH+ trước phản ứng = nOH- dư
Dung dịch thu được có pH = 12 => sau phản ứng OH- dư
[OH-]dư = 10-pH = 0,01M => nOH- dư = 0,01.0,2 = 0,002 mol
nH+ trước phản ứng = 0,1.0,1 = 0,01 mol; nOH- trước phản ứng = 0,1a mol
=> 0,1a – 0,01 = 0,002 => a = 0,12
Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4. Đem dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu là:
-
A.
1,50M
-
B.
1,75M
-
C.
1,25M
-
D.
1,00M
Đáp án : A
+) Dung dịch thu được tác dụng với NaHCO3 sinh khí CO2 => H+ dư sau phản ứng
+) nH2SO4 ban đầu = nH2SO4 phản ứng với NaOH + nH2SO4 dư
nNaOH = 0,05 mol
Dung dịch thu được tác dụng với NaHCO3 sinh khí CO2 => H+ dư sau phản ứng
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
0,125 ← 0,25
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
0,05 → 0,025
=> nH2SO4 ban đầu = nH2SO4 phản ứng với NaOH + nH2SO4 dư = 0,025 + 0,125 = 0,15 mol
=> CM = 0,15 / 0,1 = 1,5M
Hấp thụ lượng SO2 vừa đủ vào V ml dung dịch KMnO4 5.10-3M. Dung dịch X thu được có pH bằng
-
A.
12
-
B.
7
-
C.
3
-
D.
2
Đáp án : D
+) Tính nồng độ H+ theo PT: 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
+) pH = -log(H+)
2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
0,005M → 0,005M
=> [H+] = 2.0,005 = 0,01M => pH = -log(0,01) = 2
Cho m gam Ba vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được dung dịch X. Pha loãng dung dịch X 10 lần được dung dịch Y có pH = 12. Khối lượng Ba đã dùng là:
-
A.
1,370 gam
-
B.
2,740 gam
-
C.
0,274 gam
-
D.
0,173 gam
Đáp án : A
+) pH = 12 => sau phản ứng OH- dư
+) Pha loãng dung dịch 10 lần => VY => nBa(OH)2 dư
+) Từ số mol H2SO4 → số mol Ba(OH)2
+) $ {n_{Ba}} = \sum {{n_{Ba{{(OH)}_2}}}} = $ nBa(OH)2 pứ + nBa(OH)2 dư
nH2SO4 = 0,1.0,05 = 0,005 mol
pH = 12 => sau phản ứng OH- dư
Pha loãng dung dịch 10 lần => VY = 100.10 = 1000 ml = 1 lít
=> nOH- = 0,01.1 = 0,01 mol => nBa(OH)2 dư = 0,005 mol
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
0,005 ← 0,005
$ = > \,\,\sum {{n_{Ba{{(OH)}_2}}}} = 0,005 + 0,005 = 0,01\,\,mol$
=> mBa = 0,01.137 = 1,37 gam
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là
-
A.
240; 1,864
-
B.
80; 1,864
-
C.
240; 2,330
-
D.
80; 2,330
Đáp án : B
+) Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd axit cần lấy 100 ml
+) Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng => [H+]dư
+) nH+ - nOH- = nH+ dư
+) Từ số mol Ba(OH)2 tính số mol BaSO4
Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd axit cần lấy 100 ml
=> nH+ trước phản ứng =2nH2SO4+ n HCl +nHNO3 =0,1.2.0,1 + 0,1.0,2 + 0,1.0,3 = 0,07 mol
nOH- trước phản ứng =nNaOH +2.nBa(OH)2 =0,2V + 2.0,1V = 0,4V mol
Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng
=> [H+]dư = 0,1 M
H+ + OH- →H2O
0,4V $ \leftarrow $0,4V
\( \to {{\text{[}}{H^ + }{\text{]}}_{du}} = \dfrac{{0,07 - 0,4V}}{{0,3 + V}} = 0,1 \to V = 0,08(lít) = 80ml\)
=> nBa(OH)2 = 0,1.0,08 = 0,008 mol
nH2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
0,008 → 0,008 → 0,008
=> mBaSO4 = 0,008.233 = 1,864 gam
Dung dịch HCl và CH3COOH có cùng nồng độ. pH của hai dung dịch này tương ứng là x và y. Cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử phân li. Quan hệ giữa x và y là:
-
A.
y = 100x
-
B.
y = 2x
-
C.
y = x – 2
-
D.
y = x + 2
Đáp án : D
+) Với HCl điện li hoàn toàn => [H+] = a
+) Với CH3COOH điện li yếu => [H+] = 0,01a
+) Sử dụng công thức: pH = -log[H+]
Đặt a là nồng độ mol/l của 2 axit
Với HCl điện li hoàn toàn => [H+] = a
=> pH = x = -log[H+] = -log(a)
Với CH3COOH điện li yếu, 100 phân tử CH3COOH mới có 1 phân tử phân li => [H+] = 0,01a
=> pH = y = -log[H+] = -log(0,01a) = 2 – log(a) = 2 + x
Vậy y = x + 2
Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6
-
A.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{1}{1}$
-
B.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{11}{9}$
-
C.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{8}{11}$
-
D.
$\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{9}{10}$
Đáp án : B
+ V1 dung dịch axit có pH = 5 => nH+
+ V2 dung dịch bazơ có pH = 9 => pOH => nOH-
+ Dung dịch thu được có pH = 6 < 7 => môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng
=> tính toán PT theo OH−
+ V1 dung dịch axit có pH = 5
${\text{ = > [}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{{H^ + }}}{\text{ = 1}}{{\text{0}}^{ - 5}}.{V_1}{\text{ }}(mol)$
+ V2 dung dịch bazơ có pH = 9 => pOH = 14 − 9 = 5
${\text{ = > [O}}{{\text{H}}^ - }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{O{H^ - }}} = {\text{ }}{10^{ - 5}}.{V_2}{\text{ (mol)}}$
+ Dung dịch thu được có pH = 6 < 7 => môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng
H+ + OH− → H2O
Ban đầu (mol) 10−5V1 10−5V2
Phản ứng ( mol) 10−5V2 10−5V2
Sau (mol) 10−5 (V1 −V2) −
+ Ta có : pH = 6 => [H+] dư = 10−6
$\frac{{{{10}^{ - 5}}({V_1} - {\text{ }}{V_2})}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 6}} = > \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{11}}{9}$
Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)
-
A.
12
-
B.
13
-
C.
10
-
D.
11
Đáp án : B
Từ số mol của Ba(OH)2 và NaOH \( \to {n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}}\)
\( \to {\text{[}}O{H^ - }{\text{] = }}\dfrac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{0,3}}\)
Mà [OH-].[H+] = 10-14
\( \to [{H^ + }] \to pH\)
\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol;{n_{NaOH}} = 0,2.0,05 = 0,01\,\,mol\)
\( \to {n_{OH - }} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 2.0,01 + 0,01 = 0,03\,\,mol\)
\( \to [O{H^ - }] = \dfrac{{0,03}}{{0,3}} = 0,1\,\,M\)
Mà [OH-].[H+] = 10-14
\( \to [{H^ + }] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,1}} = {10^{ - 13}}\)
\( \to pH = - \log {10^{ - 13}} = 13\)
Trong 100 ml dung dịch A có hòa tan 2,24 ml khí HCl (đktc). pH dung dịch là:
-
A.
3,5.
-
B.
3.
-
C.
1,5.
-
D.
2
Đáp án : B
pH = -log[H+]
Do HCl là chất điện li mạnh nên ta có: [H+] = CM HCl
nHCl = 2,24.10-3 : 22,4 = 10-4 mol
=> CM HCl = nHCl : V dd = 10-4 : 0,1 = 10-3 (M)
Do HCl là chất điện li mạnh nên ta có: [H+] = CM HCl = 10-3 (M)
=> pH = -log[H+] = -log(10-3) = 3
Dung dịch bazo mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4. pH của dung dịch này là:
-
A.
14,3.
-
B.
11.
-
C.
9,3.
-
D.
8,7.
Đáp án : B
Ba(OH)2 là một chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2 OH-
Ba(OH)2 là một chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2 OH-
5.10-4 → 10-3
=> pOH = -log[OH-] = -log(10-3) = 3
=> pH = 14 – pOH = 11
Dung dịch HCl 0,1M có pH là:
-
A.
pH = 2
-
B.
pH = 13
-
C.
pH = 12
-
D.
pH = 1
Đáp án : D
pH = - log[H+]
HCl → H+ + Cl-
0,1M → 0,1M
pH = -log[H+] = -log(0,1) = 1
Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M vào 90 ml nước để được dung dịch có pH = 1?
-
A.
10
-
B.
80
-
C.
100
-
D.
20
Đáp án : A
pH = 1 => [H+] = 0,1M
Đặt thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào là V (lít)
=> nHCl = V mol
Sau khi trộn với 90 ml H2O:
[H+] = CM HCl sau trộn = \(\dfrac{V}{{V + 0,09}}\) = 0,1M => V
pH = 1 => [H+] = 0,1M
Đặt thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào là V (lít)
=> nHCl = V mol
Sau khi trộn với 90 ml H2O:
[H+] = CM HCl sau trộn = \(\dfrac{V}{{V + 0,09}}\) = 0,1M => V = 0,01 lít = 10 ml
Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là
-
A.
50 ml.
-
B.
100 ml.
-
C.
150 ml.
-
D.
200 ml.
Đáp án : A
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
⟹ lượng H+ cần là: nH+= nOH-
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1.0,1 + 2.0,1.0,2 = 0,05 mol
nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,5.V = V
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
⟹ nH+ = nOH-
⟹ V = 0,05 lít = 50 ml
Trộn 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,01M với 200 ml dung dịch KOH 0,03M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
-
A.
9.
-
B.
10
-
C.
12,4.
-
D.
13,2.
Đáp án : C
Tính tổng số mol OH- = 2nBa(OH)2 + nKOH
V tổng = VBa(OH)2 + VKOH
Sau đó tính [OH-] = nOH- : Vtổng
Tính được pOH = -log[OH-] = ? Từ đó tính được pH = 14 - pOH
nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 2.0,2.0,01 + 0,2.0,03 = 0,01 mol
Vtổng = 200 + 200 = 400 (ml) = 0,4 (lít)
[OH-] = n/V = 0,01 : 0,4 = 0,025M
→ pOH = -log[0,025] = 1,6 → pH = 14 – pOH = 12,4
Trộn lẫn 7 ml dung dịch NH3 1M và 3 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Thêm 0,001 mol NaOH vào dung dịch A thu được dung dịch B. Xác định pH của các dung dịch A và B, biết \({K_{N{H_3}}} = 1,{8.10^{ - 5}}\).
-
A.
pHA = 9,4 và pHB = 9,7
-
B.
pHA = 9,2 và pHB = 9,9
-
C.
pHA = 9,4 và pHB = 9,9
-
D.
pHA = 9,2 và pHB = 9,7
Đáp án : A
Tính lần lượt theo các phương trình, chú ý hằng số cân bằng Kb.Dung dịch A là dung dịch đệm nên pH thay đổi không đáng kể khi cho thêm OH-.
Nồng độ của NH3 và H+ ngay sau khi trộn (chưa xét đến phản ứng) là:
CNH3 = \(\frac{{0,007.1}}{{0,007 + 0,003}}\) = 0,7(M); CHCl = \(\frac{{0,003.1}}{{0,007 + 0,003}}\) = 0,3(M)
Xét phản ứng của dung dịch NH3 và dung dịch HCl :
NH3 + H+ " NH4+
Bđ: 0,7M 0,3M
Pư: 0,3M ← 0,3M → 0,3M
Sau pư: 0,4M 0 0,3M
Vậy dung dịch A gồm các cấu tử chính là NH3 0,4M, NH4+ 0,3M và Cl-.
Xét cân bằng:
NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH- Kb
Co 0,4M 0,3M
C xM xM xM
[C] (0,4-x)M (0,3+x)M xM
\(K = \frac{{(0,3 + x).x}}{{(0,4 - x)}} = 1,{8.10^{ - 5}} \Rightarrow x \approx 2,{4.10^{ - 5}}\)
\( \Rightarrow p{H_A} = 14 - [ - \lg (2,{4.10^{ - 5}})] = 9,4\)
Khi thêm 0,001 mol NaOH vào dung dịch A:
Nồng độ của NaOH ngay sau khi cho vào (chưa xét phản ứng) là: Co(NaOH) = 0,001/(0,007 + 0,003) = 0,1M
NH4+ + OH- " NH3 + H2O
Bđ: 0,3M 0,1M 0,4M
Pư: 0,1M ← 0,1M → 0,1M
Sau pư: 0,2M 0 0,5M
Vậy dung dịch B gồm các cấu tử chính là NH3 0,5M, NH4+ 0,2M và Cl-.
Xét cân bằng:
NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH- Kb
Co 0,5M 0,2M
C xM xM xM
[C] (0,5-x)M (0,2+x)M xM
\(K = \frac{{(0,2 + x).x}}{{(0,5 - x)}} = 1,{8.10^{ - 5}} \Rightarrow x \approx 4,{5.10^{ - 5}}\)
\( \Rightarrow p{H_B} = 14 - [ - \lg (4,{5.10^{ - 5}})] = 9,7\)
Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là
-
A.
0,01M và 0,01M.
-
B.
0,02M và 0,04M.
-
C.
0,04M và 0,02M.
-
D.
0,05M và 0,05M.
Đáp án : D
Dung dịch sau phản ứng có pH= 12 nên OH- dư, tìm được số mol OH- dư.
Xét 2 trường hợp sau:
*TH1: Ba2+ phản ứng hết
*TH2: SO42- phản ứng hết
Từ 2 trường hợp trên tìm được giá trị a và b. Chú ý xét xem kết quả thu được có thỏa mãn không.
Dung dịch X có: nH2SO4 = 0,2a mol; nHCl = 0,2. 0,1 = 0,02 mol
→ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,4a + 0,02 (mol); nSO4 2- = 0,2a mol
Dung dịch Y có: nBa(OH)2 = 0,3b mol; nKOH = 0,3. 0,05 = 0,015 mol
→ nOH- = 2.nBa(OH)2 + nKOH = 0,6b + 0,015 (mol); nBa2+ = 0,3b mol
Dung dịch Z có pH = 12 nên dư OH- → [H+]=10-12 (M) → [OH-] = 10-2 (M)
→ nOH- dư = Vdd.CM = 0,5. 10-2 = 0,005 mol
Ta có: nBaSO4 = 0,01 mol
Xét 2 trường hợp sau:
*TH1: Ba2+ phản ứng hết
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Khi đó nBa2+ = nBaSO4 = 0,01 mol → 0,3b = 0,01 → b = 1/30 → nOH-= 0,6b + 0,015 = 0,035 mol
H+ + OH- → H2O
Ban đầu 0,4a+0,02 0,035 mol
Phản ứng 0,4a+0,02 0,4a+ 0,02 mol
Sau phản ứng 0 0,035 – (0,4a+0,02) mol
Ta có: nOH- dư = 0,035 – (0,4a + 0,02) = 0,005 mol → a = 0,025 (không thỏa mãn điều kiện nBa2+ < nSO4(2-))
*TH2: SO42- phản ứng hết
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Khi đó nSO4(2-) = nBaSO4 = 0,01 mol → 0,2a = 0,01 → a = 0,05
→ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,4a + 0,02 = 0,04 (mol)
H+ + OH- → H2O
Ban đầu 0,04 (0,6b + 0,015)
Phản ứng 0,04 0,04
Sau phản ứng 0 0,6b – 0,025
Ta có: nOH- dư = 0,6b – 0,025 = 0,005 mol → b = 0,05
Vậy a = 0,05 và b = 0,05
Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
12
-
D.
13
Đáp án : D
Nếu H+ dư thì dung dịch sau phản ứng gồm NaNO3 (0,04 mol) và KNO3 (0,06 mol) (vì HNO3 bị bay hơi khi cô cạn).
=> m chất rắn = 0,04.85 + 0,06.101 = 9,46 gam ≠ 7,66 gam
Vậy OH- dư
Dung dịch sau phản ứng gồm:
Na+: 0,04 mol
K+: 0,06 mol
NO3-: x
OH- dư: y
*m chất rắn = 7,66 gam => 62x + 17y + 0,04.23 + 0,06.39 = 7,66 hay 62x + 17y = 4,4 (1)
*BTĐT: nNa+ + nK+ = nNO3- + nOH- => x + y = 0,1 (2)
Giải (1) và (2) => x, y
=> [OH-] => pOH => pH
nNaOH = 0,04 mol; nKOH = 0,06 mol
Nếu H+ dư thì dung dịch sau phản ứng gồm NaNO3 (0,04 mol) và KNO3 (0,06 mol) (vì HNO3 bị bay hơi khi cô cạn).
=> m chất rắn = 0,04.85 + 0,06.101 = 9,46 gam ≠ 7,66 gam
Vậy OH- dư
Dung dịch sau phản ứng gồm:
Na+: 0,04 mol
K+: 0,06 mol
NO3-: x
OH- dư: y
*m chất rắn = 7,66 gam => 62x + 17y + 0,04.23 + 0,06.39 = 7,66 hay 62x + 17y = 4,4 (1)
*BTĐT: nNa+ + nK+ = nNO3- + nOH- => x + y = 0,1 (2)
Giải (1) và (2) => x = 0,06 và y = 0,04
=> [OH-] = n/V = 0,04:0,4 = 0,1M
=> pOH = -log[OH-] = 1 => pH = 13
Cho 100 ml dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. 100 ml dung dịch Y có chứa y mol H+, Cl-, NO3- và 0,01 mol Na+ (tổng số mol Cl- và NO3- là 0,042). Trộn 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là
-
A.
13
-
B.
2
-
C.
12
-
D.
1
Đáp án : B
Bảo toàn điện tích.
- Bảo toàn điện tích cho dung dịch X:
nOH- = nNa+ - 2nSO42- = 0,07 - 2.0,02 = 0,03 mol
- Bảo toàn điện tích cho dung dịch Y:
nH+ = (nCl- + nNO3-) - nNa+ = 0,042 - 0,01 = 0,032 mol
Khi trộn 100 ml X với 100 ml Y có phản ứng: H+ + OH- → H2O
=> nH+ dư = nH+ - nOH- = 0,032 - 0,03 = 0,002 mol
=> [H+] = \(\frac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{V_{{\rm{dd}}\,sau\,pu}}}}\) = \(\frac{{0,002}}{{0,1 + 0,1}}\) = 0,01M
=> pH = -log[H+] = 2
Thêm từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonnat của 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là
-
A.
Li2CO3 và Na2CO3; 0,03 lit.
-
B.
Li2CO3 và Na2CO3; 0,06 lit.
-
C.
Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lit.
-
D.
Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lit.
Đáp án : D
pH = 0 => CM(HCl) = 1M
Dung dịch sau phản ứng + Ca(OH)2 dư tạo 3 g kết tủa
=> có tạo HCO3- : nHCO3 = nCaCO3 = 0,03 mol
=> nCO3 bđ = nCaCO3 + nCO2 = 0,045 mol
=> MM2CO3 = 116,67g
=> MM = 28,33 => Na2CO3 và K2CO3
2H+ + CO32- -> CO2 + H2O
H+ + CO32- -> HCO3-
,nHCl = nHCO3+ 2nCO2 = 0,06 mol
=> Vdd HCl = 0,06 lit
Hòa tan hết m gam Al trong 100 ml dung dịch NaOH 0,3M thu được dung dịch A và 0,672 lít khí H2. Dung dịch A có pH là
-
A.
11.
-
B.
12.
-
C.
13.
-
D.
14
Đáp án : C
Tính số mol NaOH và H2
Viết và tính thep PT ion rút gọn suy ra số mol OH- dư
Tính nồng độ OH- ⟹ nồng độ H+ ⟹ giá trị pH
nOH- ban đầu = nNaOH = 0,1.0,3 = 0,03 mol
nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Al + OH- + H2O → AlO2- + 1,5H2
0,02 ← 0,03 (mol)
⟹ nOH pư = 0,02 mol
⟹ nOH-dư = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol
⟹ [OH-] = n : V = 0,01 : 0,1 = 0,1 mol/l
⟹ [H+] = 10-14/0,1 = 10-13 mol/l
⟹ pH = -log(10-13) = 13
Nồng độ ion H+ trong dung dịch thay đổi như thế nào để pH của dung dịch tăng lên 1 đơn vị:
-
A.
giảm 10 lần.
-
B.
tăng thêm 1 mol/l.
-
C.
tăng 10 lần.
-
D.
giảm đi 1 mol/l.
Đáp án : A
[H+] = 10-pH
Từ đó xác định tỉ số [H+] trước và sau và chọn được đáp án đúng
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{truoc}} = {{10}^{ - pH}}}\\{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{sau}} = {{10}^{ - \left( {pH + 1} \right)}}}\end{array}} \right. \Rightarrow \dfrac{{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{sau}}}}{{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{truoc}}}} = \dfrac{{{{10}^{ - \left( {pH + 1} \right)}}}}{{{{10}^{ - pH}}}} = \dfrac{1}{{10}}\)
⟹ [H+] sau = 1/10 [H+] trước
⟹ giảm 10 lần
Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH = 13. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tối đa thu được là
-
A.
1,94 gam.
-
B.
1,94 gam.
-
C.
4,66 gam.
-
D.
2,33 gam.
Đáp án : D
∑nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 0,06 (mol)
nH+ = 2nH2SO4 = 10-4x (mol)
Vì dd thu được có pH = 13 ⟹ dư bazo sau phản ứng
PT ion rút gọn:
H+ + OH- → H2O (1)
10-4x → 10-4x (mol)
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ (2)
nOH- dư = nOH- bđ – nOH- (1) = 0,06 – 10-4x
pOH =14 -13 = 1 ⟹ [OH-] dư = 0,1 (M)
Ta có:
\({[{\rm{O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}}]_{du}} = \dfrac{{{n_{O{H^ - }du}}}}{{V{ _{sau}}}} \Rightarrow 0,1 = \dfrac{{0,06 - {{10}^{ - 4}}x}}{{(200 + x){{.10}^{ - 3}}}} \Rightarrow x = ? (ml)\)
⟹ mBaSO4 = ?
nBa(OH)2 = 0,2.0,1 = 0,02 (mol)
nNaOH = 0,2. 0,1 = 0,02 (mol)
⟹ ∑nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 0,06 (mol)
nH2SO4 = 5.10-5x (mol) ⟹ nH+ = 2nH2SO4 = 10-4x (mol)
Vì dd thu được có pH = 13 ⟹ dư bazo sau phản ứng
PT ion rút gọn:
H+ + OH- → H2O (1)
10-4x → 10-4x (mol)
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓(2)
nOH- dư = nOH- bđ – nOH- (1) = 0,06 – 10-4x
pOH =14 -13 = 1 ⟹ [OH-] dư = 0,1 (M)
Ta có:
\(\begin{array}{l}{[{\rm{O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}}]_{du}} = \dfrac{{{n_{O{H^ - }du}}}}{{V{ _{sau}}}}\\ \Rightarrow 0,1 = \dfrac{{0,06 - {{10}^{ - 4}}x}}{{(200 + x){{.10}^{ - 3}}}}\\ \Rightarrow 0,02 + {10^{ - 4}}x = 0,06 - {10^{ - 4}}x\\ \Rightarrow {2.10^{ - 4}}x = 0,04 \Rightarrow x = 200 (ml)\end{array}\)
⟹ nH2SO4 = 0,01 (mol) ⟹ nSO42- = 0,01 (mol) < nBa2+ = 0,02 (mol)
⟹ mBaSO4 = 0,01.233 = 2,33 (g) (Tính theo mol SO42-)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập điện li hay và khó Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazo Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Axit - bazơ - muối Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Bài tập độ điện li alpha Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Sự điện li Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết