Trắc nghiệm Bài 35. Benzen và ankyl benzen - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :

  • A.

    sp

  • B.

    sp2

  • C.

    sp3

  • D.

    sp2d

Câu 2 :

Trong phân tử benzen có:

  • A.

    6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

  • B.

    6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C

  • C.

    Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng

  • D.

    Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng

Câu 3 :

Cho các công thức :

Công thức cấu tạo nào là của benzen ?

  • A.

    (1) và (2).        

  • B.

    (1) và (3).        

  • C.

    (2) và (3).            

  • D.

    (1),(2) và (3).             

Câu 4 :

Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa

  • A.

    vòng benzen

  • B.

    gốc ankyl và vòng benzen

  • C.

    gốc ankyl và hai vòng benzen

  • D.

    gốc ankyl và một vòng benzen

Câu 5 :

Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là:

  • A.

    CnH2n+6 (n ≥ 6).

  • B.

    CnH2n-6  (n ≥ 3).

  • C.

    CnH2n-8 (n ≥ 8).

  • D.

    CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 6 :

Trong các câu sau, câu nào sai ?

  • A.

    Benzen có CTPT là C6H6.     

  • B.

    Chất có CTPT C6H6 phải là benzen.

  • C.

    Chất có công thức đơn giản nhất là CH không chỉ là benzen.

  • D.

    Benzen có công thức đơn giản nhất là CH.

Câu 7 :

Câu nào đúng nhất trong các câu sau đây ?

  • A.

    Benzen là một hiđrocacbon mạch nhánh.

  • B.

    Benzen là một hiđrocacbon no.

  • C.

    Benzen là một dẫn xuất của hiđrocacbon.      

  • D.

    Benzen là một hiđrocacbon thơm.

Câu 8 :

Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen ?

  • A.

    C8H10.

  • B.

    C6H8.

  • C.

    C7H8.

  • D.

    C9H12.

Câu 9 :

Một bạn học sinh đã viết 5 công thức cấu tạo :

Bạn đó đã viết được bao nhiêu đồng phân

  • A.

    1 chất

  • B.

    2 chất

  • C.

    3 chất

  • D.

    4 chất

Câu 10 :

Cho các chất :

(1)  C6H5CH3 

(2) p-CH3C6H4C2H

(3)  C6H5C2H3

(4) o-CH3C6H4CH

Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là :

  • A.

    (1) ; (2) và (3).    

  • B.

    (2) ; (3) và (4).

  • C.

    (1) ; (3) và (4).    

  • D.

    (1) ; (2) và (4).

Câu 11 :

Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 12 :

Chất (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là :

  • A.

    propylbenzen.

  • B.

    n-propylbenzen.       

  • C.

    iso-propylbenzen.       

  • D.

    đimetylbenzen.

Câu 13 :

Cho hiđrocacbon thơm :

Tên gọi của hiđrocacbon trên là :

  • A.

    m-etyltoluen.                     

  • B.

    3-etyl-1-metylbenzen.  

  • C.

    1-etyl-3-metylbenzen.

  • D.

    A, B, C đều đúng.

Câu 14 :

Gốc C6H5CH2 và gốc C6H5 có tên gọi là :

  • A.

    phenyl và benzyl.            

  • B.

    vinyl và anlyl.               

  • C.

    anlyl và vinyl.                  

  • D.

    benzyl và phenyl.

Câu 15 :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là :    

  • A.

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B.

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C.

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D.

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Câu 16 :

Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?

  • A.

    Benzen + Cl2 (as).             

  • B.

    Benzen + H2 (Ni, p, to).    

  • C.

    Benzen + Br2 (dd). 

  • D.

    Benzen + HNO3 (đ)/H2SO4 (đ).

Câu 17 :

Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí m - . Vậy X là những nhóm thế nào ?

  • A.

    CnH2n+1, OH, NH2.    

  • B.

    OCH3, NH2, NO2.         

  • C.

    CH3, NH2, COOH.     

  • D.

    NO2, COOH, SO3H.

Câu 18 :

Cho sơ đồ:  $Axetilen\,\,\,\xrightarrow{{C,\,{{600}^0}C}}\,\,X\,\,\,\xrightarrow{{HN{O_3}\,đặc/\,{H_2}S{O_4}\,đặc}}\,\,\,Y\,\,\xrightarrow{{C{l_2},\,Fe,\,{t^o}}}\,\,Z$

CTCT  phù hợp của Z là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

    A, B đều đúng.

Câu 19 :

Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng :

  • A.

    Cộng vào vòng benzen.           

  • B.

    Thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.

  • C.

    Thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4.    

  • D.

    Thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4.

Câu 20 :

Sản phẩm chính khi oxi hóa các ankylbenzen bằng KMnO4 /H+ là :

  • A.

    C6H5COOH.

  • B.

    C6H5CH2COOH.

  • C.

    C6H5CH2CH2COOH.

  • D.

    CO2.

Câu 21 :

Ứng dụng nào benzen không có :

  • A.

    Làm dung môi.                  

  • B.

    Tổng hợp monome.       

  • C.

    Làm thuốc nổ.          

  • D.

    Dùng trực tiếp làm dược phẩm.

Câu 22 :

Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là :

  • A.

    14 gam.

  • B.

    16 gam.

  • C.

    18 gam.

  • D.

    20 gam.

Câu 23 :

Hỗn hợp gồm 1 mol C6H6 và 1,5 mol Cl2. Trong điều kiện có xúc tác bột Fe, to, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì ? bao nhiêu mol ?

  • A.

    1 mol C6H5Cl ; 1 mol HCl ; 1 mol C6H4Cl2.                       

  • B.

    1,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

  • C.

    1 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.              

  • D.

    0,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

Câu 24 :

Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

  • A.

    o- hoặc p-đibrombenzen.

  • B.

    o- hoặc p-đibromuabenzen.

  • C.

    m-đibromuabenzen.

  • D.

    m-đibrombenzen.

Câu 25 :

TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen là

  • A.

    550,0 gam.

  • B.

    687,5 gam.     

  • C.

    454,0 gam.     

  • D.

    567,5 gam.

Câu 26 :

Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xilen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  • A.

    0,480 lít.

  • B.

    0,240 lít.

  • C.

    0,120 lít.

  • D.

    0,576 lít.

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng là 44 : 9. Biết MA < 150. A có công thức phân tử là :

  • A.

    C4H6O.

  • B.

    C8H8O.           

  • C.

    C8H8.

  • D.

    C2H2.

Câu 28 :

Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :    

  • A.

    15,654.            

  • B.

    15,465.            

  • C.

    15,546.            

  • D.

    15,456.

Câu 29 :

A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%, tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?

  • A.

    Tăng 21,2 gam.

  • B.

    Tăng 40,0 gam.

  • C.

    giảm 18,8 gam. 

  • D.

    giảm 21,2 gam. 

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X gồm C6H14 và CxHx (CxHx có vòng benzen) thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. Nếu cho hỗn hợp trên vào dung dịch Br2 dư thì CxHx tác dụng hoàn toàn với m gam Br2 . Giá trị của m là

  • A.

     32. 

  • B.

    16. 

  • C.

    8. 

  • D.

    4.

Câu 31 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô khoảng 5 ml benzen và 2 ml brom nguyên chất, lắc nhẹ ống nghiệm.

Bước 2: Để yên ống nghiệm trong 3 phút.

Bước 3: Cho tiếp một ít bột sắt vào ống nghiệm trên rồi lắc nhẹ liên tục trong 3 phút.

(Trong quá trình làm thí nghiệm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào chất lỏng trong ống nghiệm bằng cách bọc bên ngoài ống nghiệm một tờ giấy tối màu.)

Cho các phát biểu sau:

(1) Sau bước 1, có sự phân tách chất lỏng trong ống nghiệm thành hai lớp.

(2) Ở bước 2, trong suốt quá trình màu của dung dịch trong ống nghiệm không thay đổi.

(3) Ở bước 3, màu của dung dịch nhạt dần.

(4) Ở bước 3, thêm bột sắt là để làm xúc tác cho phản ứng giữa benzen và brom xảy ra.

(5) Sản phẩm hữu cơ chủ yếu thu được sau bước 3 là 1,2,3,4,5,6-hexabromxiclohexan).

Số phát biểu đúng là

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :

  • A.

    sp

  • B.

    sp2

  • C.

    sp3

  • D.

    sp2d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết benzen và ankylbenzen

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá : sp2

Câu 2 :

Trong phân tử benzen có:

  • A.

    6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

  • B.

    6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C

  • C.

    Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng

  • D.

    Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử benzen có: 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

Câu 3 :

Cho các công thức :

Công thức cấu tạo nào là của benzen ?

  • A.

    (1) và (2).        

  • B.

    (1) và (3).        

  • C.

    (2) và (3).            

  • D.

    (1),(2) và (3).             

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các cấu tạo của benzen là (1) ; (2) và (3).

Câu 4 :

Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa

  • A.

    vòng benzen

  • B.

    gốc ankyl và vòng benzen

  • C.

    gốc ankyl và hai vòng benzen

  • D.

    gốc ankyl và một vòng benzen

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa gốc ankyl và một vòng benzen.

Câu 5 :

Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là:

  • A.

    CnH2n+6 (n ≥ 6).

  • B.

    CnH2n-6  (n ≥ 3).

  • C.

    CnH2n-8 (n ≥ 8).

  • D.

    CnH2n-6 (n ≥ 6).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là : CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 6 :

Trong các câu sau, câu nào sai ?

  • A.

    Benzen có CTPT là C6H6.     

  • B.

    Chất có CTPT C6H6 phải là benzen.

  • C.

    Chất có công thức đơn giản nhất là CH không chỉ là benzen.

  • D.

    Benzen có công thức đơn giản nhất là CH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu sai là: Chất có CTPT C6H6 phải là benzen vì C6H6 có thể là mạch thẳng không no

Câu 7 :

Câu nào đúng nhất trong các câu sau đây ?

  • A.

    Benzen là một hiđrocacbon mạch nhánh.

  • B.

    Benzen là một hiđrocacbon no.

  • C.

    Benzen là một dẫn xuất của hiđrocacbon.      

  • D.

    Benzen là một hiđrocacbon thơm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì benzen có mạch vòng

B sai vì benzen không no

C sai vì benzen chỉ chứa C và H => là hiđrocacbon

D đúng. Benzen là một hiđrocacbon thơm.

Câu 8 :

Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen ?

  • A.

    C8H10.

  • B.

    C6H8.

  • C.

    C7H8.

  • D.

    C9H12.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất không thể chứa vòng benzen là C6H8 vì độ bất bão hòa k = (2.6 + 2 – 8) / 2 = 3 < 4

Câu 9 :

Một bạn học sinh đã viết 5 công thức cấu tạo :

Bạn đó đã viết được bao nhiêu đồng phân

  • A.

    1 chất

  • B.

    2 chất

  • C.

    3 chất

  • D.

    4 chất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

=> có tất cả 3 chất

Câu 10 :

Cho các chất :

(1)  C6H5CH3 

(2) p-CH3C6H4C2H

(3)  C6H5C2H3

(4) o-CH3C6H4CH

Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là :

  • A.

    (1) ; (2) và (3).    

  • B.

    (2) ; (3) và (4).

  • C.

    (1) ; (3) và (4).    

  • D.

    (1) ; (2) và (4).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là : D. (1) ; (2) và (4).

(3) không phải vì nhánh –C2H3 không no

Câu 11 :

Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ bất bão hòa k = (2.8 + 2 – 10) / 2 = 4 => C8H10 chứa 1 vòng và mạch nhánh no

CTCT của C8H10

 

Câu 12 :

Chất (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là :

  • A.

    propylbenzen.

  • B.

    n-propylbenzen.       

  • C.

    iso-propylbenzen.       

  • D.

    đimetylbenzen.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

(CH3)2CHC6H5 có tên gọi là : iso-propylbenzen.       

Câu 13 :

Cho hiđrocacbon thơm :

Tên gọi của hiđrocacbon trên là :

  • A.

    m-etyltoluen.                     

  • B.

    3-etyl-1-metylbenzen.  

  • C.

    1-etyl-3-metylbenzen.

  • D.

    A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất có tên thường là: m-etyltoluen.                   

Tên hệ thống: + nếu chọn –CH3 làm gốc:   3-etyl-1-metylbenzen.  

+ nếu chọn –C2H5 làm gốc: 1-etyl-3-metylbenzen.           

Câu 14 :

Gốc C6H5CH2 và gốc C6H5 có tên gọi là :

  • A.

    phenyl và benzyl.            

  • B.

    vinyl và anlyl.               

  • C.

    anlyl và vinyl.                  

  • D.

    benzyl và phenyl.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gốc C6H5CH2 và gốc C6H5 có tên gọi là : benzyl và phenyl.

Câu 15 :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là :    

  • A.

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B.

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C.

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D.

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết benzen và ankylbenzen

Lời giải chi tiết :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là : Gây hại cho sức khỏe.                    

Câu 16 :

Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?

  • A.

    Benzen + Cl2 (as).             

  • B.

    Benzen + H2 (Ni, p, to).    

  • C.

    Benzen + Br2 (dd). 

  • D.

    Benzen + HNO3 (đ)/H2SO4 (đ).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Benzen chỉ phản ứng với Br2 khan và xúc tác Fe; không phản ứng với Br2 trong dung dịch.

Câu 17 :

Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí m - . Vậy X là những nhóm thế nào ?

  • A.

    CnH2n+1, OH, NH2.    

  • B.

    OCH3, NH2, NO2.         

  • C.

    CH3, NH2, COOH.     

  • D.

    NO2, COOH, SO3H.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, –SO3H, –CHO …) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

Câu 18 :

Cho sơ đồ:  $Axetilen\,\,\,\xrightarrow{{C,\,{{600}^0}C}}\,\,X\,\,\,\xrightarrow{{HN{O_3}\,đặc/\,{H_2}S{O_4}\,đặc}}\,\,\,Y\,\,\xrightarrow{{C{l_2},\,Fe,\,{t^o}}}\,\,Z$

CTCT  phù hợp của Z là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

    A, B đều đúng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, –SO3H, –CHO …) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

Lời giải chi tiết :

Do NO2 hút e mạnh lên sẽ định hướng thế vào vị trí  meta => Z là m-Cl-C6H4-NO2

Câu 19 :

Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng :

  • A.

    Cộng vào vòng benzen.           

  • B.

    Thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.

  • C.

    Thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4.    

  • D.

    Thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4 do tác động của vòng benzen

Câu 20 :

Sản phẩm chính khi oxi hóa các ankylbenzen bằng KMnO4 /H+ là :

  • A.

    C6H5COOH.

  • B.

    C6H5CH2COOH.

  • C.

    C6H5CH2CH2COOH.

  • D.

    CO2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm chính khi oxi hóa các ankylbenzen bằng KMnO4 /H+ là : C6H5COOH.

Câu 21 :

Ứng dụng nào benzen không có :

  • A.

    Làm dung môi.                  

  • B.

    Tổng hợp monome.       

  • C.

    Làm thuốc nổ.          

  • D.

    Dùng trực tiếp làm dược phẩm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng không phải của benzen là : dùng trực tiếp làm dược phẩm

Câu 22 :

Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là :

  • A.

    14 gam.

  • B.

    16 gam.

  • C.

    18 gam.

  • D.

    20 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính theo PT: C6H+ Cl2   $\xrightarrow{{{t^o},\,\,Fe}}$ C6H5Cl + HCl   (1)

 

Lời giải chi tiết :

${n_{{C_6}{H_6}\,(pư)}} = \frac{{15,6}}{{78}}.80\% = 0,16\,\,mol.$

Phương trình phản ứng :

           C6H+ Cl2   $\xrightarrow{{{t^o},\,\,Fe}}$   C6H5Cl +  HCl  (1)

mol:    0,16                             0,16

Vậy khối lượng clobenzen thu được là : 0,16.112,5= 18 gam.

Câu 23 :

Hỗn hợp gồm 1 mol C6H6 và 1,5 mol Cl2. Trong điều kiện có xúc tác bột Fe, to, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì ? bao nhiêu mol ?

  • A.

    1 mol C6H5Cl ; 1 mol HCl ; 1 mol C6H4Cl2.                       

  • B.

    1,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

  • C.

    1 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.              

  • D.

    0,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tỉ lệ mol $\dfrac{{{n_{C{l_2}}}}}{{{n_{{C_6}{H_6}}}}} = 1,5 \Rightarrow $  phản ứng tạo ra hỗn hợp hai sản phẩm là C6H5Cl và C6H4Cl2.

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ mol $\dfrac{{{n_{C{l_2}}}}}{{{n_{{C_6}{H_6}}}}} = 1,5 \Rightarrow $ phản ứng tạo ra hỗn hợp hai sản phẩm là C6H5Cl và C6H4Cl2.

Phương trình phản ứng :

           C6H6      +    Cl2  $\xrightarrow{{{t^o},\,\,Fe}}$    C6H5Cl     +     HCl        (1)

mol:      x                 x                            x                      x

          C6H6      +    2Cl2  $\xrightarrow{{{t^o},\,\,Fe}}$    C6H4Cl2     +     2HCl   (2)

mol:      y                2y                           y                        2y

Theo giả thiết ta có: $\left\{ \begin{gathered}x + y = 1 \hfill \\x + 2y = 1,5 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}x = 0,5 \hfill \\y = 0,5 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Vậy sau phản ứng thu được 0,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

 

Câu 24 :

Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

  • A.

    o- hoặc p-đibrombenzen.

  • B.

    o- hoặc p-đibromuabenzen.

  • C.

    m-đibromuabenzen.

  • D.

    m-đibrombenzen.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt CTPT của hợp chất X là (C3H2Br)n => n

+) Áp dụng quy tắc thế => tìm sản phẩm 

Lời giải chi tiết :

Đặt CTPT của hợp chất X là (C3H2Br)n suy ra (12.3+2+80).n = 236 => n = 2.

=> công thức phân tử của X là C6H4Br2

Vì hợp chất X là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe) nên theo quy tắc thế trên vòng benzen ta thấy X có thể là o- đibrombenzen hoặc p-đibrombenzen.  

Câu 25 :

TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen là

  • A.

    550,0 gam.

  • B.

    687,5 gam.     

  • C.

    454,0 gam.     

  • D.

    567,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

            C6H5CH3   +   3HNO3  $\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,đặc\,\,{t^o}}}$   C6H2(NO2)3CH3   +   3H2O             (1)

gam:        92                     →                                               227

gam:        230.80%         →                                                x

Lời giải chi tiết :

 Phương trình phản ứng:

            C6H5CH3   +   3HNO3  $\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,đặc\,\,{t^o}}}$   C6H2(NO2)3CH3   +   3H2O             (1)

gam:        92                     →                                               227

gam:        230.80%         →                                                x

Theo phương trình và giả thiết ta thấy khối lượng TNT (2,4,6-trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen với hiệu suất 80% là : 

x=$\frac{{230.80\% .227}}{{92}} = 454$ gam.

Câu 26 :

Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xilen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  • A.

    0,480 lít.

  • B.

    0,240 lít.

  • C.

    0,120 lít.

  • D.

    0,576 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: $5.{n_{KMn{O_4}}} = 12.{n_{o - xilen}}$

Lời giải chi tiết :

Quá trình cho – nhận e:

$M{n^{ + 7}} + 5e \to M{n^{ + 2}}$

$2{C^{ - 3}} \to 2{C^{ + 3}} + 12e$           

Bảo toàn e: $5.{n_{KMn{O_4}}} = 12.{n_{o - xilen}} = > {\text{ }}{n_{KMn{O_4}}} = {\text{ }}0,288{\text{ }}mol$

Vậy ${V_{{\text{dd}}\,KMn{O_4}}} = \frac{{0,288}}{{0,5}} = 0,576\,\,l{\text{lít}}.$

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng là 44 : 9. Biết MA < 150. A có công thức phân tử là :

  • A.

    C4H6O.

  • B.

    C8H8O.           

  • C.

    C8H8.

  • D.

    C2H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ giả thiết = 44 : 9 suy ra: ${n_{C{O_2}}}:\,\,{n_{{H_2}O}}$ = 1 : 0,5 $ = > {n_C}:\,\,{n_H}$ => CTTQ của A

Từ PTHH: CxHxOy   + $(\frac{{5x}}{4} - \frac{y}{2})$   O2  $\xrightarrow{{{t^o}}}$   xCO2     +   $\frac{x}{2}$ H2O       (1)

=> tính x và y             

Lời giải chi tiết :

Từ giả thiết = 44 : 9 suy ra: ${n_{C{O_2}}}:\,\,{n_{{H_2}O}}$ = 1 : 0,5 $ = > {n_C}:\,\,{n_H}$= 1 : 1.

A có thể có hoặc không có oxi, đặt công thức phân tử của A là CxHxOy.

Phương trình phản ứng :

         CxHxOy   + $(\frac{{5x}}{4} - \frac{y}{2})$   O2  $\xrightarrow{{{t^o}}}$   xCO2     +   $\frac{x}{2}$ H2O       (1)

mol:      1    →    $(\frac{{5x}}{4} - \frac{y}{2})$   

Theo (1) và giả thiết ta có: $(\frac{{5x}}{4} - \frac{y}{2})$=10 $ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}x = 8 \hfill \\y = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Vậy công thức phân tử của A là C8H8.

    

Câu 28 :

Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :    

  • A.

    15,654.            

  • B.

    15,465.            

  • C.

    15,546.            

  • D.

    15,456.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

$ + ){m_H} = 2.{n_{{H_2}O}}$

$ + ){m_C} = {m_{hi{\text{dr}}oc{\text{a}}cbon}} - {m_H}$

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức phân tử trung bình của A và B là: ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n - 6}}$

${n_{{H_2}O}} = \frac{{8,1}}{{18}} = 0,45\,\,mol \Rightarrow {m_H} = 0,45.2\,\, = 0,9\,\,gam$

$\Rightarrow {m_C} = 9,18 - 0,9 = 8,28\,\,gam \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = {n_C} = \frac{{8,28}}{{12}} = 0,69\,\,mol.$

Vậy thể tích CO2 thu được là : 0,69.22,4=15,456 lít.

Câu 29 :

A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%, tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?

  • A.

    Tăng 21,2 gam.

  • B.

    Tăng 40,0 gam.

  • C.

    giảm 18,8 gam. 

  • D.

    giảm 21,2 gam. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) ${n_C}:{n_H} = \frac{{92,3}}{{12}}:\frac{{7,7}}{1}$ => công thức đơn giản nhất của A, B, C

+) Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng; C không làm mất màu nước brom => A, B, C

+) mdd giảm = mkết tủa – (mCO2 + mH2O­)

 

Lời giải chi tiết :

Theo giả thiết ta thấy A, B, C có cùng công thức đơn giản nhất.

${n_C}:{n_H} = \frac{{92,3}}{{12}}:\frac{{7,7}}{1} = 1:1$.Công thức đơn giản nhất của A, B, C là CH.

Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng; C không làm mất màu nước brom nên A là C2H2, B là C4H4; C là C6H6 (benzen).

Sơ đồ đốt cháy B :

            C4H4 $\xrightarrow{{{O_2},\,{t^o}}}$ 4CO2   +   2H2O        (1)

mol:     0,1      →          0,4      →  0,2

      Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì xảy ra phản ứng :

            CO2   +  Ca(OH)2  →  CaCO3    +    H2 O     (2)

mol:     0,4            →                 0,4

mkết tủa = 0,4.100 = 40 gam => mdung dịch giảm = 40 – 21,2 =18,8 gam

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X gồm C6H14 và CxHx (CxHx có vòng benzen) thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. Nếu cho hỗn hợp trên vào dung dịch Br2 dư thì CxHx tác dụng hoàn toàn với m gam Br2 . Giá trị của m là

  • A.

     32. 

  • B.

    16. 

  • C.

    8. 

  • D.

    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol C6H14 và CxH

- Tính nCO2, n­H2O

- Gọi số mol C6H14 và CxHlần lượt là a và b (mol).

- Lập hệ phương trình tìm số mol:

+ Pt (1): dựa vào số mol hỗn hợp X.

+ Pt (2): BTNT C ⟹ nCO2 = 6a + xb

+ Pt (3): BTNT H ⟹ 2nH2O = 14a + xb

Bước 2: Xác định CTPT và CTCT của X

Tìm được x ⟹ CTPT ⟹ CTCT của X

Bước 3: Tính m

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số mol C6H14 và CxH

- nCO2 = 0,7 mol; nH2O = 0,55 mol.

- Gọi số mol C6H14 và CxHlần lượt là a và b (mol).

+ nX = a + b = 0,1 (1)

+ BTNT C ⟹ nCO2 = 6a + xb = 0,7 (2)

+ BTNT H ⟹ 2nH2O = 14a + xb ⟹ 14a + xb = 1,1 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⟹ a = 0,05 ; b = 0,05 và x = 8.

Bước 2: Xác định CTPT và CTCT của X

- CxHx là C8H8 và có CTCT là C6H5CH=CH2 (chứa vòng benzen).

Bước 3: Tính m

- PTHH: C6H5CH=CH2 + Br2 ⟶ C6H5CHBr-CH2Br.

Theo PTHH ⟹ nBr2 = nC8H8 = 0,05 mol.

- Vậy mBr2 = 0,05.160 = 8 gam.

Câu 31 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô khoảng 5 ml benzen và 2 ml brom nguyên chất, lắc nhẹ ống nghiệm.

Bước 2: Để yên ống nghiệm trong 3 phút.

Bước 3: Cho tiếp một ít bột sắt vào ống nghiệm trên rồi lắc nhẹ liên tục trong 3 phút.

(Trong quá trình làm thí nghiệm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào chất lỏng trong ống nghiệm bằng cách bọc bên ngoài ống nghiệm một tờ giấy tối màu.)

Cho các phát biểu sau:

(1) Sau bước 1, có sự phân tách chất lỏng trong ống nghiệm thành hai lớp.

(2) Ở bước 2, trong suốt quá trình màu của dung dịch trong ống nghiệm không thay đổi.

(3) Ở bước 3, màu của dung dịch nhạt dần.

(4) Ở bước 3, thêm bột sắt là để làm xúc tác cho phản ứng giữa benzen và brom xảy ra.

(5) Sản phẩm hữu cơ chủ yếu thu được sau bước 3 là 1,2,3,4,5,6-hexabromxiclohexan).

Số phát biểu đúng là

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của benzen.

Lời giải chi tiết :

(1) sai, vì Br2 và C6H6 đều không phân cực nên tan trong nhau tạo dung dịch đồng nhất.

(2) đúng, vì khi chưa có mặt bột Fe thì phản ứng không xảy ra.

(3) đúng, vì C6H6 + Br2 (nâu đỏ) \(\xrightarrow{{Fe}}\) C6H5Br (không màu) + HBr.

(4) đúng.

(5) sai, C6H6 + Br2 \(\xrightarrow{{Fe}}\) C6H5Br (brom benzen) + HBr.

Vậy có 3 phát biểu đúng.