Trắc nghiệm Bài 8. Muối amoni - Hóa 11
Đề bài
Khi nung chất rắn X ở nhiệt độ cao, người ta thu được một oxit của nitơ và hơi nước. Cho X vào dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai thoát ra. X là
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
NH4NO2.
-
C.
NH4HCO3.
-
D.
NH4NO3.
Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 và đun nóng có hiện tượng
-
A.
chỉ có kết tủa trắng.
-
B.
có kết tủa trắng và khí mùi khai bay lên.
-
C.
chỉ có khí mùi khai bay lên.
-
D.
có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu đúng là
-
A.
Phân tử NH3 và ion NH4+ đều có chứa liên kết ion.
-
B.
Trong NH3 và NH4+ đều có số oxi hóa – 3.
-
C.
Trong NH3 và NH4+ đều có cộng hóa trị 3.
-
D.
cả B và C đều đúng
Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% phản ứng với 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68%. Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa tạo ra lần lượt là :
-
A.
2,24 lít và 23,3 gam
-
B.
2,24 lít và 18,64 gam
-
C.
1,344 lít và 18,64 gam
-
D.
1,792 lít và 18,64 gam
Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
-
A.
Muối amoni kém bền với nhiệt
-
B.
Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn tạo môi trường bazơ.
-
C.
Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
-
D.
Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó ống nghiệm đựng muối amoni
-
A.
chuyển thành màu đỏ.
-
B.
thoát ra chất khí có màu nâu đỏ.
-
C.
thoát ra chất khí không màu, có mùi xốc.
-
D.
thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
-
A.
MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
-
B.
AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
-
C.
NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
-
D.
NH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
-
A.
NH4Cl.
-
B.
NaNO3.
-
C.
(NH4)2SO4.
-
D.
NH4NO3.
Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
-
A.
Dung dịch NaCl.
-
B.
Dung dịch NaOH.
-
C.
Dung dịch ancol etylic
-
D.
Dung dịch Ba(OH)2.
Muối amoni là chất điện li thuộc loại:
-
A.
Mạnh.
-
B.
Trung bình.
-
C.
Tùy gốc axit.
-
D.
Yếu.
Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là :
-
A.
14,9 gam.
-
B.
11,9 gam.
-
C.
86,2 gam.
-
D.
119 gam.
Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
-
A.
(NH4)3PO4
-
B.
NH4HCO3
-
C.
CaCO3
-
D.
NaCl
Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là:
-
A.
3,0M.
-
B.
1,0M.
-
C.
2,0M.
-
D.
2,5M.
Ion NH4+ có tên gọi:
-
A.
Cation amoni
-
B.
Cation nitric
-
C.
Cation amino
-
D.
Cation hidroxyl
Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?
-
A.
(NH4)2CO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2NH3 + CO2 + H2O.
-
B.
NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HNO3.
-
C.
NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2 + 2H2O.
-
D.
NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HCl
Công thức hóa học của muối amoni clorua là
-
A.
(NH2)2CO.
-
B.
NaCl.
-
C.
NH4NO3.
-
D.
NH4Cl.
Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
-
A.
4,48.
-
B.
6,72.
-
C.
2,24.
-
D.
8,96.
Thể tích N2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
-
A.
1,12 lít
-
B.
11,2 lít
-
C.
0,56 lít
-
D.
5,6 lít
Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch bazơ của kim loạithu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1 gam muối. Kim loại đó là
-
A.
Ca
-
B.
Mg
-
C.
Cu
-
D.
Ba
Trộn 100 ml dung dịch natri nitrit 3M với 300 ml dung dịch amoni clorua 1,6M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn. Thể tích khí N2 sinh ra và nồng độ mol các muối trong dung dịch sau phản ứng là:
-
A.
VN2 = 6,72 (lít); CM NaCl = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
-
B.
VN2 = 6,72 (lít); CM NaNO2 = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
-
C.
VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NaNO2 = 0,15 (M).
-
D.
VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là
-
A.
NH3.
-
B.
H2O.
-
C.
CO2.
-
D.
NH3, CO2, H2O.
Lời giải và đáp án
Khi nung chất rắn X ở nhiệt độ cao, người ta thu được một oxit của nitơ và hơi nước. Cho X vào dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai thoát ra. X là
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
NH4NO2.
-
C.
NH4HCO3.
-
D.
NH4NO3.
Đáp án : D
Khí mùi khai thoát ra là NH3
Vì nhiệt phân X thu được oxit của nitơ và nước => trong phân tử X chỉ gồm N, H và O
=> X là NH4NO3
Loại B vì NH4NO2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}\,$N2 + 2H2O
Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 và đun nóng có hiện tượng
-
A.
chỉ có kết tủa trắng.
-
B.
có kết tủa trắng và khí mùi khai bay lên.
-
C.
chỉ có khí mùi khai bay lên.
-
D.
có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
Đáp án : B
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}\,$BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu đúng là
-
A.
Phân tử NH3 và ion NH4+ đều có chứa liên kết ion.
-
B.
Trong NH3 và NH4+ đều có số oxi hóa – 3.
-
C.
Trong NH3 và NH4+ đều có cộng hóa trị 3.
-
D.
cả B và C đều đúng
Đáp án : B
Phát biểu đúng là: Trong NH3 và NH4+ đều có số oxi hóa – 3.
Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% phản ứng với 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68%. Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa tạo ra lần lượt là :
-
A.
2,24 lít và 23,3 gam
-
B.
2,24 lít và 18,64 gam
-
C.
1,344 lít và 18,64 gam
-
D.
1,792 lít và 18,64 gam
Đáp án : D
+) Xác định chất dư, chất hết và tính số mol theo PT: NH4HSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + NH3 ↑ + 2H2O
- Ta có
\(\begin{gathered}
{n_{N{H_4}HS{O_4}}} = \frac{{{m_{{\text{dd}}}}_{N{H_4}HS{O_4}}.{C_{N{H_4}HS{O_4}}}\% }}{{{M_{N{H_4}HS{O_4}}}}} = \frac{{100\,.\,0,115}}{{115}} = 0,1mol \hfill \\
{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = \frac{{{m_{{\text{dd}}}}_{Ba{{(OH)}_2}}.{C_{Ba{{(OH)}_2}}}\% }}{{{M_{Ba{{(OH)}_2}}}}} = \frac{{100\,.\,0,1368}}{{171}} = 0,08mol \hfill \\
\end{gathered} \)
- NH4HSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + NH3 ↑ + 2H2O
Vì $~~{{n}_{N{{H}_{4}}HS{{O}_{4}}}}\text{ >}{{n}_{Ba{{\left( OH \right)}_{2}}}}$ => NH4HSO4 còn dư,
$=>{{n}_{BaS{{O}_{4}}}}\text{ =}{{\text{n}}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,08\,\,mol\,\,=>{{m}_{BaS{{O}_{4}}}}=0,08.233=18,64\text{ }gam$
${{V}_{N{{H}_{3}}}}=0,08.22,4=1,792\text{ }lít$
Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
-
A.
Muối amoni kém bền với nhiệt
-
B.
Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn tạo môi trường bazơ.
-
C.
Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
-
D.
Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
Đáp án : B
Câu sai là: Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn tạo môi trường bazơ.
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó ống nghiệm đựng muối amoni
-
A.
chuyển thành màu đỏ.
-
B.
thoát ra chất khí có màu nâu đỏ.
-
C.
thoát ra chất khí không màu, có mùi xốc.
-
D.
thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Đáp án : C
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó ống nghiệm đựng muối amoni thoát ra chất khí không màu, có mùi xốc.
Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
-
A.
MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
-
B.
AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
-
C.
NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
-
D.
NH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
Đáp án : C
|
NH4Cl |
(NH4)2SO4 |
Na2SO4 |
NaNO3. |
Ba(OH)2 |
Tạo khí mùi khai |
Tạo kết tủa trắng và khí mùi khai |
Tạo kết tủa trắng |
Không hiện tượng |
Loại A vì không phân biệt được MgCl2 và Na2SO4 vì đều tạo kết tủa trắng
Loại B vì không phân biệt được AlCl3 và ZnCl2 vì đều tạo kết tủa trắng rồi tan hết
Loại D vì không phân biệt được NH4NO3 và NH4Cl vì đều tạo khí mùi khai
Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
-
A.
NH4Cl.
-
B.
NaNO3.
-
C.
(NH4)2SO4.
-
D.
NH4NO3.
Đáp án : D
Hướng dẫn giải
+) Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra => X là muối amoni
+) Cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí => khí đó là NO => muối X chứa ion NO3-
=> X là muối NH4NO3.
Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
-
A.
Dung dịch NaCl.
-
B.
Dung dịch NaOH.
-
C.
Dung dịch ancol etylic
-
D.
Dung dịch Ba(OH)2.
Đáp án : B
Ta dùng NaOH vì
|
NH4Cl |
Na2SO4 |
Ba(HCO3)2 |
NaOH |
Tạo khí mùi khai |
Không hiện tượng |
Kết tủa trắng |
Muối amoni là chất điện li thuộc loại:
-
A.
Mạnh.
-
B.
Trung bình.
-
C.
Tùy gốc axit.
-
D.
Yếu.
Đáp án : A
Tất cả các muối amoni đều tan nhiều tronng nước và phân li hoàn toàn thành các ion.
Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là :
-
A.
14,9 gam.
-
B.
11,9 gam.
-
C.
86,2 gam.
-
D.
119 gam.
Đáp án : D
+) \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{C{O_2}}}\)
+) \({n_{BaC{O_3}}} = {n_{CO_3^{2 - }}} = > \,\,{n_{BaS{O_4}}} \)
+) nNH3 = nNH4+
+) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: $2.{n_{C{O_3}^{2 - }}}{\rm{ + 2}}{\rm{.}}{n_{S{O_4}^{2 - }}}{\rm{ = }}{{\rm{n}}_{N{H_4}^ + }} + {n_{N{a^ + }}}$
+) Khối lượng muối trong 500 ml dung dịch X là:
\({m_X} = {m_{C{O_3}^{2 - }}} + {m_{S{O_4}^{2 - }}} + {m_{N{H_4}^ + }} + {m_{N{a^ + }}}\)
Phản ứng của dung dịch X với dung dịch HCl :
CO32- + H+ → CO2 + H2O (1)
0,1 → 0,1
Phản ứng của dung dịch X với dung dịch BaCl2 :
CO32- + Ba2+ → BaCO3 (2)
0,1 → 0,1
SO42- + Ba2+ → BaSO4 (3)
x → x
Theo (1), (2), (3) và giả thiết ta có : 0,1.197 + 233.x = 43 \( \Rightarrow \)x = 0,1
Phản ứng của dung dịch X với dung dịch NaOH :
NH4+ + OH- → NH3 + H2O (4)
0,2 ← 0,2
Vậy theo các phương trình phản ứng và giả thiết ta thấy trong 100 ml dung dịch X có : 0,1 mol CO32-, 0,1 mol SO42-, 0,2 mol NH4+ và y mol Na+.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta suy ra : 0,1.2 +0,1.2 = 0,2.1 + y.1 \( \Rightarrow \) y = 0,2.
Khối lượng muối trong 500 ml dung dịch X là :
\({m_X} = {m_{C{O_3}^{2 - }}} + {m_{S{O_4}^{2 - }}} + {m_{N{H_4}^ + }} + {m_{N{a^ + }}} = 5.(0,1.60 + 0,1.96 + 0,2.18 + 0,2.23) = 119\,\,gam.\)
Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
-
A.
(NH4)3PO4
-
B.
NH4HCO3
-
C.
CaCO3
-
D.
NaCl
Đáp án : B
NH4HCO3 dễ bị nhiệt phân hủy, sinh ra nhiều muối nên được sử dụng làm bột nở, tạo độ xốp cho bánh.
Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là:
-
A.
3,0M.
-
B.
1,0M.
-
C.
2,0M.
-
D.
2,5M.
Đáp án : D
Viết và tính toán theo PTHH.
\(NH_4^ + + {\text{ }}O{H^ - } \to {\text{ }}N{H_3} + {\text{ }}{H_2}O\)
Theo PTHH: \({{\text{n}}_{{\text{O}}{{\text{H}}^{\text{ - }}}}}{\text{ = }}{{\text{n}}_{{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}}}\)= 5,6 : 22,4 = 0,25 mol
=> CM = n : V = 0,25 : 0,1 = 2,5M
Ion NH4+ có tên gọi:
-
A.
Cation amoni
-
B.
Cation nitric
-
C.
Cation amino
-
D.
Cation hidroxyl
Đáp án : A
Ion NH4+ có tên gọi là cation amoni
Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?
-
A.
(NH4)2CO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2NH3 + CO2 + H2O.
-
B.
NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HNO3.
-
C.
NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2 + 2H2O.
-
D.
NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HCl
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về phản ứng nhiệt phân của muối amoni
Sai sửa lại: NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2O + 2H2O
Công thức hóa học của muối amoni clorua là
-
A.
(NH2)2CO.
-
B.
NaCl.
-
C.
NH4NO3.
-
D.
NH4Cl.
Đáp án : D
Muối amoni là muối của NH4+ liên kết với gốc axit.
Công thức hóa học của muối amoni clorua là NH4Cl.
Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
-
A.
4,48.
-
B.
6,72.
-
C.
2,24.
-
D.
8,96.
Đáp án : A
Tính theo PTHH: \(NaOH + N{H_4}Cl \to NaCl + N{H_3} + {H_2}O\)
\({n_{NaOH}} = 0,1.2 = 0,2(mol)\)
PTHH: \(NaOH + N{H_4}Cl \to NaCl + N{H_3} + {H_2}O\)
Theo PTHH: \({n_{N{H_3}}} = {n_{NaOH}} = 0,2(mol) \to {V_{N{H_3}}} = 0,2.22,4 = 4,48(l)\)
Thể tích N2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
-
A.
1,12 lít
-
B.
11,2 lít
-
C.
0,56 lít
-
D.
5,6 lít
Đáp án : D
Đổi số mol NH4NO2 = ?
Tính số mol N2 thoát ra theo phương trình:
NH4NO2 → N2 + H2O
nNH4NO2 = 16 : 64 = 0,25 mol
\(\eqalign{
& N{H_4}N{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow {N_2} + 2{H_2}O \cr
& \,\,\,\,\,0,25\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to 0,25 \cr} \)
=> V N2 = 0,25.22.4 = 5,6 lít
Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch bazơ của kim loạithu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1 gam muối. Kim loại đó là
-
A.
Ca
-
B.
Mg
-
C.
Cu
-
D.
Ba
Đáp án : D
Phương pháp:
nNH4NO3 + M(OH)n -> M(NO3)n + nNH3 +nH2O
0,2
=> Mmuối = M+ 62n=
=> M
Biện luận => M, n
Hướng dẫn giải:
nNH4NO3 + M(OH)n -> M(NO3)n + nNH3 +nH2O
0,2/n 0,2
=> Mmuối = M+ 62n= 26,1 : 0,2 * n
=> M=68,5n
=> n = 2 và M là Bari.
Trộn 100 ml dung dịch natri nitrit 3M với 300 ml dung dịch amoni clorua 1,6M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn. Thể tích khí N2 sinh ra và nồng độ mol các muối trong dung dịch sau phản ứng là:
-
A.
VN2 = 6,72 (lít); CM NaCl = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
-
B.
VN2 = 6,72 (lít); CM NaNO2 = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
-
C.
VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NaNO2 = 0,15 (M).
-
D.
VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
Đáp án : A
Tính theo PTHH: NaNO2 + NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) NaCl + N2 + 2H2O
Ta có: nNaNO2 = 0,1.3 = 0,3 mol; nNH4Cl = 0,3.1,6 = 0,48 mol
PTHH: NaNO2 + NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) NaCl + N2 + 2H2O
Bđ: 0,3 0,48
Pư: 0,3 → 0,3 → 0,3 → 0,3
Sau: 0 0,18 0,3 0,3
⟹ VN2 = 0,3.22,4 = 6,72 (lít); CM NaCl = 0,3 : 0,4 = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,18 : 0,4 = 0,45 (M).
Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là
-
A.
NH3.
-
B.
H2O.
-
C.
CO2.
-
D.
NH3, CO2, H2O.
Đáp án : D
Viết PTHH của phản ứng nhiệt phân NH4HCO3 từ đó xác định các sản phẩm thu được.
PTHH: \(N{H_4}HC{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}N{H_3} + {H_2}O + C{O_2}\)
Vậy sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là NH3, H2O, CO2.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Axit nitric và muối nitrat Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính oxi hóa của HNO3 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Axit photphoric và muối photphat Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Hợp chất của photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Phân bón hóa học Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập nitơ - photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Amoniac Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Nitơ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết