Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập ancol - phenol (phần 2) - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Hỗn hợp X gồm C3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol. Giá trị của m gần nhất với?

  • A.

    11

  • B.

    10

  • C.

    12

  • D.

    13

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm etylen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol hexan bằng số mol etylen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032 lít khí H2 (đktc). Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O(đktc). Giá trị của m là

  • A.

    2,235

  • B.

    1,788

  • C.

    2,384

  • D.

    2,682

Câu 3 :

Oxi hóa không hoàn toàn 5,12 gam ancol A (no, mạch hở đơn chức) thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm ancol, axit, anđehit, nước. Chia X thành hai phần bằng nhau.

Phần 1 cho tác dụng với AgNOtrong NH3 thu được 23,76 gam kết tủa.

Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn.

Giá trị gần đúng nhất của m là

  • A.

    2,04

  • B.

    2,16

  • C.

    4,44

  • D.

    4,20

Câu 4 :

Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

  • A.

    50% và 20%. 

  • B.

    20% và 40%. 

  • C.

    30% và 50%. 

  • D.

    40% và 30%. 

Câu 5 :

Tách nước hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol X, Y (MX < MY) thu được 11,2 gam hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tách nước không hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp A (140oC, xúc tác thích hợp) thu được 8,895 gam các ete. Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X là 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Y là:

  • A.

    40%

  • B.

    60%

  • C.

    50%

  • D.

    45%

Câu 6 :

Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol không no, hai chức, mạch hở Y (Y chứa 1 liên kết π trong phân tử và X, Y có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng V lít O2 (đktc) sinh ra 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức của Y và giá trị của V lần lượt là

  • A.

    C4H6(OH)2 và 3,584

  • B.

    C3H4(OH)2 và 3,584

  • C.

    C4H6(OH)2 và 2,912  

  • D.

    C5H8(OH)2 và 2,912

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức Y, Z hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác, cho 12,2 gam hỗn hợp X vào bình đựng K (dư), kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. Hỗn hợp X là

  • A.

    CH3OH; CH2=CHCH2OH

  • B.

    CH3CH2OH, CH2=C(CH3)-CH2OH

  • C.

    CH3OH; CH3(CH2)2OH        

  • D.

    CH3OH; CH≡C-CH2OH

Câu 8 :

Một dung dịch chứa 6,1 gam chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 gam hợp chất Y chứa 3 nguyên tử Br trong phân tử. Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo. CTPT chất đồng đẳng của phenol là

  • A.

    C2H5C6H4OH

  • B.

    C2H5(CH3)C6H3OH

  • C.

    (CH3)2C6H3OH           

  • D.

    A và C đều đúng

Câu 9 :

Oxi hóa 11,7 gam hỗn hợp E gồm 2 ancol bậc một X và Y (đều no, đơn chức, mạch hở, MX < MY) bằng oxi (xúc tác thích hợp, nung nóng) thì có 0,09 mol O2 phản ứng, thu được hỗn hợp hơi T (không chứa CO2). Chia T thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc)

- Phần 2 phản ứng với Na dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc).

Biết Y chiếm 25% về số mol hỗn hợp ancol dư trong T và số mol Y bị oxi hóa lớn hơn số mol X bị oxi hóa. Khối lượng của Y trong 11,7 gam E ban đầu là

  • A.

    9,2 gam.

  • B.

    6,9 gam.

  • C.

    8,0 gam.         

  • D.

    7,5 gam.

Câu 10 :

Oxi hóa 0,11 mol ancol đơn chức X bằng oxi có xúc tác thích hợp đến khi số mol oxi phản ứng là 0,065 mol thì thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, axit cacboxylic, ancol dư và H2O. Chưng cất toàn bộ phần hơi nước rồi đốt cháy toàn bộ hỗn hợp Z gồm anđehit, axit cacboxylic, ancol dư thu được 19,36 gam CO2 và 6,48 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp Y phản ứng với dung dịch nước brom thì số mol brom phản ứng tối đa là

  • A.

    0,12.   

  • B.

    0,14.

  • C.

    0,31.

  • D.

    0,25.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hỗn hợp X gồm C3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol. Giá trị của m gần nhất với?

  • A.

    11

  • B.

    10

  • C.

    12

  • D.

    13

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Quy đổi X thành: C3H8O3: a mol; CH2: b mol; H2O: 3a mol

+) Từ số mol H2 sinh ra => a

+) Từ số mol H2O, bảo toàn H => b

Lời giải chi tiết :

Ancol no, đơn chức = kCH2 + H2O

Do đó quy đổi X thành:

C3H8O3: a mol

CH2: b mol

H2O: 3a mol

nH2 = 1,5a + 0,5.3a = 0,15 => a = 0,05

nH2O = 4a + b + 3a = 0,63 => b = 0,28

=> mX = 92a + 14b + 18.3a = 11,22

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm etylen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol hexan bằng số mol etylen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032 lít khí H2 (đktc). Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O(đktc). Giá trị của m là

  • A.

    2,235

  • B.

    1,788

  • C.

    2,384

  • D.

    2,682

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Do số mol C6H14 bằng số mol C2H6O2 => Quy đổi 2 chất đó thành C4H10O. Coi hỗn hợp đầu gồm những ancol no, đơn chức, mạch hở CxH2x+2O

+ ${n_X} = 2.{n_{{H_2}}}$ => viết PTHH, tìm ra công thức trung bình của X => mX

Lời giải chi tiết :

Do số mol C6H14 bằng số mol C2H6O2 => Quy đổi 2 chất đó thành C4H10O

Coi hỗn hợp đầu gồm những ancol no, đơn chức, mạch hở CxH2x+2O

${n_X} = 2.{n_{{H_2}}} = 0,036{\text{ }}mol$

CxH2x+2O + 1,5xO2 → xCO2 + (x+1)H2O

0,036……….0,186

=> $x = \dfrac{{0,186}}{{1,5.0,036}} = \dfrac{{31}}{9}$

=> X có CTTQ: ${C_{\frac{{31}}{9}}}{H_{\frac{{80}}{9}}}O{\text{ }}có {\text{ }}{M_X} = \dfrac{{596}}{9}$

=> ${m_X} = \dfrac{{596}}{9}.0,036 = 2,384{\text{ }}gam$

Câu 3 :

Oxi hóa không hoàn toàn 5,12 gam ancol A (no, mạch hở đơn chức) thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm ancol, axit, anđehit, nước. Chia X thành hai phần bằng nhau.

Phần 1 cho tác dụng với AgNOtrong NH3 thu được 23,76 gam kết tủa.

Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn.

Giá trị gần đúng nhất của m là

  • A.

    2,04

  • B.

    2,16

  • C.

    4,44

  • D.

    4,20

Đáp án : D

Phương pháp giải :

BTKL => mO2 = mX – mancol => nO2

=> Tính số mol O2 trong mỗi phần

TH1: Ancol ban đầu khác CH3OH

=> so sánh số mol anđehit với số mol O2 => loại TH này

TH2: Ancol ban đầu là CH3OH => tính số mol CH3OH

CH3OH + ½ O2 → HCHO + H2O

CH3OH + O2 → HCOOH + H2O

Phần 1:  Gọi số mol của HCHO và HCOOH lần lượt là a và b (mol)

+) Bảo toàn oxi => Pt (1)

+) Từ số mol Ag => PT (2)

(1), (2) => a, b

Cho sản phẩm tác dụng với Na thì có HCOOH, H2O và CH3OH dư đều phản ứng

=> mrắn $ = {m_{HCOONa}} + {m_{NaOH}} + {m_{C{H_3}ONa}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{Ag}} = \dfrac{{23,76}}{{108}} = 0,22\,\,(mol)$

Gọi CTPT của ancol no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1CH2OH

CnH2n+1 CH2OH + ½ O2 → CnH2n+1CHO + H2O  (1)

CnH2n+1 CH2OH +   O2 → CnH2n+1COOH + H2O  (2)

BTKL => mO2 = mX – mancol = 7,36 – 5,12 = 2,24 (g)

=> ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{32}} = 0,07$ (mol)

=> Số mol O2 trong mỗi phần = 0,035 (mol)

TH1: Ancol ban đầu khác CH3OH

Phần 1: => sản phẩm sau phản ứng chỉ có andehit phản ứng với Ag­NO3/NH3.

=> ${n_{{C_n}{H_{2n + 1}}CHO}} = \dfrac{1}{2}.{n_{Ag}} = 0,11\,(mol)\, > 2.{n_{{O_2}}} = 0,07$ (vì ${n_{anđehit{\text{ }}(1)}} < 2{n_{{O_2}}} = 0,07$) => loại  

TH2: Ancol ban đầu là CH3OH => ${n_{C{H_3}OH}} = \dfrac{{5,12}}{{32}} = 0,16{\text{ }}\left( {mol} \right)$

=> Trong ½ phần : ${n_{C{H_3}OH}} = \dfrac{{0,16}}{2} = 0,08$ (mol)

CH3OH + ½ O2 → HCHO + H2O

CH3OH + O2 → HCOOH + H2O

Phần 1:  Gọi số mol của HCHO và HCOOH lần lượt là a và b (mol)

Ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{gathered}\sum {{n_{{O_2}}} = 0,5a + b = 0,035}  \hfill \\\sum {{n_{Ag}} = 4a + 2b = 0,22}  \hfill \\ \end{gathered}  \right. =  > \,\,\left\{ \begin{gathered}a = 0,05 \hfill \\b = 0,01 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Phần 2: Sản phẩm gồm HCHO: 0,05 (mol) ; HCOOH: 0,01 (mol) ;

                                       H2O: 0,06 (mol) ; CH3OH dư = (0,08-0,06)=0,02 (mol)

Cho sản phẩm tác dụng với Na thì có HCOOH, H2O và CH3OH dư đều phản ứng

=> mrắn $ = {m_{HCOONa}} + {m_{NaOH}} + {m_{C{H_3}ONa}}$ = 0,01.68 + 0,06.40 + 0,02.54 = 4,16 (g)

Gần nhất với 4,2 g

Câu 4 :

Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

  • A.

    50% và 20%. 

  • B.

    20% và 40%. 

  • C.

    30% và 50%. 

  • D.

    40% và 30%. 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\begin{align}  & 2\bar{R}OH\xrightarrow{{{H}_{2}}s{{O}_{4}}dac,{{140}^{o}}C}\bar{R}O\bar{R}+{{H}_{2}}O \\  & {{M}_{\bar{R}O\bar{R}}}=\frac{6,76}{0,08}=84,5\to 2\bar{R}+16=84,5 \\  & \to \bar{R}=?\Rightarrow 2\,ancol \\ \end{align}$

Lời giải chi tiết :

$\begin{align}  & 2\overline{\text{R}}\text{OH}\xrightarrow{{{H}_{2}}s{{O}_{4}}dac,{{140}^{o}}C}\overline{R}O\overline{R}+{{H}_{2}}O \\  & {{M}_{\bar{R}O\bar{R}}}=\frac{6,76}{0,08}=84,5\to 2\bar{R}+16=84,5 \\  & \to 29({{C}_{2}}{{H}_{5}}-)<\bar{R}=34,25<43({{C}_{3}}{{H}_{7}}-) \\ \end{align}$

Đốt Z cũng như đốt T:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{C_2}{H_5}OH:x\\{C_3}{H_7}OH:y\end{array} \right. \to 46{\rm{x}} + 60y = 27,2\,\,(1)\\{C_2}{H_6}O + 3{{\rm{O}}_2} \to 2C{O_2} + 3{H_2}O\\\,\,\,x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3{\rm{x}}\\{{\rm{C}}_3}{H_8}O + 4,5{O_2} \to 3C{O_2} + 4{H_2}O\\\,\,\,y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,4,5y\\ \to {n_{{O_2}}} = 3x + 4,5y = 1,95\,\,(2)\\(1),(2) =  > x = 0,2;\,y = 0,3\end{array}\)

Phản ứng ete hóa: Gọi số mol C2H5OH và C3H7OH phản ứng là a và b (mol)

+ Ta có: a+b = 2nete = 0,16 (3)

+ m ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 0,08.18 = 8,2 gam => 46a + 60b = 8,2 (4)

(3)(4) => a = 0,1; b = 0,06

=> Hiệu suất ete hóa của C2H5OH và C3H7OH lần lượt là: 50% và 20%

Câu 5 :

Tách nước hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol X, Y (MX < MY) thu được 11,2 gam hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tách nước không hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp A (140oC, xúc tác thích hợp) thu được 8,895 gam các ete. Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X là 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Y là:

  • A.

    40%

  • B.

    60%

  • C.

    50%

  • D.

    45%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng => số mol H2O, từ đó suy ra ${\overline M _{ancol}}$

=> CTPT 2 ancol

+) Tính số mol 2 ancol dựa vào ${\overline M _{ancol}}$ và 24,9 gam A

Gọi hiệu suất tạo ete của Y (C3H7OH) là a

+) Ta có: ${n_{{H_2}O}} = \dfrac{1}{2}.{n_X} + {\text{ }}\dfrac{1}{2}.{n_Y}$ và ${m_{ete}} = {m_{ancol}} - {m_{{H_2}O}}$ => a

Lời giải chi tiết :

BTKL: ${m_{{H_2}O}} = 5,4{\text{ (}}gam) \Rightarrow {\text{ }}{n_{ancol}} = {n_{{H_2}O}} = 0,3{\text{ }}mol$

=>  ${\overline M _{ancol}} = \dfrac{{16,6}}{{0,3}} = 55,33$

 => Ancol là C2H5OH và C3H7OH

Áp dung quy tắc đường chéo ta có:  $\dfrac{{{n_{{C_2}{H_5}OH}}}}{{{n_{{C_3}{H_7}OH}}}} = \dfrac{1}{2}$

Xét 24,9 gam A => ${n_{{C_3}{H_7}OH}} = 0,3{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,15{\text{ }}mol$

Gọi hiệu suất tạo ete của Y (C3H7OH) là a

=> ${n_{{H_2}O}} = \dfrac{1}{2}.{n_X} + {\text{ }}\dfrac{1}{2}.{n_Y} = \dfrac{1}{2}.0,15.{\text{ }}50\%  + \dfrac{1}{2}.0,3.a = 0,15a + 0,0375$

Mà  ${m_{ete}} = {m_{ancol}} - {m_{{H_2}O}}$

=> 8,895 = 0,15.50%.46 + 0,3.a.60 - 18.(0,15a + 0,0375)

=> a = 0,4 = 40%

Câu 6 :

Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol không no, hai chức, mạch hở Y (Y chứa 1 liên kết π trong phân tử và X, Y có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng V lít O2 (đktc) sinh ra 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức của Y và giá trị của V lần lượt là

  • A.

    C4H6(OH)2 và 3,584

  • B.

    C3H4(OH)2 và 3,584

  • C.

    C4H6(OH)2 và 2,912  

  • D.

    C5H8(OH)2 và 2,912

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X:  CnH2n+2O;  Y: CmH2m O2

CnH2n+2O → nCO2 + (n+1)H2O

   x                 nx          (n+1)x

CmH2mO2 → mCO2 + mH2O

y                    my          my

+) Từ ${n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} \Rightarrow x$

Số mol 2 ancol bằng nhau  => x = y

=> n + m

+) Y có 1 nối đôi và 2 nhóm OH => Y phải có 4 nguyên tử C trở lên  => CTPT của Y

=> X

* Bảo toàn khối lượng: ${m_{oxi}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{ancol}}$ => noxi

Lời giải chi tiết :

X:  CnH2n+2O

Y CmH2m O2

CnH2n+2O → nCO2  + (n+1)H2O

   x                  nx          (n+1)x

CmH2m O2 → mCO2 + mH2O

   y                  my          my

${n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 0,12 - 0,1 = 0,02 = \left( {n + 1} \right)x + my - nx - my \Rightarrow x = 0,02$

Số mol 2 ancol bằng nhau => x = y = 0,02 mol

=> nx + my = 0,1 => n + m = 5

Y có 1 nối đôi và 2 nhóm OH => Y phải có 4 nguyên tử C trở lên  => Y: C4H6(OH)2

=> X: CH3OH

* Bảo toàn khối lượng: ${m_{oxi}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{ancol}}$= 4,4 + 2,16 - 0,02.32 - 0,02.88 = 4,16

=> noxi = 0,13 mol

=> Voxi = 0,13.22,4 = 2,912 lít

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức Y, Z hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác, cho 12,2 gam hỗn hợp X vào bình đựng K (dư), kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. Hỗn hợp X là

  • A.

    CH3OH; CH2=CHCH2OH

  • B.

    CH3CH2OH, CH2=C(CH3)-CH2OH

  • C.

    CH3OH; CH3(CH2)2OH        

  • D.

    CH3OH; CH≡C-CH2OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) mbình tămg  = mX - mH2  => mH2

+) nX = 2nH2 = 0,3 mol

CxHy O → xCO2 + yH2O

0,3              0,5       0,7

=> x => Số nguyên tử C trong 2 ancol

Gọi ancol còn lại là C3HaO

$x = \dfrac{5}{3} \Rightarrow \dfrac{{C{H_3}OH}}{{{C_3}{H_a}OH}} \Rightarrow a$

Lời giải chi tiết :

X  + K (dư)

mbình tămg  = mX - mH2 => mH2 = 12,2 - 11,9 = 0,3 gam

=> nH2 = 0,15 mol

=> nX = 2nH2 = 0,3 mol

CxHy O → xCO2 + yH2O

0,3              0,5       0,7

=> $x = \dfrac{{0,5}}{{0,3}} = \dfrac{5}{3} = 1,67$  => Số nguyên tử C là 1 và 3 => có 1 ancol là CH3OH

$y = \dfrac{{0,7}}{{0,3}} = \dfrac{7}{3}$

Gọi ancol còn lại là C3HaOH

$x = \dfrac{5}{3} \Rightarrow \dfrac{{C{H_3}OH}}{{{C_3}{H_a}OH}} = \dfrac{{3 - \dfrac{5}{3}}}{{\dfrac{5}{3} - 1}} = \dfrac{2}{1} \Rightarrow \dfrac{{C{H_3}OH}}{{{C_3}{H_a}OH}} = \dfrac{{a - \dfrac{7}{3}}}{{\dfrac{7}{3} - 1}} = \dfrac{2}{1} \Rightarrow a = 5$

=> 2 ancol là CH3OH và CH2=CH-CH2-OH

Câu 8 :

Một dung dịch chứa 6,1 gam chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 gam hợp chất Y chứa 3 nguyên tử Br trong phân tử. Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo. CTPT chất đồng đẳng của phenol là

  • A.

    C2H5C6H4OH

  • B.

    C2H5(CH3)C6H3OH

  • C.

    (CH3)2C6H3OH           

  • D.

    A và C đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X+  3Br2 → Y + 3HBr

x      3x                 3x

${n_{B{r_2}}} = {n_{HBr}} = x$

ĐLBTKL => mX  + mBr2 = mhợp chất  + mHBr

=> x => MX

Lời giải chi tiết :

X+  3Br2 → Y+ 3HBr

x      3x            3x

${n_{B{r_2}}} = {n_{HBr}} = x$

ĐLBTKL => mX + mBr2 = mhợp chất + mHBr

=> 6,1 + 160.3x = 17,95 + 81.3x

=> x = 0,05 mol

=> ${M_X} = \dfrac{{6,1}}{{0,05}} = 122$

=> X có thể là C2H5C6H4OH hoặc (CH3)2C6H3OH

Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo => X chỉ có thể là (CH3)2C6H3OH

Câu 9 :

Oxi hóa 11,7 gam hỗn hợp E gồm 2 ancol bậc một X và Y (đều no, đơn chức, mạch hở, MX < MY) bằng oxi (xúc tác thích hợp, nung nóng) thì có 0,09 mol O2 phản ứng, thu được hỗn hợp hơi T (không chứa CO2). Chia T thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc)

- Phần 2 phản ứng với Na dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc).

Biết Y chiếm 25% về số mol hỗn hợp ancol dư trong T và số mol Y bị oxi hóa lớn hơn số mol X bị oxi hóa. Khối lượng của Y trong 11,7 gam E ban đầu là

  • A.

    9,2 gam.

  • B.

    6,9 gam.

  • C.

    8,0 gam.         

  • D.

    7,5 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong mỗi phần T chứa RCHO (a mol), RCOOH (b mol), H2O (a + b) mol và ancol dư (x mol)

+) Từ số mol O2 phản ứng => Pt (1)

Phần 1: ${n_{RCOOH}} = {n_{C{O_2}}}$ => PT (2)

 (1), (2) => a

Phần 2:

+) Từ số mol H2 sinh ra => x

+) ${n_{RC{H_2}OH}}$ban đầu = 2a + 2b + 2x  => CTPT của X

Do Y chiếm 25% số mol ancol dư => nY dư và nX dư

Do nY phản ứng > nX phản ứng => nX phản ứng < 0,06 < nY phản ứng

+) Xét khoảng giá trị của nX ban đầu và nY ban đầu

+) Xét biểu thức: m = 32.nX + MY.nY

=> MY  => CTPT của Y

Lời giải chi tiết :

RCH2OH + ½ O2 → RCHO + H2O

     2a            a              2a          2a

RCH2OH + O2 → RCOOH + H2O

    2b            b           2b            2b

=> nO2 = a + 2b = 0,09  (1)

Trong mỗi phần T chứa RCHO (a mol), RCOOH (b mol), H2O (a + b) mol và ancol dư (x mol)

Phần 1: ${n_{RCOOH}} = b = {n_{C{O_2}}} = 0,03$ (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,03

Phần 2: ${n_{{H_2}}} = \dfrac{b}{2} + \left( {a + b} \right).2 + \dfrac{x}{2} = 0,09$

=> x = 0,09

Vậy:  ${n_{RC{H_2}OH}}$ban đầu = 2a + 2b + 2x = 0,3

=> $M = \dfrac{{11,7}}{{0,3}} = 39$ => X là CH3OH

nancol phản ứng = 2a + 2b = 0,12 mol và nancol dư = 2x = 0,18

Do Y chiếm 25% số mol ancol dư => nY dư = 25%.2x = 0,045

nX dư = 75%.2x = 0,135 mol

Do nY phản ứng > nX phản ứng => nX phản ứng < 0,06 < nY phản ứng

=> nX ban đầu < 0,135 + 0,06 = 0,195

và nY ban đầu > 0,045 + 0,06 = 0,105

Xét biểu thức: 32.nX + MY.nY

Do MY > 32 nên khi n­X tăng, nY giảm thì giá trị biểu thức sẽ giảm (lưu ý lượng tăng, giảm bằng nhau do tổng không đổi)

Vậy: m = 0,195.32 + 0,105.MY < 11,7

=> MY < 52

=> MY = 46 => Y là C2H5OH

Từ M = 39 => nX = nY = 0,15 => mY = 6,9 gam

Câu 10 :

Oxi hóa 0,11 mol ancol đơn chức X bằng oxi có xúc tác thích hợp đến khi số mol oxi phản ứng là 0,065 mol thì thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, axit cacboxylic, ancol dư và H2O. Chưng cất toàn bộ phần hơi nước rồi đốt cháy toàn bộ hỗn hợp Z gồm anđehit, axit cacboxylic, ancol dư thu được 19,36 gam CO2 và 6,48 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp Y phản ứng với dung dịch nước brom thì số mol brom phản ứng tối đa là

  • A.

    0,12.   

  • B.

    0,14.

  • C.

    0,31.

  • D.

    0,25.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ số mol CO2 và số mol H2O thu được khi đốt Z  => tính số C và số H trung bình

+) Biện luận tìm CTPT của ancol => CTPT của anđehit và axit

+) Đặt a, b, c lần lượt là số mol anđehit, axit và ancol dư

+) Tổng số mol các chất trong Z = số mol X ban đầu => PT (1)

+) Từ nO2 phản ứng => Pt (2)

+) Từ nH2O => PT (3)

+)${n_{B{r_2}}} = 2.{n_{{C_3}{H_5}CHO}} + {n_{{C_3}{H_5}COOH}} + {n_{{C_3}{H_5}C{H_2}OH}}$

Lời giải chi tiết :

Đốt Z thu được: ${n_{C{O_2}}} = 0,44{\text{ }}mol$ và ${n_{{H_2}O}} = 0,36{\text{ }}mol$

nZ = nX = 0,11

=> số C $ = \dfrac{{0,44}}{{0,11}} = 4$ và số H $ = \dfrac{{0,36.2}}{{0,11}} = \dfrac{{72}}{{11}} \approx 6,55$

Vì Z chứa các chất hơn kém nhau 2H nên anđehit, axit có 6H và ancol có 8H

=> ancol cần tìm là C4H8O

C3H5CH2OH + ½ O2 → C3H5CHO + H2O

C3H5CH2OH + O2 → C3H5COOH + H2O

Đặt a, b, c lần lượt là số mol anđehit, axit và ancol dư

Ta có: nZ = a + b + c = 0,11

nO2 phản ứng = 0,5a + b = 0,065

nH2O = 3a + 3b + 4c = 0,36

=> a = 0,03; b = 0,05; c = 0,03

=> hỗn hợp Y gồm C3H5CHO (0,03 mol), C3H5COOH (0,05 mol) và C3H5CH2OH (0,03 mol)

=> ${n_{B{r_2}}} = 2.{n_{{C_3}{H_5}CHO}} + {n_{{C_3}{H_5}COOH}} + {n_{{C_3}{H_5}C{H_2}OH}} = 2.0,03 + 0,05 + 0,03 = 0,14\,mol$

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập ancol - phenol (phần 1) - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập ancol - phenol (phần 1) Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 41. Phenol - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Phenol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Điều chế và ứng dụng của ancol - Bài tập độ rượu - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Điều chế và ứng dụng của ancol - Bài tập độ rượu Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập phản ứng của ancol với axit - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập phản ứng của ancol với axit Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập phản ứng tách nước của ancol - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập phản ứng tách nước của ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập phản ứng đốt cháy ancol - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập phản ứng đốt cháy ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập thế H của nhóm OH ancol - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Bài tập thế H của nhóm OH ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Ancol - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Ancol Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết