Trắc nghiệm Bài 12. Phân bón hóa học - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:

  • A.

    CaCO3   

  • B.

    Ca3(PO4)2                            

  • C.

    Ca(OH)2                    

  • D.

    CaCl2  

Câu 2 :

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

  • A.

    (NH4)2SO4.    

  • B.

    Ca(H2PO4)2.

  • C.

    KCl.

  • D.

    KNO3  

Câu 3 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A.

    KCl.

  • B.

    Ca3(PO4)2

  • C.

    K2SO4

  • D.

    (NH2)2CO                                      

Câu 4 :

Để nhận biết các mẫu chất rắn khan NH4NO3, Na3PO4, KCl người ta dùng dung dịch :

  • A.

    NaOH  

  • B.

    Ba(OH)2                            

  • C.

    KOH 

  • D.

    Na2CO 

Câu 5 :

Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :

  • A.

    32,33%           

  • B.

    31,81%                     

  • C.

    46,67%           

  • D.

    63,64%            

Câu 6 :

Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:

  • A.

    Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4                            

  • B.

    NH4NO,Ca(H2PO4)2   

  • C.

    NH4H2PO4,(NH4)2HPO4                          

  • D.

    NH4H2PO,Ca(H2PO4)2

Câu 7 :

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

  • A.

    (NH4)2HPO4, KNO3              

  • B.

    (NH4)2HPO4, NaNO3    

  • C.

    (NH4)3PO4, KNO3                

  • D.

    NH4H2PO4, KNO3

Câu 8 :

Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất ? 

  • A.

    KCl.                  

  • B.

    NH4NO3.                 

  • C.

    NaNO3.                    

  • D.

    K2CO3

Câu 9 :

Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:

  • A.

    Muối ăn           

  • B.

    thạch cao                           

  • C.

    phèn chua                 

  • D.

    vôi sống

Câu 10 :

Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion:

  • A.

    NO3- và NH4+             

  • B.

    K+                  

  • C.

    photphat (PO43-)      

  • D.

    K+  và NH4+

Câu 11 :

Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm 2 lá?

  • A.

    NaNO3 

  • B.

    NH4NO3    

  • C.

    Ca(NO3)2         

  • D.

    (NH4)2CO3

Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A.

    Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)và H3PO4 

  • B.

    Urê có công thức là (NH2)2CO

  • C.

    Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2                                                           

  • D.

    Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng

Câu 13 :

Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?

  • A.

    NH4NO3   

  • B.

    NH4Cl   

  • C.

    (NH4)2SO4                                   

  • D.

    (NH2)2CO                                        

Câu 14 :

Trong phân bón hóa học, hàm lượng đạm, lân, kali được tính theo N, P2O5, K2O. Tính khối lượng N có trong 1 kg NH4NO3 ; K2O có trong 1 kg K2SO4 ; P2O5 có trong 1 kg Ca(H2PO4)2.

  • A.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

  • B.

    0,35 kg N ; 0,27 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • C.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • D.

    0,7 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

Câu 15 :

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

  • A.

    kali.

  • B.

    photpho

  • C.

    nitơ

  • D.

    cacbon

Câu 16 :

Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là :

  • A.

    48,52%.

  • B.

    42,25%.

  • C.

    39,76%.

  • D.

    45,75%.

Câu 17 :

Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xivinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là

  • A.

    65,75%.

  • B.

    95,51%.

  • C.

    88,52%.

  • D.

    87,18%.

Câu 18 :

Một loại phân kali chứa 59,6% KCl, 34,5% K2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là

  • A.

    61,1%.

  • B.

    49,35%.

  • C.

    50,7%.

  • D.

    60,2%.

Câu 19 :

Cho các nhận xét sau

(a) Phân đạm amoni không nên bón cho đất chua

(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng phần tram photpho

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4

(d) Người ta dùng loại phân bón kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì chứa K2CO3

(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp

Số phát biểu sai là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Câu 20 :

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A.
    amophot. 
  • B.
    ure. 
  • C.
    natri nitrat. 
  • D.
    amoni nitrat.
Câu 21 :

Công thức phân tử của phân ure là

  • A.
    (NH4)2CO3
  • B.
    NH2CO. 
  • C.
    (NH2)2CO3
  • D.
    (NH2)2CO.
Câu 22 :

Khi bón phân lân cho cây trồng thì không được trộn supephotphat với vôi bột vì:

  • A.

    Làm giảm hàm lượng P2O5 trong phân bón.

  • B.
    Làm tăng độ kiềm của đất.
  • C.
    Làm tăng độ chua của đất.
  • D.
    Tạo ra hợp chất ít tan làm cây trồng khó hấp thụ.
Câu 23 :

Phân bón hóa học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số nào:

  • A.
    Hàm lượng % số mol: N, P2O5, K2O.
  • B.
    Hàm lượng % khối lượng: N, P, K.
  • C.
    Hàm lượng % khối lượng: N, P2O5, K2O.                  
  • D.
    Hàm lượng % khối lượng: N2O5, P2O5, K2O.
Câu 24 :

Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %

  • A.
    P2O5
  • B.
    H3PO4
  • C.
    P.         
  • D.
    PO43-.
Câu 25 :

Thành phần hóa học của supephotphat đơn là:

  • A.

    Ca3(PO4)2.  

  • B.

    Ca(H2PO4)2.

  • C.

    CaHPO4.  

  • D.

    Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Câu 26 :

X là một loại phân bón hoá học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra. X là

  • A.
    (NH4)2SO4.
  • B.
    (NH2)2CO.
  • C.
    NH4NO3.
  • D.
    NaNO3.
Câu 27 :

Cho phản ứng điều chế phân bón supephotphat kép: X + Y → Z. Biết Z là thành phần dinh dưỡng chính của supephotphat kép. Hai chất X, Y lần lượt là

  • A.
    Ca3(PO4)2 và H3PO4                                                           
  • B.
    Ca3(PO4)2 và H2SO4
  • C.
    Ca(OH)2 và H3PO4                                                                      
  • D.
    Ca(OH)2 và P2O5
Câu 28 :

Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng

  • A.
    phân lân.                
  • B.
    phân vi lượng.     
  • C.
    phân đạm.          
  • D.
    phân kali
Câu 29 :

Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 gam chứa 35,43% Ca(H2PO4)2 còn lại là CaSO4. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là bao nhiêu?

  • A.
    21,5%
  • B.
    16%
  • C.
    61,2%  
  • D.
    21,68%
Câu 30 :

Phân đạm ure thường chỉ chứa 46% N về khối lượng. Khối lượng phân ure đủ để cung cấp 70,0 kg N là

  • A.
    152,2 kg.         
  • B.
    145,5kg.          
  • C.
    160,9 kg.         
  • D.
    200,0 kg.
Câu 31 :

Phân bón nào dưới đây có hàm lượng N cao nhất?

  • A.
    NH4Cl
  • B.
    NH4NO3
  • C.
    Ca(NO3)2
  • D.
    (NH2)2CO
Câu 32 :

Cho m gam một loại quặng photphorit (chứa 22,5% tạp chất trơ không chứa phopho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn thu được là

  • A.
    28,51%. 
  • B.
    52,01%.    
  • C.
    35,50%.
  • D.
    23,83%.
Câu 33 :

Một loại quặng photphat dùng để làn phân bón có chứa 35% Ca3(PO4) về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photphat. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:

  • A.
    7%.       
  • B.
    16,03%.   
  • C.
    25%
  • D.
    35%
Câu 34 :

Cây xanh đồng hóa nitơ trong đất chủ yếu dưới dạng

  • A.
    NH4+ và NO3-.
  • B.
    NO3- và NO2-.
  • C.
    NH3 và NO.
  • D.
    NO và NO2.
Câu 35 :

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm (nguyên tố nitơ) cho cây trồng. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Nitơ là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây tham gia vào thành phần của AND và ARN, có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.

Câu 35.1

Đối với đất chua, người ta thường bón vôi để khử chua cho đất. Tuy nhiên, nếu bón vôi và bón đạm ure cùng với nhau thì hiệu quả không cao. Lí do nào sau đây giải thích được điều trên?

  • A.
    Khi bón vào đất, phân đạm làm kết tủa vôi khiến cho đất cứng hơn nên cây trồng khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • B.
    Khi bón vào đất, phâm đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm và tác dụng khử chua đất.
  • C.
    Khi bón vào đất, phân đạm phản ứng với vôi và tỏa nhiệt làm cây trồng chết vì nhiệt độ tăng đột ngột.
  • D.
    Khi bón vào đất, vôi cung cấp ion Ca2+ ngăn cản sự hấp thụ ion NH4+ của cây trồng làm giảm tác dụng của đạm.
Câu 35.2

Ở bên là hình ảnh trên bao phân đạm Hà Bắc. Thông tin trên bao ghi: Nitơ ≥ 46,3%, khối lượng tịnh 50 kg. Biết thành phần chính của đạm ure là (NH2)2CO Dựa vào các thông tin ghi trên bao, xác định khối lượng (NH2)2CO ít nhất có trong 1 bao phân đạm ure Hà Bắc.

  • A.
    49,60 kg.
  • B.
    23,15 kg.
  • C.
    24,80 kg.
  • D.
    46,30 kg.
Câu 35.3

Để xác định độ sạch của phân đạm amoni sunfat bán trên thị trường, người ta làm thí nghiệm như sau:

- Cho 2,1 gam đạm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.

- Khí bay ra được hấp thụ hết bởi 40 cm3 axit sunfuric 0,5M.

- Người ta thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch và chất chỉ thị không đổi màu.

- Muốn cho chất chỉ thị chuyển màu hồng cần thêm 25cm3 NaOH 0,4M.

Độ sạch của phân đạm này là

  • A.
    92,1%.
  • B.
    91,2%.
  • C.
    93,4%.
  • D.
    94,3%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:

  • A.

    CaCO3   

  • B.

    Ca3(PO4)2                            

  • C.

    Ca(OH)2                    

  • D.

    CaCl2  

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học là Ca3(PO4)2 (quặng photphorit)

Câu 2 :

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

  • A.

    (NH4)2SO4.    

  • B.

    Ca(H2PO4)2.

  • C.

    KCl.

  • D.

    KNO3  

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân bón hóa học kép là KNO3, vì chứa đồng thời 2 dinh dưỡng K và N

Câu 3 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A.

    KCl.

  • B.

    Ca3(PO4)2

  • C.

    K2SO4

  • D.

    (NH2)2CO                                      

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân đạm là phân chứa N => (NH2)2CO

Câu 4 :

Để nhận biết các mẫu chất rắn khan NH4NO3, Na3PO4, KCl người ta dùng dung dịch :

  • A.

    NaOH  

  • B.

    Ba(OH)2                            

  • C.

    KOH 

  • D.

    Na2CO 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phân bón hóa học

Lời giải chi tiết :

ta dùng dung dịch Ba(OH)2

 

NH4NO3

Na3PO4

KCl

Dung dịch Ba(OH)2

Tan, tạo khí mùi khai

Tan, có kết tủa trắng

Tan, tạo dung dịch trong suốt

Câu 5 :

Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :

  • A.

    32,33%           

  • B.

    31,81%                     

  • C.

    46,67%           

  • D.

    63,64%            

Đáp án : C

Phương pháp giải :

%mN = 14.2 / M(NH2)2CO .100%

Lời giải chi tiết :

$\% {m_N} = \frac{{14.2}}{{60}}.100\%  = 46,67\% $

Câu 6 :

Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:

  • A.

    Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4                            

  • B.

    NH4NO,Ca(H2PO4)2   

  • C.

    NH4H2PO4,(NH4)2HPO4                          

  • D.

    NH4H2PO,Ca(H2PO4)2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.

Câu 7 :

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

  • A.

    (NH4)2HPO4, KNO3              

  • B.

    (NH4)2HPO4, NaNO3    

  • C.

    (NH4)3PO4, KNO3                

  • D.

    NH4H2PO4, KNO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của (NH4)2HPO4, KNO3

Câu 8 :

Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất ? 

  • A.

    KCl.                  

  • B.

    NH4NO3.                 

  • C.

    NaNO3.                    

  • D.

    K2CO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân bón làm tăng độ chua của đất là NH4NO3 vì ion NH4+ phân li ra H+ có tính axit

Câu 9 :

Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:

  • A.

    Muối ăn           

  • B.

    thạch cao                           

  • C.

    phèn chua                 

  • D.

    vôi sống

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phân bón hóa học

Lời giải chi tiết :

Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng vôi sống. Vì vôi có tính kiềm sẽ trung hòa axit trong đất.

Câu 10 :

Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion:

  • A.

    NO3- và NH4+             

  • B.

    K+                  

  • C.

    photphat (PO43-)      

  • D.

    K+  và NH4+

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion K+

Câu 11 :

Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm 2 lá?

  • A.

    NaNO3 

  • B.

    NH4NO3    

  • C.

    Ca(NO3)2         

  • D.

    (NH4)2CO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đạm 2 lá là NH4NO3  

Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A.

    Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)và H3PO4 

  • B.

    Urê có công thức là (NH2)2CO

  • C.

    Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2                                                           

  • D.

    Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phân bón hóa học

Lời giải chi tiết :

A sai vì supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)

B đúng

C sai vì Supephotphat đơn gồm có Ca(H2PO4)và CaSO4

D sai vì phân lân cung cấp P cho cây trồng

Câu 13 :

Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?

  • A.

    NH4NO3   

  • B.

    NH4Cl   

  • C.

    (NH4)2SO4                                   

  • D.

    (NH2)2CO                                        

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lượng đạm là %N có trong loại phân bón đó

Lời giải chi tiết :

Hàm lượng đạm được tính là % khối lượng N trong hợp chất

NH4NO3: %mN = 14.2 / 80 . 100% = 35%

NH4Cl:  %mN = 14 / 53,5 . 100% = 26,17%

(NH4)2SO4:  %mN = 14.2 / 132 .100% = 21,21%

(NH2)2CO:  %mN = 14.2 / 60 .100% = 46,67%

Câu 14 :

Trong phân bón hóa học, hàm lượng đạm, lân, kali được tính theo N, P2O5, K2O. Tính khối lượng N có trong 1 kg NH4NO3 ; K2O có trong 1 kg K2SO4 ; P2O5 có trong 1 kg Ca(H2PO4)2.

  • A.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

  • B.

    0,35 kg N ; 0,27 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • C.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • D.

    0,7 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol theo sơ đồ sau:

NH4NO3 → 2N

K2SO4 → K2O

Ca(H2PO4)2 → P2O5

Lời giải chi tiết :

NH4NO3 → 2N

   80            2.14

   1 kg  →   mN

=> mN = 1.2.14 / 80 = 0,35 kg

 

K2SO4 → K2O

  174          94

  1 kg  →   mK2O

=> mK2O = 94 / 174 = 0,54 kg

Ca(H2PO4)2 → P2O5

  234                  142

  1 kg         →    mP2O5

=> mP2O5 = 142 / 234 = 0,607 kg

Câu 15 :

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

  • A.

    kali.

  • B.

    photpho

  • C.

    nitơ

  • D.

    cacbon

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ các loại phân bón hóa học

Phân lân: cung cấp P

Phân đạm: cung cấp N

Phân kali: cung cấp K

Lời giải chi tiết :

Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho

Câu 16 :

Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là :

  • A.

    48,52%.

  • B.

    42,25%.

  • C.

    39,76%.

  • D.

    45,75%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Lấy 100 gam phân => mCa(H2PO4)2 

+) Bảo toàn P: nP2O5 = nCa(H2PO4)2

+) độ dinh dưỡng = %mP2O5

Lời giải chi tiết :

Lấy 100 gam phân => mCa(H2PO4)2 = 69,62 gam

=> nCa(H2PO4)2 = 0,2975mol

Bảo toàn P: nP2O5 = nCa(H2PO4)2 = 0,2975 mol

=> độ dinh dưỡng = %mP2O5 = 0,2975.142 / 100 .100% = 42,25%

Câu 17 :

Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xivinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là

  • A.

    65,75%.

  • B.

    95,51%.

  • C.

    88,52%.

  • D.

    87,18%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Lấy 100 gam phân loại này => mK2O 

+) Bảo toàn K: nKCl = 2.nK2O

Lời giải chi tiết :

Lấy 100 gam phân loại này => mK2O = 55 gam

=> nK2O = 0,5851

Bảo toàn K: nKCl = 2.nK2O = 1,1702 mol

=> %mKCl = 1,1702.74,5 / 100 = 87,18%

Câu 18 :

Một loại phân kali chứa 59,6% KCl, 34,5% K2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là

  • A.

    61,1%.

  • B.

    49,35%.

  • C.

    50,7%.

  • D.

    60,2%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Giả sử lấy 100 gam loại phân này => mKCl  và mK2CO3 

+) Bảo toàn K: nK2O = 1/2nKCl + nK2CO3

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 100 gam loại phân này => mKCl = 59,6 gam và mK2CO3 = 34,5 gam

=> nKCl = 0,8 mol; nK2CO3 = 0,25 mol

Bảo toàn K: nK2O = 1/2nKCl + nK2CO3 = ½.0,8 + 0,25 = 0,65 mol

=> %K2O = 0,65.94 / 100 = 61,1%

Câu 19 :

Cho các nhận xét sau

(a) Phân đạm amoni không nên bón cho đất chua

(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng phần tram photpho

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4

(d) Người ta dùng loại phân bón kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì chứa K2CO3

(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp

Số phát biểu sai là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

(a) Đúng vì muối amophot mang tính axit do NH4+ yếu

(b) Sai vì độ dd của phân lân được tính bằng %P2O5

(c) Sai vì thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2

(d) Đúng

(e) Đúng

(f) Đúng

Câu 20 :

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A.
    amophot. 
  • B.
    ure. 
  • C.
    natri nitrat. 
  • D.
    amoni nitrat.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khí X không màu là NO, khí mùi khai là NH3. Từ sản phẩm thu được suy ngược lại thành phần của X

Lời giải chi tiết :

Cu và H2SO4 tác dụng với chất X có khí không màu, hóa nâu trong không khí là NO => Trong X có nhóm NO3-

Khi X tác dụng với dd NaOH → khí mùi khai → khí đó là NH3

Vậy công thức của X là NH4NO3: amoni nitrat

PTHH: Cu + 4H2SO4 + 8NH4NO3 → 4(NH4)2SO4 + 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO↑

             NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3↑(mùi khai) + H2O

Câu 21 :

Công thức phân tử của phân ure là

  • A.
    (NH4)2CO3
  • B.
    NH2CO. 
  • C.
    (NH2)2CO3
  • D.
    (NH2)2CO.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân ure có công thức phân tử là (NH2)2CO

Câu 22 :

Khi bón phân lân cho cây trồng thì không được trộn supephotphat với vôi bột vì:

  • A.

    Làm giảm hàm lượng P2O5 trong phân bón.

  • B.
    Làm tăng độ kiềm của đất.
  • C.
    Làm tăng độ chua của đất.
  • D.
    Tạo ra hợp chất ít tan làm cây trồng khó hấp thụ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Supephotphat đơn có thành phần là CaSO4 và Ca(H2PO4)2

Supephotphat kép có thành phần là Ca(H2PO4)2

Khi trộn supephotphat với vôi bột sẽ có phản ứng sau xảy ra:

Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 4H2O

P trong phân bị kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2 => Làm giảm hàm lượng P2O5 trong phân bón

Câu 23 :

Phân bón hóa học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số nào:

  • A.
    Hàm lượng % số mol: N, P2O5, K2O.
  • B.
    Hàm lượng % khối lượng: N, P, K.
  • C.
    Hàm lượng % khối lượng: N, P2O5, K2O.                  
  • D.
    Hàm lượng % khối lượng: N2O5, P2O5, K2O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm người ta dựa vào % khối lượng của N, phân lân dựa vào % khối lượng của P2O5, phân kali dựa vào % khối lượng của K2O.

Lời giải chi tiết :

Phân bón hóa học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số hàm lượng % khối lượng N, P2O5, K2O. 

Câu 24 :

Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %

  • A.
    P2O5
  • B.
    H3PO4
  • C.
    P.         
  • D.
    PO43-.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của P2O5.

Ngoài ra, HS ghi nhớ thêm:

Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % của N.

Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của K2O.

Lời giải chi tiết :

Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của P2O5.

Câu 25 :

Thành phần hóa học của supephotphat đơn là:

  • A.

    Ca3(PO4)2.  

  • B.

    Ca(H2PO4)2.

  • C.

    CaHPO4.  

  • D.

    Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về phân bón hóa học.

Lời giải chi tiết :

Thành phần hóa học của supephotphat đơn là: Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Câu 26 :

X là một loại phân bón hoá học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra. X là

  • A.
    (NH4)2SO4.
  • B.
    (NH2)2CO.
  • C.
    NH4NO3.
  • D.
    NaNO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra nên X phải có nhóm NH4+.

Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ X phải có nhóm NO3-.

Lời giải chi tiết :

X là NH4NO3 vì:

- Khi cho X tác dụng với NaOH thì có khí thoát ra ⟹ X có chứa NH4+

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O

- Khi cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm Cu thoát ra khí NO ⟹ X có chứa NO3-

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Câu 27 :

Cho phản ứng điều chế phân bón supephotphat kép: X + Y → Z. Biết Z là thành phần dinh dưỡng chính của supephotphat kép. Hai chất X, Y lần lượt là

  • A.
    Ca3(PO4)2 và H3PO4                                                           
  • B.
    Ca3(PO4)2 và H2SO4
  • C.
    Ca(OH)2 và H3PO4                                                                      
  • D.
    Ca(OH)2 và P2O5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thành phần dinh dưỡng chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2

→ Phản ứng điều chế Ca(H2PO4)2                                           

Lời giải chi tiết :

Thành phần dinh dưỡng chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2

Phản ứng điều chế Ca(H2PO4)là : Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2

nên hai chất X, Y lần lượt là Ca3(PO4)2 , 4H3PO4       

Câu 28 :

Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng

  • A.
    phân lân.                
  • B.
    phân vi lượng.     
  • C.
    phân đạm.          
  • D.
    phân kali

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại bài phân bón kiến thức sgk hóa 11

Lời giải chi tiết :

Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng : phân kali.

Phân kali giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu đồng thời tăng sức chịu hạn, chịu rét và khả năng chống bệnh của cây

Câu 29 :

Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 gam chứa 35,43% Ca(H2PO4)2 còn lại là CaSO4. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là bao nhiêu?

  • A.
    21,5%
  • B.
    16%
  • C.
    61,2%  
  • D.
    21,68%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng hàm lượng %P2O5

BTNT “P” nP2OO5 = nCa(H2PO4)2 =     

Suy ra phần trăm của P2O5 =?

Lời giải chi tiết :

Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng hàm lượng %P2O5

Số mol của Ca(H2PO4)2 là:  \({m_{Ca{{({H_2}P{O_4})}_2}}} = \frac{{15,5.35,43\% }}{{100\% }} = 5,4916(g)\)      

BTNT “P” nP2OO5 = nCa(H2PO4)2 =  \(\frac{{5,4916}}{{234}} = 0,0235\,(mol)\)      

Phần trăm P2O5 là: \(\% {P_2}{O_5} = \frac{{{m_{{P_2}{O_5}}}}}{{m{\,_{mau\,phan}}}}.100\%  = \frac{{0,0235.142}}{{15,55}}.100\%  = 21,5\% \)

 

Câu 30 :

Phân đạm ure thường chỉ chứa 46% N về khối lượng. Khối lượng phân ure đủ để cung cấp 70,0 kg N là

  • A.
    152,2 kg.         
  • B.
    145,5kg.          
  • C.
    160,9 kg.         
  • D.
    200,0 kg.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khối lượng phân ure cần để cung cấp đủ 70 kg N là: 70.(100/46) = 152,2 kg

Câu 31 :

Phân bón nào dưới đây có hàm lượng N cao nhất?

  • A.
    NH4Cl
  • B.
    NH4NO3
  • C.
    Ca(NO3)2
  • D.
    (NH2)2CO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ure (NH2)2CO là phân bón có thành phần N lớn nhất.

Câu 32 :

Cho m gam một loại quặng photphorit (chứa 22,5% tạp chất trơ không chứa phopho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn thu được là

  • A.
    28,51%. 
  • B.
    52,01%.    
  • C.
    35,50%.
  • D.
    23,83%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đặt trong m gam có mCa3(PO4)2 = 0,775m và phần tạp chất có khối lượng tương đương là 0,225m gam

nCa3(PO4)2 = 0,775m/310 = 0,0025m (mol)

Tính độ dinh dưỡng của phân ta quy về P2O5 => nP2O5 = 0,0025m  (mol)

Phương trình: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4

                        0,0025m→ 0,005m                                                    (mol)

MSupephotphat đơn =  mquặng + mH2SO4 = ? (g)

=> % P2O5 =?

Lời giải chi tiết :

Ta có thành phần chính của quặng: Ca3(PO4)2.

Đặt trong m gam có mCa3(PO4)2 = 0,775m và phần tạp chất có khối lượng tương đương là 0,225m gam

nCa3(PO4)2 = 0,775m/310 = 0,0025m (mol)

Tính độ dinh dưỡng của phân ta quy về P2O5 => nP2O5 = 0,0025m  (mol)

Phương trình: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4

                        0,0025m→ 0,005m                                                    (mol)

mSupephotphat đơn =  mquặng + mH2SO4 = m + 0,005m.98 = 1,49m (g)

\(\% {P_2}{O_5} = \frac{{0,0025m.142}}{{1,49m}}.100\%  = 23,83\% \)

Câu 33 :

Một loại quặng photphat dùng để làn phân bón có chứa 35% Ca3(PO4) về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photphat. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:

  • A.
    7%.       
  • B.
    16,03%.   
  • C.
    25%
  • D.
    35%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Ghi nhớ độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng P2O5 chứ không phải P

Lời giải chi tiết :

Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng P2O5 có trong loại phân đó

Lấy 100 gam quặng => mCa3(PO4)2 = 35 (g) => nCa3(PO4)2 = 0,1129 (mol)

BTNT P: => nP2O5 = nCa3(PO4)2 = 0,1129 (mol)

=> Độ dinh dưỡng =% P2O5 = [( 0,1129. 142) :100].100% = 16,03%

Câu 34 :

Cây xanh đồng hóa nitơ trong đất chủ yếu dưới dạng

  • A.
    NH4+ và NO3-.
  • B.
    NO3- và NO2-.
  • C.
    NH3 và NO.
  • D.
    NO và NO2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết về phân bón hóa học.

Lời giải chi tiết :

Cây xanh hấp thụ được N dưới dạng NH4+ và NO3-.

Câu 35 :

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm (nguyên tố nitơ) cho cây trồng. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Nitơ là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây tham gia vào thành phần của AND và ARN, có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.

Câu 35.1

Đối với đất chua, người ta thường bón vôi để khử chua cho đất. Tuy nhiên, nếu bón vôi và bón đạm ure cùng với nhau thì hiệu quả không cao. Lí do nào sau đây giải thích được điều trên?

  • A.
    Khi bón vào đất, phân đạm làm kết tủa vôi khiến cho đất cứng hơn nên cây trồng khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • B.
    Khi bón vào đất, phâm đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm và tác dụng khử chua đất.
  • C.
    Khi bón vào đất, phân đạm phản ứng với vôi và tỏa nhiệt làm cây trồng chết vì nhiệt độ tăng đột ngột.
  • D.
    Khi bón vào đất, vôi cung cấp ion Ca2+ ngăn cản sự hấp thụ ion NH4+ của cây trồng làm giảm tác dụng của đạm.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết phản ứng xảy ra khi bón vôi và ure cùng lúc vào đất.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Viết phản ứng xảy ra khi bón vôi và ure cùng lúc vào đất.

Trong đất có nước. Do đó khi bón phân ure và vôi cùng lúc thì sẽ xảy ra các phản ứng:

(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3

Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NH3 + H2O

Bước 2: Xác định ảnh hưởng của việc bón cùng lúc vôi và ure.
Như vậy sẽ làm mất NH4+ để cung cấp cho cây, đồng thời mất lượng OH- để khử chua đất.

Câu 35.2

Ở bên là hình ảnh trên bao phân đạm Hà Bắc. Thông tin trên bao ghi: Nitơ ≥ 46,3%, khối lượng tịnh 50 kg. Biết thành phần chính của đạm ure là (NH2)2CO Dựa vào các thông tin ghi trên bao, xác định khối lượng (NH2)2CO ít nhất có trong 1 bao phân đạm ure Hà Bắc.

  • A.
    49,60 kg.
  • B.
    23,15 kg.
  • C.
    24,80 kg.
  • D.
    46,30 kg.

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính khối lượng nguyên tố N ít nhất trong 1 bao phân đạm

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính khối lượng nguyên tố N ít nhất trong 1 bao phân đạm

\(50 \times 46,3\% = 23,15\left( {kg} \right)\)

Bước 2: Tính khối lượng ure tương ứng với lượng N
\(\dfrac{{23,15 \times 60}}{{28}} = 49,6\left( {kg} \right)\)

Câu 35.3

Để xác định độ sạch của phân đạm amoni sunfat bán trên thị trường, người ta làm thí nghiệm như sau:

- Cho 2,1 gam đạm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.

- Khí bay ra được hấp thụ hết bởi 40 cm3 axit sunfuric 0,5M.

- Người ta thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch và chất chỉ thị không đổi màu.

- Muốn cho chất chỉ thị chuyển màu hồng cần thêm 25cm3 NaOH 0,4M.

Độ sạch của phân đạm này là

  • A.
    92,1%.
  • B.
    91,2%.
  • C.
    93,4%.
  • D.
    94,3%.

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính khối lượng của (NH4)2SO4

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (1)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (2)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (3)

Bước 2: Tính độ sạch của phân đạm

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính khối lượng của (NH4)2SO4

\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,04 \times 0,5 = 0,02\left( {mol} \right)\)

\({n_{NaOH}} = 0,025 \times 0,4 = 0,01\left( {mol} \right)\)

PTHH của các phản ứng xảy ra:

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (1)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (2)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (3)

Theo PTHH (3): \({n_{{H_2}S{O_4}(3)}} = \dfrac{1}{2}{n_{NaOH(3)}} = \dfrac{1}{2} \times 0,01 = 0,005\left( {mol} \right)\)

Theo PTHH (2): \({n_{{H_2}S{O_4}(2)}} = {n_{{H_2}S{O_4}(b{\rm{d}})}} - {n_{{H_2}S{O_4}(3)}} = 0,02 - 0,005 = 0,015\left( {mol} \right)\)

Theo PTHH (3): \({n_{N{H_3}(2)}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}(2)}} = 2 \times 0,015 = 0,03\left( {mol} \right)\)

Theo PTHH (1): \({n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{1}{2}{n_{N{H_3}(2)}} = \dfrac{1}{2} \times 0,03 = 0,015\left( {mol} \right)\)

\( \Rightarrow {m_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = 0,015 \times 132 = 1,98\left( g \right)\)

Bước 2: Tính độ sạch của phân đạm

Độ sạch của phân đạm là: \(\dfrac{{1,98}}{{2,1}} \times 100\% \approx 94,3\% \).

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập nitơ - photpho - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập nitơ - photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Hợp chất của photpho - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Hợp chất của photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Axit photphoric và muối photphat - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Axit photphoric và muối photphat Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Photpho - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Photpho Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập tính oxi hóa của HNO3 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính oxi hóa của HNO3 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Axit nitric và muối nitrat - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Axit nitric và muối nitrat Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8. Muối amoni - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Muối amoni Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8. Amoniac - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Amoniac Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7. Nitơ - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Nitơ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết