Trắc nghiệm Bài 15. Cacbon - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là

  • A.

    ns2np2.

  • B.

    ns2 np3.

  • C.

    ns2np4.

  • D.

    ns2np5.

Câu 2 :

Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhận định nào sau đây sai ?

  • A.

    Độ âm điện giảm dần

  • B.

    Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.

  • C.

    Bán kính nguyên tử giảm dần.                        

  • D.

    Số oxi hoá cao nhất là +4.

Câu 3 :

Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là :

  • A.

    1s22s22p1  

  • B.

    1s22s22p2  

  • C.

    1s22s22p3    

  • D.

    1s22s22p4

Câu 4 :

Kim cương, fuleren và than chì là các dạng:

  • A.

    đồng hình của cacbon.                                    

  • B.

    đồng vị của cacbon.     

  • C.

    thù hình của cacbon.                                       

  • D.

    đồng phân của cacbon.

Câu 5 :

Đâu không phải là dạng thù hình của cacbon?

  • A.

    Kim cương                         

  • B.

    Than chì                   

  • C.

    Fuleren 

  • D.

    Khí cacbon monooxit

Câu 6 :

C không thể có số oxi hóa nào sau đây ?

  • A.

    0.

  • B.

    -4.

  • C.

    +4.

  • D.

    +6

Câu 7 :

Chọn câu trả lời đúng: Trong các phản ứng hoá học, cacbon

  • A.

    chỉ thể hiện tính khử.                                      

  • B.

    vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

  • C.

    chỉ thể hiện tính oxi hoá.                                

  • D.

    không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

Câu 8 :

Câu nào đúng trong các câu sau đây?

  • A.

    Kim cương là chất tinh thể trong suốt,  không màu, dẫn điện, dẫn nhiệt

  • B.

    Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.

  • C.

    Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp phụ các chất khí.

  • D.

    Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4.

Câu 9 :

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

  • A.

    $C+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}C{{O}_{2}}$    

  • B.

    $C+4HN{{O}_{3}}(\text{ đặc) }\xrightarrow{{{t}^{0}}}C{{O}_{2}}+4N{{O}_{2}}+4{{H}_{2}}O$

  • C.

    $2C+\,Ca\xrightarrow{{{t}^{0}}}Ca{{C}_{2}}$

  • D.

    $C+C{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2CO$

Câu 10 :

Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

  • A.

    $C+ZnO\xrightarrow{{{t}^{0}}}Zn+CO$ 

  • B.

    $C+2{{H}_{2}}\xrightarrow{t,xt}C{{H}_{4}}$

  • C.

    $2C+\,Ca\xrightarrow{{{t}^{0}}}Ca{{C}_{2}}$

  • D.

    $3C+\,4Al\xrightarrow{{{t}^{0}}}A{{l}_{4}}{{C}_{3}}$

Câu 11 :

Dãy các chất đều tác dụng được với cacbon là:

  • A.

    O2, CuO, CO2, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)

  • B.

    O2, Na2O, CO2, Al,  H2SO4 (đặc)

  • C.

    O2, H2, CO2, Al, HCl, KClO3

  • D.

    O2, Na2O, CO2, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)

Câu 12 :

Cho các chất: O2 (1), CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), KCl (11). Cacbon  phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

  • A.

    8.                  

  • B.

    9.

  • C.

    7.             

  • D.

    10.

Câu 13 :

Cho luồng khí C dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

  • A.

    Cu, Fe, ZnO, MgO.                                                             

  • B.

    Cu, Fe, Zn, Mg.   

  • C.

    Cu, Fe, Zn, MgO.                                                                

  • D.

    Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 14 :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:

  • A.

    than chì

  • B.

    than muội

  • C.

    than gỗ

  • D.

    than cốc

Câu 15 :

Một dạng thù hình của cacbon có tính chất rất cứng, dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh là

  • A.

    kim cương

  • B.

    than cốc

  • C.

    fuleren

  • D.

    than đá

Câu 16 :

Thể tích khí NO2 thoát ra ở đktc khi cho 0,12 gam cacbon tác dụng hết với HNO3 đặc nguội (coi phản ứng xảy ra hoàn toàn) là

  • A.

    0,896 lít

  • B.

    0,672 lít

  • C.

    0,448 lít

  • D.

    0.336 lít

Câu 17 :

Đốt một mẩu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy dung dịch brom nhạt màu. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom đi qua nước vôi trong dư thấy có vẩn đục. Hỗn hợp khí thoát ra là: 

  • A.

    CO2, SO2                       

  • B.

    CO, CO2                       

  • C.

    CO, SO2                         

  • D.

    CO2, H2S

Câu 18 :

Đốt một mẩu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 gam brom đã tham gia phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của cacbon trong than chì là:

  • A.

    98,89%                          

  • B.

    95,98%                          

  • C.

    94,94%                            

  • D.

    92,89%

Câu 19 :

Cho 3,60 gam cacbon tác dụng với 8,10 gam nhôm. Khối lượng nhôm cacbua tạo thành nếu hiệu suất của phản ứng 70% là

  • A.

    5,76 gam

  • B.

    7,56 gam

  • C.

    10,08 gam

  • D.

    10,80 gam

Câu 20 :

Một số loại khẩu trang y tế chứa hoạt chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

  • A.
    muối ăn                            
  • B.
    đá vôi                          
  • C.
     than hoạt tính               
  • D.
     thạch cao
Câu 21 :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp

  • A.
    KNO3, C và S. 
  • B.
    KNO3 và S. 
  • C.
    KClO3, C và S.           
  • D.
    KClO3 và S.
Câu 22 :

Trong các chất sau, chất có độ cứng lớn nhất là

  • A.
    silic. 
  • B.
    kim cương.      
  • C.
    than chì.           
  • D.
    thạch anh.
Câu 23 :

Tủ lạnh dùng lâu có mùi hôi, ta có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than gỗ (xốp) để khử mùi hôi đó là do

  • A.
    than gỗ có thể hấp phụ mùi hôi.
  • B.
    than gỗ tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
  • C.
    than gỗ sinh ra chất hấp thụ mùi hôi.
  • D.
    than gỗ sinh ra mùi khác hấp thụ mùi hôi.
Câu 24 :

CO là chất khử mạnh, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu. Một trong những cách sản xuất CO là cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. Hỗn hợp khí hình thành gọi là

  • A.
    khí than ướt      
  • B.
    khí than khô           
  • C.
    khí lò gas                
  • D.
    khí biogas
Câu 25 :

Một loại than đá chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là:

  • A.
    1460 tấn                           
  • B.
    1250 tấn                           
  • C.
    1530 tấn                       
  • D.
    1420 tấn
Câu 26 :

Khi đốt cháy than đá thu được hỗn hợp khí trong đí khi X( không màu, không mùi, độc) X là khí nào sau đây?

  • A.
    SO2                                   
  • B.
    NO2                              
  • C.
    CO                            
  • D.
    CO2
Câu 27 :

Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí (CO2, SO2, O2). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.
    Tăng. 
  • B.
    Giảm.
  • C.
    Có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào lượng S và C. 
  • D.
    Không đổi.
Câu 28 :

Cho các nhận định sau: 

1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng

2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin

3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt

4. Than chì có cấu trúc tinh thể

5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình

Các nhận định đúng là:

  • A.
    1,2,3,5         
  • B.
    1,2,3,4           
  • C.
    2,3,4,5           
  • D.
    1,2,3,4,5
Câu 29 :

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X  qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là

  • A.
    2,688.     
  • B.
    3,136.  
  • C.
    2,912. 
  • D.
    3,360.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là

  • A.

    ns2np2.

  • B.

    ns2 np3.

  • C.

    ns2np4.

  • D.

    ns2np5.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np2.

Câu 2 :

Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhận định nào sau đây sai ?

  • A.

    Độ âm điện giảm dần

  • B.

    Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.

  • C.

    Bán kính nguyên tử giảm dần.                        

  • D.

    Số oxi hoá cao nhất là +4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết cacbon

Lời giải chi tiết :

Nhận định sai là: bán kính nguyên tử giảm dần

Vì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm và số lớp e tăng => bán kính nguyên tử tăng

Câu 3 :

Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là :

  • A.

    1s22s22p1  

  • B.

    1s22s22p2  

  • C.

    1s22s22p3    

  • D.

    1s22s22p4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C (Z = 6) có cấu hình e: 1s22s22p2 

Câu 4 :

Kim cương, fuleren và than chì là các dạng:

  • A.

    đồng hình của cacbon.                                    

  • B.

    đồng vị của cacbon.     

  • C.

    thù hình của cacbon.                                       

  • D.

    đồng phân của cacbon.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim cương, fuleren và than chì là các dạng thù hình của cacbon

Câu 5 :

Đâu không phải là dạng thù hình của cacbon?

  • A.

    Kim cương                         

  • B.

    Than chì                   

  • C.

    Fuleren 

  • D.

    Khí cacbon monooxit

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khí cacbon monooxit là hợp chất của cacbon, không phải là dạng thù hình của C.

Câu 6 :

C không thể có số oxi hóa nào sau đây ?

  • A.

    0.

  • B.

    -4.

  • C.

    +4.

  • D.

    +6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa không thể có của C là +6

Câu 7 :

Chọn câu trả lời đúng: Trong các phản ứng hoá học, cacbon

  • A.

    chỉ thể hiện tính khử.                                      

  • B.

    vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

  • C.

    chỉ thể hiện tính oxi hoá.                                

  • D.

    không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong các phản ứng hoá học, cacbon vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

Câu 8 :

Câu nào đúng trong các câu sau đây?

  • A.

    Kim cương là chất tinh thể trong suốt,  không màu, dẫn điện, dẫn nhiệt

  • B.

    Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.

  • C.

    Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp phụ các chất khí.

  • D.

    Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A sai vì kim cương không dẫn điện

C sai vì than gỗ, than xương hấp phụ các chất khí và cả chất tan trong dung dịch

D sai còn có +2 ví dụ như CO

Câu 9 :

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

  • A.

    $C+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}C{{O}_{2}}$    

  • B.

    $C+4HN{{O}_{3}}(\text{ đặc) }\xrightarrow{{{t}^{0}}}C{{O}_{2}}+4N{{O}_{2}}+4{{H}_{2}}O$

  • C.

    $2C+\,Ca\xrightarrow{{{t}^{0}}}Ca{{C}_{2}}$

  • D.

    $C+C{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2CO$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

C thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất có tính khử như H2; hầu hết các kim loại  (Na, Ca, Al, Zn…)

Câu 10 :

Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

  • A.

    $C+ZnO\xrightarrow{{{t}^{0}}}Zn+CO$ 

  • B.

    $C+2{{H}_{2}}\xrightarrow{t,xt}C{{H}_{4}}$

  • C.

    $2C+\,Ca\xrightarrow{{{t}^{0}}}Ca{{C}_{2}}$

  • D.

    $3C+\,4Al\xrightarrow{{{t}^{0}}}A{{l}_{4}}{{C}_{3}}$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

C thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa như : CO2; ZnO (các oxit sau Mg); HNO3 (đặc); H2SO4 (đặc)

Câu 11 :

Dãy các chất đều tác dụng được với cacbon là:

  • A.

    O2, CuO, CO2, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)

  • B.

    O2, Na2O, CO2, Al,  H2SO4 (đặc)

  • C.

    O2, H2, CO2, Al, HCl, KClO3

  • D.

    O2, Na2O, CO2, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cacbon có cả tính khử và tính oxi hóa nên tác dụng được với các chất có tính oxi hóa như : O2; CO2; oxit kim loại (sau Mg) HNO3(đặc), H2SO4(đặc) KClO3 ; các chất có tính khử như : KL; H2

B, D loại vì C không tác dụng được với Na2O

C loại vì C không tác dụng với HCl

Câu 12 :

Cho các chất: O2 (1), CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), KCl (11). Cacbon  phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

  • A.

    8.                  

  • B.

    9.

  • C.

    7.             

  • D.

    10.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C phản ứng trực tiếp được với các chất: O2, CO2, H2, Fe2O3, H2SO4 đặc, HNO3, H2O, CaO, SiO2

Câu 13 :

Cho luồng khí C dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

  • A.

    Cu, Fe, ZnO, MgO.                                                             

  • B.

    Cu, Fe, Zn, Mg.   

  • C.

    Cu, Fe, Zn, MgO.                                                                

  • D.

    Cu, FeO, ZnO, MgO.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

C chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al => C khử được CuO, Fe2O3, ZnO và không khử được MgO

Câu 14 :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:

  • A.

    than chì

  • B.

    than muội

  • C.

    than gỗ

  • D.

    than cốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là than muội.

Câu 15 :

Một dạng thù hình của cacbon có tính chất rất cứng, dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh là

  • A.

    kim cương

  • B.

    than cốc

  • C.

    fuleren

  • D.

    than đá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một dạng thù hình của cacbon có tính chất rất cứng, dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh là kim cương.

Câu 16 :

Thể tích khí NO2 thoát ra ở đktc khi cho 0,12 gam cacbon tác dụng hết với HNO3 đặc nguội (coi phản ứng xảy ra hoàn toàn) là

  • A.

    0,896 lít

  • B.

    0,672 lít

  • C.

    0,448 lít

  • D.

    0.336 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết quá trình cho - nhận e => sử dụng bảo toàn e để tính số mol NO2

Lời giải chi tiết :

Quá trình cho – nhận e:

\(C\,\, \to \,\,\mathop C\limits^{ + 4} \,\, + \,\,4e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop N\limits^{ + 5} \,\, + \,\,1e\,\, \to \,\,\mathop N\limits^{ + 4} \)

0,01      →       0,04                              0,04   →   0,04

=> VNO2 = 0,04.22,4 = 0,896 lít

Câu 17 :

Đốt một mẩu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy dung dịch brom nhạt màu. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom đi qua nước vôi trong dư thấy có vẩn đục. Hỗn hợp khí thoát ra là: 

  • A.

    CO2, SO2                       

  • B.

    CO, CO2                       

  • C.

    CO, SO2                         

  • D.

    CO2, H2S

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất của CO2 và SO2

Lời giải chi tiết :

$\begin{align}& C\text{ }+\text{ }{{O}_{2}}\text{  }\xrightarrow{{{t}^{0}}}\text{  }C{{O}_{2}} \\ & S\text{ }+\text{  }{{O}_{2}}\text{   }\xrightarrow{{{t}^{0}}}\text{   }S{{O}_{2}} \\ \end{align}$

Khí làm mất màu dung dịch brom là SO

Khí làm vẩn đục nước vôi trong là CO2

Câu 18 :

Đốt một mẩu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 gam brom đã tham gia phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của cacbon trong than chì là:

  • A.

    98,89%                          

  • B.

    95,98%                          

  • C.

    94,94%                            

  • D.

    92,89%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Khí thoát ra ngoài dung dịch brom là CO2

+) Từ nCaCO3 => nCO2 => nC 

+) Từ nBr2 => n­SO2 => nS 

Lời giải chi tiết :

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Khí thoát ra ngoài dung dịch brom là CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

nBr2 = 0,32 : 160 = 0,002 mol => n­SO2 = 0,002 mol => nS = 0,002 mol

nCaCO3 = 0,1 mol => nCO2 = 0,1 mol => nC = 0,1 mol

$ =  > \% C = \frac{{0,1.12}}{{0,1.12 + 0,002.32}}.100\%  = 94,94{\rm{ }}\% $

Câu 19 :

Cho 3,60 gam cacbon tác dụng với 8,10 gam nhôm. Khối lượng nhôm cacbua tạo thành nếu hiệu suất của phản ứng 70% là

  • A.

    5,76 gam

  • B.

    7,56 gam

  • C.

    10,08 gam

  • D.

    10,80 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) 3C  +  4Al  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  Al4C3

Xét tỉ lệ, biện luân chất dư, chất hết

+) nAl4C3 lí thuyết  = nAl / 4 

+) nAl4C3 thực tế = nAl4C3 lí thuyết . H

Lời giải chi tiết :

nC = 0,3 mol;  nAl = 0,3 mol

3C  +  4Al  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  Al4C3

Xét tỉ lệ : \(\frac{{{n_C}}}{3} = \frac{{0,3}}{3} = 0,1\,\, > \,\,\frac{{{n_{Al}}}}{4} = \frac{{0,3}}{4} = 0,075\) => phản ứng tính theo Al

nAl4C3 lí thuyết  = nAl / 4 = 0,075 mol

H = 70% => nAl4C3 thực tế = 0,075.70/100 = 0,0525 mol => mAl4C3 = 7,56 gam

Câu 20 :

Một số loại khẩu trang y tế chứa hoạt chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

  • A.
    muối ăn                            
  • B.
    đá vôi                          
  • C.
     than hoạt tính               
  • D.
     thạch cao

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức ứng dụng của cacbon

Lời giải chi tiết :

Than hoạt tính là chất thường được sử dụng trong khẩu trang y tế do khả năng hấp phụ tốt nên có thể lọc không khí

Câu 21 :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp

  • A.
    KNO3, C và S. 
  • B.
    KNO3 và S. 
  • C.
    KClO3, C và S.           
  • D.
    KClO3 và S.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp của muôi kali nitrat, cacbon và lưu huỳnh

Lời giải chi tiết :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp gồm KNO3, C và S.

Câu 22 :

Trong các chất sau, chất có độ cứng lớn nhất là

  • A.
    silic. 
  • B.
    kim cương.      
  • C.
    than chì.           
  • D.
    thạch anh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim cương

+ tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém

+ cúng nhất trong tất cả các chất

Câu 23 :

Tủ lạnh dùng lâu có mùi hôi, ta có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than gỗ (xốp) để khử mùi hôi đó là do

  • A.
    than gỗ có thể hấp phụ mùi hôi.
  • B.
    than gỗ tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
  • C.
    than gỗ sinh ra chất hấp thụ mùi hôi.
  • D.
    than gỗ sinh ra mùi khác hấp thụ mùi hôi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết về cacbon.

Lời giải chi tiết :

Tủ lạnh dùng lâu có mùi hôi, ta có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than gỗ (xốp) để khử mùi hôi đó là do than gỗ có khả năng hấp phụ cao nên hấp phụ mùi hôi của tủ lạnh.

Câu 24 :

CO là chất khử mạnh, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu. Một trong những cách sản xuất CO là cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. Hỗn hợp khí hình thành gọi là

  • A.
    khí than ướt      
  • B.
    khí than khô           
  • C.
    khí lò gas                
  • D.
    khí biogas

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho hơi nước qua than nóng đỏ thì hỗn hợp khí tạo thành là khí than ướt

Câu 25 :

Một loại than đá chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là:

  • A.
    1460 tấn                           
  • B.
    1250 tấn                           
  • C.
    1530 tấn                       
  • D.
    1420 tấn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

mS = 100.2% = 2 tân

Ta có S + O2 → SO2

→ Tính theo PTHH

Lời giải chi tiết :

mS = 100.2% = 2 tân

Ta có S + O2 → SO2

         1          →   1   mol

        32 g      →    64 gam

→  2 tấn        →   4 tấn

→ trong một năm thì mSO2 = 365.4 = 1460 tấn

Câu 26 :

Khi đốt cháy than đá thu được hỗn hợp khí trong đí khi X( không màu, không mùi, độc) X là khí nào sau đây?

  • A.
    SO2                                   
  • B.
    NO2                              
  • C.
    CO                            
  • D.
    CO2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết PTHH

Xem lại TCVL của CO2 và CO

Lời giải chi tiết :

Khi đốt cháy than đá C ta thu được hỗn hợp khí CO2 và CO đều không màu không mùi. Nhưng X là một khí độc nên X là CO

Câu 27 :

Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí (CO2, SO2, O2). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.
    Tăng. 
  • B.
    Giảm.
  • C.
    Có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào lượng S và C. 
  • D.
    Không đổi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ công thức: P1V1 = n1RT1; P2V2 = n2RT2

Thể tích không đổi, nhiệt độ không đổi

 =>\(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Nếu n1= n2 thì P1 = P2 => áp suất không đổi

Lời giải chi tiết :

S(rắn) + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2

C(rắn) + O2  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2

Từ 2 phương trình trên ta thấy số mol khí của chất tham gia phản ứng và sau phản ứng bằng nhau và không phụ thuộc vào lượng C, S => do vậy áp suất của bình sẽ không thay đổi khi ta đưa về nhiệt độ ban đầu

Câu 28 :

Cho các nhận định sau: 

1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng

2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin

3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt

4. Than chì có cấu trúc tinh thể

5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình

Các nhận định đúng là:

  • A.
    1,2,3,5         
  • B.
    1,2,3,4           
  • C.
    2,3,4,5           
  • D.
    1,2,3,4,5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất vật lí của một số dạng thù hình cacbon

- Các dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình

+ Kim cương : có cấu trúc tứ diện đều, là tinh thể trong suốt, rất cứng, thường dùng làm đồ trang sức, bột mài, dao cắt thủy tinh, mũi khoan

+ Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin

+ Cacbon vô định hình: than gỗ, than hoạt tính

Than hoạt tính : có khả năng hấp phụ tốt dùng làm mặt nạ phòng độc, khẩu trang

Than gỗ: dùng làm thuốc nổ, thuốc pháo.

Lời giải chi tiết :

1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng => Đúng

2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin

 => Đúng

3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt => Đúng

4. Than chì có cấu trúc tinh thể, có tính bán dẫn => Sai

Vì than chì có cấu trúc thành từng lớp

5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình  => Đúng

Câu 29 :

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X  qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là

  • A.
    2,688.     
  • B.
    3,136.  
  • C.
    2,912. 
  • D.
    3,360.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính số mol CO và H2.

- m↓- mCO2 = m dung dịch giảm => mCO2

- Viết PTHH. Tính toán theo PTHH.

Lời giải chi tiết :

Trắc nghiệm Bài 16. Hợp chất của cacbon - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Hợp chất của cacbon Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập tính khử của C, CO, H2 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính khử của C, CO, H2 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập muối cacbonat tác dụng với H+ - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập muối cacbonat tác dụng với H+ Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 17. Silic và hợp chất của silic - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Silic và hợp chất của silicghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 1) - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 1) Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 2) - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 2) Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết