Đề bài

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Hỗn hợp khí thu được cho lội qua nước lạnh thu được dung dịch Y và 168ml khí Z không màu (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 9,35 gam một muối. Phần trăm khối lượng AgNO3 trong X là

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Cu = 64; Ag = 108.)

  • A.

     42,86%. 

  • B.

    40,41%. 

  • C.

    57,56%. 

  • D.

    57,14%.

Phương pháp giải

Bước 1: Xác định số mol hh khí NO2 và O2

- Đặt số mol Cu(NO3)2 = x và AgNO3 = y

- Viết PTHH nhiệt phân muối nitrat.

⟹ Hỗn hợp khí gồm (2x + y) mol NO2 và (0,5x + 0,5y) mol O2.

Bước 2: Tính số mol Cu(NO3)2 và AgNO3.

- Viết PTHH hỗn hợp khí qua nước: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

→ Lập phương trình tính nO2 dư (*)

- Viết PTHH cho HNO3 tác dụng với dd NaOH: HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

→ Lập phương trình tính mmuối (**)

- Giải phương trình (*), (**) ⟹ x, y

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bước 1: Viết PTHH nhiệt phân muối nitrat.

- Đặt nCu(NO3)2 = x mol; nAgNO3 = y mol.

Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + 0,5O2

x →                            2x →    0,5x  (mol)

AgNO3 → Ag + NO2 + 0,5O2

y →                      y →   0,5y           (mol)

Hỗn hợp khí gồm (2x + y) mol NO2 và (0,5x + 0,5y) mol O2.

Bước 2: Tính số mol Cu(NO3)2 và AgNO3.

- Cho hỗn hợp khí qua nước:

4NO2       +         O2 + 2H2O → 4HNO3

(2x+y) → (0,5x+0,25y)  →       (2x+y) (mol)

+ Khí Z: nO2 dư = (0,5x + 0,5y) - (0,5x + 0,25y) = 0,25y (mol)

⟹ 0,25y = 0,168/22,4

⟹ y = 0,03 (*)

+ DD Y: HNO3 (2x + y mol)

- HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

(2x+y) →               (2x+y)           (mol)

⟹ mmuối = 85.(2x + y) = 9,35 (**)

Từ (*) và (**) ⟹ x = 0,04; y = 0,03.

Bước 3: Tính %mAgNO3

%mAgNO3 = \(\dfrac{{170.0,03}}{{188.0,04.170.0,03}}.100\% \) = 40,41%.

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong phân tử  HNO3 nguyên tử N có :

Xem lời giải >>
Bài 2 :

 HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Các tính chất hoá học của HNO3 là :

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 mà HNO3 chỉ thể hiện tính axit là :

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm :

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi ?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 1 mol chất rắn nào sau đây mà khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là lớn nhất ?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Phản ứng nhiệt phân không đúng là :

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kim loại Cu có thể bị hoà tan trong hỗn hợp dung dịch nào

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi cho kim loại Fe phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trư­ờng ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

 Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau :

NaNO3 (rắn) +  H2SO4 (đặc) →  HNO3  +  NaHSO4

Phản ứng trên xảy ra là vì :

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :

X + Y  →  không xảy ra phản ứng

X + Cu  →  không xảy ra phản ứng

Y + Cu  →  không xảy ra phản ứng

X + Y + Cu  →  xảy ra phản ứng

X, Y là muối nào dưới đây ?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho các dung dịch :

X1 : dung dịch HCl 

X2 : dung dịch KNO3 

X3 : dung dịch HCl + KNO3 

X4 : dung dịch Fe2(SO4)3 

Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là :

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho các mệnh đề sau :

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Các mệnh đề đúng là :

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho các phản ứng sau : (1) nhiệt phân Cu(NO3)2; (2) nhiệt phân NH4NO2;  (3) NH3 + O2 (t0, xt); (4) NH3 + Cl2; (5) nhiệt phân NH4Cl; (6) NH3 + CuO. Các phản ứng tạo ra được N2

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4 bằng :

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Phân biệt 5 dung dịch riêng biệt sau : NH4NO3 ; (NH4)2SO4 ; NaCl ; Mg(NO3)2 và FeCl2 bằng

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là

Xem lời giải >>