Lý thuyết Số thập phân Toán 6 Chân trời sáng tạo

Tải về

Lý thuyết Số thập phân Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn ,đầy đủ, dễ hiểu

I. Phân số thập phân và số thập phân âm

 Phân số thập phân là là phân số mà mẫu là lũy thừa của $10$.

Ví dụ:

$\dfrac{7}{{10}};\dfrac{{ - 15}}{{1000}};...$ là các phân số thập phân.

- Ta viết $ - \dfrac{{15}}{{10}} = - 1,5$ và gọi $ - 1,5$ là số thập phân âm, đọc là “ âm một phẩy năm”.

- Các số $2,3;\,\,0,24;...$gọi là các số thập phân dương, đôi khi còn được viết là $ + 2,3;\,\, + 0,24;...$

- Các số thập phân dương và các số thập phân âm gọi chung là số thập phân.

Nhận xét:

- Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập và ngược lại.

- Số thập phân gồm hai phần:

+ Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;

+ Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.

II. So sánh hai số thập phân

- Số thập phân âm nhỏ hơn $0$ và nhỏ hơn số thập phân dương

- Nếu $a,b$ là hai số thập phân dương và $a > b$ thì $ - a < - b$.

Ví dụ:

a) $2,34 < 5,21$

b) Do $2,3 > 1,5$ nên $ - 2,3 < - 1,5$.

Chú ý:

Nếu $a < b$ và $b < c$ thì $a < c$.

III. Số đối của một số thập phân

Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.

Ví dụ:

Số đối của $ - 1,5$ là $1,5$.

Số đối của $24,3$ là $ - 24,3$


Bình chọn:
3.6 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí