Lý thuyết Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia Toán 6 Chân trời sáng tạo>
Tải vềLý thuyết Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Bài 3. Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
1. Hai đường thẳng cắt nhau, song song
• Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung, ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau. Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng.
• Nếu hai đường thẳng không có điểm chung nào, ta nói rằng hai đường thẳng đó song song với nhau.
Chú ý: Từ nay về sau, khi nói hai đường thẳng mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai đường thẳng phân biệt.
2. Tia
Ta kí hiệu đường thẳng trong hình là xy. Trên đường thẳng đó ta lấy điểm O, ta có hai tia Ox và Oy.
Mỗi điểm O trên một đường thẳng chia đường thẳng đó thành hai phần, mỗi phần gọi là một tia gốc O.
Chú ý:
• Từ một điểm O kẻ một vạch thẳng về một phía của điểm O để biểu diễn một tia gốc O
• Nếu A là một điểm tùy ý trên tia Ox, ta có thể gọi tia Ox là tia OA.
• Khi viết (đọc) tia ta phải viết (đọc) gốc của tia trước.
- Trả lời hoạt động khám phá trang 77 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2
- Trả lời thực hành trang 77 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2
- Trả lời vận dụng trang 78 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2
- Giải bài 1 trang 78 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2
- Giải bài 2 trang 78 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục