Bài 1.18 trang 21 SBT hình học 10>
Giải bài 1.18 trang 21 sách bài tập hình học 10. Cho hai lực...
Đề bài
Cho hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) có điểm đặt \( O \) và tạo với nhau góc \({60^0}\). Tìm cường độ tổng hợp lực của hai lực ấy biết rằng cường độ của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) đều là \(100N\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng quy tắc hình bình hành và tính chất hình học đã biết.
Lời giải chi tiết
Cố định điểm O, dựng véc tơ \(\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {OC} = \overrightarrow {{F_2}} \).
Dựng hình bình hành \(OBAC\) ta có:
\(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OA} \) \( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} } \right| = OA\).
Xét hình bình hành \(OBAC\) có \(OB = OC = 100\) nên là hình thoi.
\( \Rightarrow OA \bot BC\) tại \(H\).
Mà \(\widehat {BOC} = {60^0}\) nên tam giác \(BOC\) đều.
Do đó BC=100 và \(BH = \frac{1}{2}BC = 50\)
Theo pitago \(OH = \sqrt {O{B^2} - B{H^2}} \) \( = \sqrt {{{100}^2} - {{50}^2}} = 50\sqrt 3 \).
Vậy cường độ của hợp lực là \(OA = 2OH = 100\sqrt 3 N\).
Loigiaihay.com
- Bài 1.19 trang 21 SBT hình học 10
- Bài 1.17 trang 21 SBT hình học 10
- Bài 1.16 trang 21 SBT hình học 10
- Bài 1.15 trang 21 SBT hình học 10
- Bài 1.14 trang 21 SBT hình học 10
>> Xem thêm