Bài 1 trang 142 SGK Sinh học 9>
Hãy lấy hai vi dụ chứng minh các cá thể trong quần thề hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
Đề bài
Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Quan hệ hỗ trợ: Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
Quan hệ cạnh tranh: Xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.
Lời giải chi tiết
Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể:
- Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, các con trâu trong đàn hỗ trợ tự vệ tốt.
- Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an toàn.
Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:
- Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.
- Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.
Loigiaihay.com
- Bài 2 trang 142 SGK Sinh học 9
- Bài 3 trang 142 SGK Sinh học 9
- Hãy trả lời các câu hỏi sau: Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao ( ví dụ vào các tháng mưa trong năm) số lượng muỗi nhiều hay ít?
- Hãy đánh dấu × vào ô trống trong bảng 47.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.
- Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
>> Xem thêm