Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 9 năm học 2020-2021 THCS Tân Tạo A


Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1: (2,0 điểm)

Quan sát hình để trả lời câu hỏi sau:

Hệ sinh thái là gì? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần nào?

Câu 2: (2,0 điểm)

Em hãy phân biệt nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây chịu hạn.

Câu 3: (1,0 điểm)

Cho biết kích thước của quần thể là số lượng cá thể có trong quần thể. Có 3 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 3 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất?

+ Quần thể A sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2.

+ Quần thể B sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2.

+ Quần thể C sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2.

Câu 4: (1,0 điểm)

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch?

a. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

b. Rận và bét sống bám vào da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.

c. Địa y sống bám trên cành cây.

d. Cây nắp ấm bắt côn trùng.

Câu 5: (4,0 điểm)

Năng lượng hạt nhân hay năng lượng nguyên tử là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Các lò phản ứng đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đầy. Chất thải phóng xạ thường là sản phẩm phụ của nhà máy điện hạt nhân.

Ngày nay, khi mà các nguồn năng lượng hóa thạch (như than đá, dầu mỏ,…) đang ngày càng cạn kiệt, con đường đứng trước thách thức phải tìm ra những nguồn năng lượng mới để thay thế. Năng lượng hạt nhân có thể nói là gần như vô tận nếu như so sánh với các loại năng lượng hóa thạch hiện nay.

Theo ủy ban nặng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl, Fukushima,… hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hòa tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích lũy vào cơ thể. Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa học độc hại đối với các mô tế bào, làm bẻ gãy các cấu trúc phân tử. Trong các trường hợp ngộ độc phóng xạ cấp tính, tủy xương là nơi tạo ra các hồng cầu máu bị hủy hoại và số lượng hồng cầu trong máu bị giảm sút. Phóng xạ dẫn đến làm biến đổi gen gây nên các dị tật bẩm sinh. Đây là một mối quan tâm lớn đối với nhân loại.

Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Các nhà máy điện hạt nhân có an toàn đối với môi trường hay không? Vì sao?

b. Ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với sinh vật như thế nào?

c. Khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt trong tương lai, ngoài thay thế bằng điện hạt nhân còn có những nguồn năng lượng sạch nào có thế thay thế?

d. Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm điện năng giúp bảo vệ môi trường?

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục,…

+ Sinh vật sản xuất là thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm, …

Câu 2:

 

Cây ưa ẩm

Cây chịu hạn

Nơi sống

Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu sáng như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động,…

Cây sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá, …

Đặc điểm cấu tạo

Có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển (nơi thiếu ánh sáng).

Có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển (nơi có nhiều ánh sáng)

Phiến lá dày, hẹp, gân lá phát triển, tầng cutin dày hoặc lá tiêu giảm biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước, cơ thể mọng nước, 

Chuyển các hoạt động sinh lí vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Ví dụ

Cây lúa, cây rêu, cây rau má,…

Cây xương rồng, cây bụi, cây phi lao,…

Câu 3:

Kích thước quần thể = diện tích môi trường sống x mật độ cá thể

Kích thước quần thể A là : 800 x 34 = 27200 cá thể.

Kích thước quần thể B là : 835x 33 = 27555 cá thể.

Kích thước quần thể C là : 3050 x 9 = 27450 cá thể.

 Vậy quần thể B sống trong môi trường có diện tích 835m2 là quần thể có kích thước lớn nhất.

Câu 4:

a. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa => Quan hệ hội sinh

b. Rận và bét sống bám vào da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò => Quan hệ kí sinh

c. Địa y sống bám trên cành cây => Quan hệ hội sinh

d. Cây nắp ấm bắt côn trùng => Sinh vật ăn sinh vật khác

Quan hệ hỗ trợ là a,c. Quan hệ đối địch là b,d.

Câu 5:

a) Các nhà máy điện hạt nhân không an toàn đối với môi trường. Chất thải phóng xạ thường là sản phẩm phụ của nhà máy điện hạt nhân. Trong trường hợp bị nổ các nhà máy hạt nhân hoặc dò rỉ phóng xạ ngấm vào nguồn nước, đất, trong không khí và từ đó đi vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hòa tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích lũy vào cơ thể.

b) Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa học độc hại đối với các mô tế bào, làm bẻ gãy các cấu trúc phân tử. Trong các trường hợp ngộ độc phóng xạ cấp tính, tủy xương là nơi tạo ra các hồng cầu máu bị hủy hoại và số lượng hồng cầu trong máu bị giảm sút. Phóng xạ dẫn đến làm biến đổi gen gây nên các dị tật bẩm sinh.

c) Khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt trong tương lai, ngoài thay thế bằng điện hạt nhân còn có những nguồn năng lượng sạch có thế thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.

d) Một số hành động tiết kiệm điện năng giúp bảo vệ môi trường:

- Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.

- Thay đổi bóng đèn thắp sáng.

- Tắt đèn khi đi ra khỏi phòng.

- Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

- Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng.

- Thay thế các thiết bị điện cũ tốn điện, sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.