Bài tập trắc nghiệm trang 235, 236 SBT Đại số và giải tích 11>
Giải bài tập trắc nghiệm trang 235, 236 sách bài tập Đại số và giải tích 11
Chọn đáp án đúng
23
Chọn khoảng thích hợp sau đây để hàm số y = sin2x có giá trị dương:
A. (0; π) B. (π/2; π)
C. (-π/2; 0) D. (0; π/2)
Lời giải chi tiết:
Đáp án A: \(x \in \left( {0;\pi } \right) \Rightarrow 2x \in \left( {0;2\pi } \right)\)
Do đó \(\sin 2x\) có thể âm cũng có thể dương (loại A).
Đáp án B: \(x \in \left( {\frac{\pi }{2};\pi } \right) \Rightarrow 2x \in \left( {\pi ;2\pi } \right)\)
Do đó \(\sin 2x < 0\) (loại B).
Đáp án C: \(x \in \left( { - \frac{\pi }{2};0} \right) \Rightarrow 2x \in \left( { - \pi ;0} \right)\)
Do đó \(\sin 2x < 0\) (loại C).
Đáp án D: \(x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right) \Rightarrow 2x \in \left( {0;\pi } \right)\)
Do đó \(\sin 2x > 0\) (chọn D).
Cách khác:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\sin 2x > 0\\ \Leftrightarrow 2x \in \left( {k2\pi ;\pi + k2\pi } \right)\\ \Leftrightarrow x \in \left( {k\pi ;\frac{\pi }{2} + k\pi } \right)\end{array}\)
Với \(k = 0\) ta được khoảng \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\) là khoảng làm cho \(y = \sin 2x\) mang giá trị dương.
Chọn đáp án: D
24
Số nghiệm thuộc đoạn [0; π] của phương trình \(\frac{{1 - \cos 6x}}{{\sin x}} = 0\) là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Lời giải chi tiết:
Điều kiện \(\sin x \ne 0\)\( \Leftrightarrow \) x ≠ kπ.
Khi đó,
\(\begin{array}{l}\frac{{1 - \cos 6x}}{{\sin x}} = 0\\ \Rightarrow 1 - \cos 6x = 0\\ \Leftrightarrow \cos 6x = 1\\ \Leftrightarrow 6x = k2\pi \\ \Leftrightarrow x = \frac{{k\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}\end{array}\)
Với \(x \in \left[ {0;\pi } \right]\) thì \(0 \le \frac{{k\pi }}{3} \le \pi \Leftrightarrow 0 \le k \le 3\)
Do \(k \in \mathbb{Z}\) nên \(k \in \left\{ {0,1,2,3} \right\}\)
Với \(k = 0\) thì \(x = 0\left( {KTM} \right)\)
Với \(k = 1\) thì \(x = \frac{\pi }{3}\left( {TM} \right)\)
Với \(k = 2\) thì \(x = \frac{{2\pi }}{3}\left( {TM} \right)\)
Với \(k = 3\) thì \(x = \pi \left( {KTM} \right)\)
Vậy pt có 2 nghiệm trên đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\).
Chọn đáp án: C
25
Số có ba chữ số khác nhau được lập từ 5 chữ số 1; 2; 3; 4; 5 là:
A. 10 B. 60 C. 65 D. 30
Lời giải chi tiết:
Mỗi số lập được là một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử.
Số các số cần tìm là \(A_5^3 = 60\) số.
Chọn đáp án: B
26
Cho cấp số cộng có u12 = 17, S12 = 72. Số hạng u1 là:
A. 5 B. 7 C. -5 D. 10
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \({S_n} = \frac{{n\left( {{u_1} + {u_n}} \right)}}{2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}{S_{12}} = 72 \Leftrightarrow \frac{{12\left( {{u_1} + {u_{12}}} \right)}}{2} = 72\\ \Leftrightarrow \frac{{12\left( {{u_1} + 17} \right)}}{2} = 72\\ \Leftrightarrow {u_1} + 17 = 12\\ \Leftrightarrow {u_1} = - 5\end{array}\)
Chọn đáp án: C
27
Cho cấp số nhân u1; u4 = 2/27. Công bội q của cấp số trên là:
A. 1/2 B. 1/3 C. 2/3 D. 1/27
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \({u_n} = {u_1}{q^{n - 1}}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}{u_4} = {u_1}{q^3}\\ \Rightarrow \frac{2}{{27}} = 2.{q^3}\\ \Leftrightarrow {q^3} = \frac{1}{{27}}\\ \Leftrightarrow q = \frac{1}{3}\end{array}\)
Chọn đáp án: B
28
Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \frac{\pi }{2}} \frac{{\sin \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right)}}{{2x - \pi }}\) bằng:
A. 0 B. -1 C. 1/2 D. 2
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to \frac{\pi }{2}} \frac{{\sin \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right)}}{{2x - \pi }}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to \frac{\pi }{2}} \frac{{\sin \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right)}}{{2\left( {x - \frac{\pi }{2}} \right)}}\\ = \frac{1}{2}\mathop {\lim }\limits_{x \to \frac{\pi }{2}} \frac{{\sin \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right)}}{{x - \frac{\pi }{2}}}\\ = \frac{1}{2}.1\\ = \frac{1}{2}\end{array}\)
Chọn đáp án: C
29
Cho hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}}\,voi\,x \ne 1\\m\,voi\,x = 1\end{array} \right.\)
Hàm số liên tục tại x = 1 khi m bằng:
A. 3 B. 1 C. 0 D. -1
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(y = f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}}\,voi\,x \ne 1\\m\,voi\,x = 1\end{array} \right.\)
\(f\left( 1 \right) = m\)
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{x - 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x - 2} \right) = - 1\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại \(x = 1\) thì \(f\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) \Leftrightarrow m = - 1\).
Vậy \(m = - 1\).
Chọn đáp án: D
30
Cho hàm số \(y = \frac{{{x^3}}}{3} - 2{x^2} + 1\) có đồ thị (C). Gọi A là một điểm thuộc (C) có hoành độ x0 = 1. Tiếp tuyến của (C) tại A song song với đường thẳng nào dưới đây?
A. x = -3 B. y = -3
C. -3x + y - 1 = 0 D. 3x + y - 1 = 0
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(y' = {x^2} - 4x\).
Với \({x_0} = 1\) thì \({y_0} = \frac{1}{3}{.1^3} - {2.1^2} + 1 = - \frac{2}{3}\) và \(y'\left( 1 \right) = {1^2} - 4.1 = - 3\).
Phương trình tiếp tuyến tại \(A\left( {1; - \frac{2}{3}} \right)\) có phương trình:
\(\begin{array}{l}y + \frac{2}{3} = - 3\left( {x - 1} \right)\\ \Leftrightarrow y = - 3x + \frac{7}{3}\\ \Leftrightarrow 3x + y - \frac{7}{3} = 0\end{array}\)
Đối chiếu các đáp án ta thấy D thỏa mãn.
Chọn đáp án: D
Loigiaihay.com
- Bài 22 trang 235 SBT đại số và giải tích 11
- Bài 21 trang 235 SBT đại số và giải tích 11
- Bài 20 trang 234 SBT đại số và giải tích 11
- Bài 19 trang 234 SBT đại số và giải tích 11
- Bài 18 trang 234 SBT đại số và giải tích 11
>> Xem thêm