Bài 1.42 trang 18 SBT đại số 10>
Giải bài 1.42 trang 18 sách bài tập đại số 10. Dùng kí hiệu để viết mệnh đề sau rồi lập mệnh đề phủ định và xét tính đúng sai của mệnh đề đó....
Dùng kí hiệu \(\forall \) và \(\exists \) để viết mệnh đề sau rồi lập mệnh đề phủ định và xét tính đúng sai của mệnh đề đó.
LG a
Mọi số thực cộng với số đối của nó đều bằng \(0\).
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về mệnh đề phủ định và ký hiệu \(\forall \) và \(\exists \) để làm bài tập.
Lời giải chi tiết:
\( \forall x \in R:x + ( - x) = 0\) (đúng).
Phủ định \(\exists x \in R:x + ( - x) \ne 0\) (sai).
LG b
Mọi số thực khác 0 nhân với nghịch đảo của nó đều bằng \(1\).
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về mệnh đề phủ định và ký hiệu \(\forall \) và \(\exists \) để làm bài tập.
Lời giải chi tiết:
\(\forall x \in R\backslash {\rm{\{ }}0\} :x.\frac{1}{x} = 1\) (đúng).
Phủ định là \(\exists x \in R\backslash {\rm{\{ }}0\} :x.\frac{1}{x} \ne 1\) (sai).
LG c
Có một số thực bằng số đối của nó.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về mệnh đề phủ định và ký hiệu \(\forall \) và \(\exists \) để làm bài tập.
Lời giải chi tiết:
\(\exists x \in R:x = - x\) (đúng)
Phủ định là \(\forall x \in R:x \ne - x\) (sai)
Loigiaihay.com
- Bài 1.43 trang 18 SBT đại số 10
- Bài 1.44 trang 19 SBT đại số 10
- Bài 1.45 trang 19 SBT đại số 10
- Bài 1.46 trang 19 SBT đại số 10
- Bài 1.47 trang 19 SBT đại số 10
>> Xem thêm