Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Học kì 1 - Sinh học 9


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Học kì 1 - Sinh học 9

Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Khi cho hai cây cà chua thuần chủng: quả đỏ ×  quả vàng. F1 thu được toàn quả đỏ. Cho 1 tự thụ phấn thì F1 thu được:

A. Toàn quả đỏ.                  B. Toàn quả vàng.

C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng    D.  3 quả đỏ : 1 quả vàng.

2. Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc nào sau đây ?

A. Cấu trúc bậc 1              

B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3.           

D.  Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

3. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?

A. Tế bào sinh dưỡng        B. Hợp tử

C. tế bào xô-ma                  D.  Giao tử

4. Phân tử ADN tự nhân đôi theo nhũng nguyên tắc nào ?

A. Nguyên tắc khuôn mẫu.                                                           

B. Nguyên tắc bổ sung

C. Nguyên tắc bán bảo toàn.                                                         

D.  Câu A, B đều đúng.

E. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 2 . Hoàn thành bảng sau:

Sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.

Nguyên phân

giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (2n)

-………

-……..

- gồm 2 lần phân bào và 1 lần NST tự nhân đôi.

- tao ra .. . tế bào con có bộ NST như bố mẹ

- tao ra .... tế bào con có bộ NST….

- có 1 lần NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo

Có…… NST tâp trung ờ măt phăng xích đạo

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Cơ chế NST xác định giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra là xấp xỉ 1 : 1? Việc sinh con trai hay con gái có phải do người mẹ quyết định không? Vì sao?

 Câu 2 .Điền nội dung phù hợp vào những ô trống trong bảng: so sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn.

Đc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 (Aa) 

 

 

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

 

 

Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp: 

 

 

Câu 3 . Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 Câu 1 .

1

2

3

4

D

D

D

E

Câu 2 . Sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (2n)

Xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín

Gồm một lần phân bào và một lần NST tự nhân đôi

Gồm 2 lần phân bào và 1 lần NST tự nhân đôi

Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như bố mẹ

Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và khác nhau về nguồn gốc.

Có 1 lần NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo

Có 2 lần NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. * Cơ chế xác định giới tính ở người:

Ở người: + con trai có cặp NST giới tính XY

+ con gái có cặp NST giới tính XX

Khi giảm phân hình thành giao tử, con trai cho 2 loại giao tử (2 loại tinh trùng) X và Y mỗi loại chiếm 50%; con gái cho 1 loại giao tử (trứng) X.

Khi thụ tinh có sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 tổ hợp giao tử XY và XX với tỉ lệ 1 : 1.

Sơ đồ: 

P:         XY  ×  XX

Gp:      X, Y       X

F1 :     1 XY : 1 XX

1 trai   : 1 gái

* Theo tỉ thuyết thì ti lệ trai: gái là 1 : 1, tỉ lệ thực tế ở giai đoạn bào thai là 114 trai : 100 gái; ở tuổi sơ sinh 105 trai : 100 gái; ở khoảng 10 tuổi tỉ lệ này là 100 : 100; đến tuổi già số cụ bà nhiều hơn cụ ông. Vì vậy có thể nói tỉ lệ trai : gái xấp xỉ 1 : l.

* Việc sinh con trai hay con gái không phải do người mẹ quyết định vì người mẹ chỉ có 1 loại trứng mang NST X.

 Câu 2 . Điền nội dung phù hợp vào những ô trống trong bảng:

So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn.

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 (Aa) 

Giống một bên bố hoặc mẹ

Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

3 trội : 1 lặn

1 trội : 2 trung gian : 1 lặn

Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp: 

Cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen

Không cần dùng phép lai phân tích

Câu 3 . Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.

Đại phân tử

Cấu trúc

Chức năng

AND

- chuỗi xoan kép

- 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X

- lưu giữ thông tin di truyền

- truyền đạt thông tin di truyền

ARN

- chuỗi xoắn đơn

- 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X

- mARN truyền đạt thông tin di truyền

- tARN vận chuyên axit amin

- rARN tham gia cấu trúc ribôxôm

 

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí