Câu 4.56 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao>
a) Trong mặt phẳng phức cho điểm A biểu diễn số phức
LG a
Trong mặt phẳng phức cho điểm A biểu diễn số phức \(\omega \). Chứng minh rằng phép biến đổi của mặt phẳng phức biến điểm biểu diễn số phức z tùy ý thành biểu diễn số phức z’ sao cho \(z' - \omega = i\left( {z - \omega } \right)\) là phép quay tâm A góc quay \({\pi \over 2}\)
Giải chi tiết:
M là điểm biểu diễn số phức z, M’ là điểm biểu diễn số phức z’.
Khi M trùng với A tức là \(z = \omega \) thì \(z' = \omega \) nên A biến thành chính nó. Khi M không trung với A thì \(\left| {\overrightarrow {AM'} } \right| = \left| {z' - \omega } \right| = \left| i \right|\left| {z - \omega } \right| = \left| {z - \omega } \right| = \left| {\overrightarrow {AM} } \right|\) và một acgumen của \({{z' - \omega } \over {z - \omega }} = i\) là số đo góc lượng giác (AM,AM') nên góc này là \({\pi \over 2}\). Từ đó phép biến đổi đang xét là phép quay tâm A, góc quay \({\pi \over 2}\)
LG b
Giả sử ba đỉnh A, B, C của tam giác ABC trong mặt phẳng phức theo thứ tự biểu diễn các số \(\alpha ,\beta ,\gamma \). Gọi P, Q theo thứ tự là tâm các hình vuông dựng bên ngoài ABC trên các cạnh AB, AC và gọi N là trung điểm của BC. Tìm các số phức biểu diễn bởi các vectơ \(\overrightarrow {NQ} ,\overrightarrow {NP} \) rồi chứng minh NQP là tam giác vuông cân.
Giải chi tiết:
(h.4.15) Giả sử ta đi dọc chu vi tam giác ABC theo ngược chiều quay kim đồng hồ. Khi đó Q là ảnh của C qua phép quay tâm là trung điểm của CA góc quay \({\pi \over 2}\) nên nếu kí hiệu q là số phức biểu diễn bởi điểm Q thì theo câu a) ta có
\(q - {{\gamma + \alpha } \over 2} = i\left( {\gamma - {{\gamma + \alpha } \over 2}} \right)\)
Từ đó
\(q = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\gamma + \left( {1 - i} \right)\alpha } \right]\)
Đổi \(\alpha \) thành \(\beta \), \(\gamma \) thành \(\alpha \), ta suy ra p biểu diễn bởi P là
\(p = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\alpha + \left( {1 - i} \right)\beta } \right]\)
Vậy \(\overrightarrow {NP} \) biểu diễn số phức \(p - {1 \over 2}\left( {\beta + \gamma } \right) = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\alpha - i\beta - \gamma } \right]\) và \(\overrightarrow {NQ} \) biểu diễn số phức
\(q - {1 \over 2}\left( {\beta + \gamma } \right) = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 - i} \right)\alpha - \beta + i\gamma } \right]\). Rõ ràng \(i,{1 \over 2}\left[ {\left( {1 - i} \right)\alpha - \beta + i\gamma } \right] = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\alpha - i\beta - \gamma } \right]\), nên suy ra \(NQ = NP\) và \(\overrightarrow {NQ},\overrightarrow {NP} \) vuông góc (h.4.15)
Loigiaihay.com
- Câu 4.55 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 4.54 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 4.53 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 4.52 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 4.51 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
>> Xem thêm
- Bài 1.1 trang 10 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 trang 16 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 trang 67 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Câu 4.25 trang 181 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 23 trang 211 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao