Bài 1.11 trang 12 SBT Giải tích 12 Nâng cao>
Giải bài 1.11 trang 12 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao. Cho hàm số ...
Cho hàm số \(f(x) = 2{x^2}\sqrt {x - 2} \)
LG a
Chứng minh rằng hàm số f đồng biến trên nửa khoảng \({\rm{[}}2; + \infty )\)
Lời giải chi tiết:
Hàm số xác định và liên tục trên nửa khoảng \(\left[ {2; + \infty } \right).\)
\(f'(x) = 2\left( {2x\sqrt {x - 2} + {{{x^2}} \over {2\sqrt {x - 2} }}} \right)\)
\(= {{x(5x - 8)} \over {\sqrt {x - 2} }} > 0\) với mọi \(x \in \left[ {2; + \infty } \right).\)
Do đó hàm số đồng biến trên nửa khoảng \(\left[ {2; + \infty } \right).\)
LG b
Chứng minh rằng phương trình \(2{x^2}\sqrt {x - 2} = 11\) có một nghiệm duy nhất.
Lời giải chi tiết:
Hàm số liên tục trên đoạn \(\left[ {2;3} \right],f(2) = 0,f(3) = 18\) vì 0 < 11 < 18 nên theo định lí về giá trị trung gian của hàm số liên tục, tồn tại số thực.
\(c \in \left( {2;3} \right)\) sao cho f(c)= 11.
Số thực c là một nghiệm của phương trình đã cho.
Vì hàm số f đồng biến trên \(\left[ {2; + \infty } \right)\) nên c là nghiệm duy nhất của phương trình.
Loigiaihay.com
- Bài 1.12 trang 12 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.13 trang 12 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.14 trang 12 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.15 trang 12 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.10 trang 11 SBT Giải tích 12 Nâng cao
>> Xem thêm
- Bài 1.1 trang 10 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 trang 16 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 trang 67 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Câu 4.25 trang 181 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 23 trang 211 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao