Lý thuyết phép thử và biến cố


Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả

I. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

1. Phép thử ngẫu nhiên

Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, tuy nhiên có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.

Trong "Xác suất" ở trường phổ thông, ta chỉ xét những phép thử ngẫu nhiên có hữu hạn các kết quả có thể có.

Sau đây, ta sẽ gọi tắt phép thử ngẫu nhiên là phép thử.

2. Không gian mẫu

Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử TT được gọi là không gian mẫu của phép thử TT và kí hiệu là Ω.

Ví dụ:

Gieo một con súc sắc thì đây là môt phép thử.

Không gian mẫu Ω={1;2;3;4;5;6}Ω={1;2;3;4;5;6}.

II. Biến cố

1. Định nghĩa

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử TT.

a) Nếu AA là tập con của Ω thì ta nói AA là biến cố (liên quan đến phép thử TT).

b) Trong kết quả của việc thực hiện phép thử TT, nếu có một phần tử của biến cố xảy ra thì ta nói "biến cố AA xảy ra".

Ví dụ:

Gieo một con súc sắc thì đây là môt phép thử.

Không gian mẫu Ω={1;2;3;4;5;6}Ω={1;2;3;4;5;6}.

Gọi AA là biến cố: “Các mặt xuất hiện chẵn chấm”.

Khi đó A={2;4;6}A={2;4;6}.

2. Biến cố không thể và biến cố chắc chắn

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử TT, ta có các định nghĩa sau:

a) Biến cố AA được gọi là biến cố ngẫu nhiên (liên quan đến phép thử TT), nếu như AA khác rỗng và AA là tập con thực sự của Ω.

b) Tập rỗng được gọi là biến cố không thể (liên quan đến phép thử TT) (gọi tắt là biến cố không).

c) Tập Ω được gọi là biến cố chắc chắn (liên quan đến phép thử TT).

3. Các quan hệ và các phép toán trên các biến cố (liên quan đến cùng một phép thử)

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử TT; A,B,CA,B,C là các biến cố cùng liên quan đến phép thử TT, ta có các định nghĩa và các kết quả sau:

3.1 Hai biến cố đồng nhất

Định nghĩa:

Hai biến cố AABB là đồng nhất với nhau khi và chỉ khi "Tập AA bằng tập BB"

Chú ý: Từ định nghĩa trực tiếp suy ra rằng hai biến cố AABB đồng nhất với nhau khi và chỉ khi chúng đồng thời xảy ra hoặc đồng thời cùng không xảy ra, mỗi khi phép thử TT được thực hiện.

Kí hiệu: A=BA=B.

3.2 Hợp và giao của các biến cố

Giả sử A,BA,B là hai biến cố có liên quan đến một phép thử. Ta có định nghĩa sau:

+) Tập ABAB được gọi là hợp của các biến cố AABB.

ABAB xảy ra khi và chỉ khi AA xảy ra hoặc BB xảy ra.

+) Tập ABAB được gọi là giao của các biến cố AABB.

ABAB xảy ra khi và chỉ khi AABB đồng thời xảy ra.

Biến cố ABAB còn được viết là A.BA.B.

3.3 Hai biến cố xung khắc

Hai biến cố AABB là xung khắc với nhau khi và chỉ khi chúng không khi nào cùng xảy ra hay AB=AB=.

3.4 Biến cố đối

Định nghĩa:

Nếu AA là biến cố liên quan đến phép thử TT thì tập Ω AA cũng là một biến cố liên quan đến phép thử TT và được gọi là biến cố đối của biến cố AA, kí hiệu là ¯A¯¯¯¯A .

Chú ý:

Từ định nghĩa trực tiếp suy ra:

a) ¯A¯¯¯¯A = "Không xảy ra biến cố AA". Từ đó ta có:

(¯A¯¯¯¯A xảy ra) ⇔ (AA không xảy ra).

b) ¯A¯¯¯¯A là phần bù của AA trong Ω.

c) BB là biến cố đối của biến cố AA thì AA là biến cố đối của biến cố BB (AABB là hai biến cố đối nhau). Đồng thời ta có:

( AA và  BB là hai biến cố đối nhau)  ⇔ {AB=ΩAB=ϕ.

Ví dụ:

Gieo một con súc sắc thì đây là môt phép thử.

Không gian mẫu Ω={1;2;3;4;5;6}.

Gọi A là biến cố: “Các mặt xuất hiện chẵn chấm”.

Khi đó A={2;4;6}.

Gọi B là biến cố: “Các mặt xuất hiện lẻ chấm”.

Khi đó B={1;3;5}.

Dễ thấy:

AB=ΩAB= nên AB là các biến cố đối của nhau.



Bình chọn:
4.2 trên 15 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.