Giải bài 8.20 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d...
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A , B và C.
Câu a
Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho?
Phương pháp giải:
- Kẻ đường thẳng DE.
- Tìm các đường thẳng đi qua D và 1 điểm trên d, các đường thẳng đi qua E và 1 điểm trên d.
Lời giải chi tiết:
Ta cần tìm các đường thẳng đi qua 5 điểm A, B, C, D, E.
Ta đã có 2 đường thẳng là DE và d (đường thẳng đi qua A, B, C).
Đường thẳng đi qua D và 1 điểm trên d là: DA, DB, DC.
Đường thẳng đi qua E và 1 điểm trên d là: EA, EB, EC.
Vậy có 8 đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho: DE, d, DA, DB, DC, EA, EB, EC.
Câu b
Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng. Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không?
Phương pháp giải:
- Điểm G là điểm chung của hai đường thẳng.
- Hai đường thẳng không có điểm chung là hai đường thẳng song song.
Lời giải chi tiết:
Ta cần tìm điểm G nằm trên d và D, E, G thẳng hàng. Khi đó G là điểm chung của DE và d. Hay G là giao điểm của DE và d.
Không phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế này, điểm G tồn tại khi đường thẳng DE cắt d. Khi DE và d song song với nhau thì không tồn tại điểm G.
- Giải bài 8.21 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 8.22 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 8.23 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 8.24 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 8.19 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay