CHƯƠNG VI. Hình học phẳng - SBT

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Bài 21 trang 92 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho 5 đường thẳng song song với nhau và 6 đường thẳng khác cũng song song với nhau đồng thời cắt 5 đường thẳng đã cho. Hãy xác định số giao điểm của chúng.

Xem lời giải

Bài 22 trang 92 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho n điểm phân biệt, trong đó có đúng 7 điểm thẳng hàng, ngoài ra không có 3 điểm nào khác thẳng hàng. Cứ qua 2 điểm ta vẽ được một đường thẳng. Có tất cả 211 đường thẳng. Tính n.

Xem lời giải

Bài 23 trang 92 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho 20 điểm phân biệt, trong đó có đúng 6 điểm thẳng hàng, ngoài ra không có 3 điềm nào thẳng hàng. Cứ qua 2 điểm ta vẽ được một đường thẳng. Hỏi từ 20 điểm đó vẽ được tất cả bao nhiêu đường thẳng?

Xem lời giải

Bài 24 trang 92 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Tìm trong thực tế các hình ảnh gợi về: a) Hai đuờng thẳng song song; b) Hai đường thẳng cắt nhau.

Xem lời giải

Bài 25 trang 94 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

a) Quan sát Hình 22. Hãy tính số đoạn thẳng trên đường thẳng a và kể tên các đoạn thẳng đó. b) Quan sát Hình 23. Hãy tính số đoạn thắng trên đường thẳng a và kể tên các đoạn thẳng đó.

Xem lời giải

Bài 26 trang 94 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

a) Cho 5 điểm A, B, C, D, E, trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng, cứ qua 2 điểm vẽ một đoạn thẳng. Vẽ được tất cả bao nhiêu đoạn thẳng? Kết quả thay đổi thế nào nếu 5 điểm A, B, C, D, E thẳng hàng? b) Cho trước một số điểm, cứ qua 2 điểm vẽ một đoạn thẳng. Có tất cả 15 đoạn thằng. Tính số điếm cho trước.

Xem lời giải

Bài 27 trang 94 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho đoạn thẳng MN và điểm K. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? a) Nếu KM = KN thì K là trung điểm của đoạn thẳng MN. b) Nếu MK + KN = MN thì K là trung điểm của đoạn thẳng MN. c) Nếu MK + KN = MN và KM= KN thì K là trung điểm của đoạn thẳng MN.

Xem lời giải

Bài 28 trang 94 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Quan sát Hình 24 và đọc tên trung điểm của các đoạn thẳng:

Xem lời giải

Bài 29 trang 94 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Quan sát, so sánh độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC, CD ở hình 25 rồi điền vào ? để hoàn thành các phát biểu sau: a) Điểm A không là trung điểm của đoạn thẳng BC vì ?. b) Điểm C không là trung điểm của đoạn thẳng ? vì C không thuộc đoạn thẳng ?. c) Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng ? vì ?.

Xem lời giải

Bài 30 trang 95 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm và trung điểm C của đoạn thẳng đó. b) Vẽ các điểm P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AC và CB c) Tính độ dài các đoạn thẳng AP, QB và PQ.

Xem lời giải

Bài 31 trang 95 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho đoạn thẳng AB có độ dài 18 cm và trung điểm C của đoạn thẳng đó. Lấy điểm D thuộc đoạn thẳng CA và điểm E thuộc đoạn thẳng CB sao cho (AD = BE = 4,cm). Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng DE không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 32 trang 95 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Vẽ đoạn thẳng AB = 9 cm. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho (AC = 6cm). Lấy điểm N nằm giữa A và sao cho C có là trung điểm của đoạn thẳng BN. a) Tính NC và NB b) Chứng tỏ N là trung điểm của đoạn thẳng AC

Xem lời giải

Bài 33 trang 96 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? a) Hai tia chung gốc Kp, Kg tạo thành đường thẳng pg gọi là hai tia đối nhau. b) Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc. c) Hai tia có chung điểm gốc thì đối nhau.

Xem lời giải

Bài 34 trang 96 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

a) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: đường thẳng xy với điểm A nằm trên xy, điểm M thuộc tia Ax, điểm N thuộc tia Ay. b) Viết tên một cặp tia đối gốc M. c) Viết tên một cặp tia trùng nhau gốc A

Xem lời giải

Bài 35 trang 96 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho điểm M nằm trên tia AB. a) Hai điểm B, M nằm cùng phía hay khác phía đối với điểm A? b) Có thể khẳng định: “Điểm M luôn nằm giữa hai điểm A, B” không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 36 trang 97 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

a) Hãy kể tên hai tia chung gốc Q trong Hình 31. b) Hai tia Pd và PN có trùng nhau không? c) Hai tia MP và Mb có là hai tia đối nhau không? d) Điểm P nằm giữa hai điểm N, Q hay nằm giữa hai điểm M, Q?

Xem lời giải

Bài 37 trang 97 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A thuộc tia Ox, OA = 6 cm. Lấy điểm B và C thuộc tia Oy sao cho OB = 6 cm và OC = 11 cm. Chứng tỏ rằng: a) O là trung điểm của đoạn thằng AB. b) Độ dài đoạn thẳng AC bằng 17 cm.

Xem lời giải

Bài 38 trang 97 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau: a) Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng và hai tia AB, AC. b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại N không nằm giữa B và C. c) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại M nằm giữa B và C.

Xem lời giải

Bài 39 trang 97 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho ba điểm A, B, C. Khi nào: a) Hai tia BA, BC đối nhau? b) Hai tia CA,CB trùng nhau? c) Hai tia AB, AC không trùng nhau và cũng không đối nhau?

Xem lời giải

Bài 40 trang 97 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2

Cho các điểm A_1,A_2,...,A_2000 phân biệt cùng thuộc một đường thằng. Có bao nhiêu cặp tia đối nhau? (Các tia trùng nhau tính là một tia)

Xem lời giải

Xem thêm

Bài viết được xem nhiều nhất