Bài 38 trang 62 SBT Hình học 12 Nâng cao>
Giải bài 38 trang 62 sách bài tập Hình học 12 Nâng cao. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC ...
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A, \(\widehat B\) = 600. Biết rằng có một hình nón nội tiếp hình chóp đã cho với bán kính đáy là r, góc giữa đường sinh và đáy hình nón là \(\beta .\)
LG 1
Tính diện tích xung quanh và thể tích hình nón.
Lời giải chi tiết:
Đáy hình nón trong bài toán là đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Đường cao hình nón là SO (S là đỉnh của hình chóp ).
Gọi I là điểm tiếp xúc của BC với đường tròn nội tiếp \(\Delta ABC\) thì \(OI \bot BC\) và \(SI \bot BC\) nên \(\widehat {SIO}\) =\(\beta .\)
Khi đó, chiều cao hình nón là
\(h = SO = OI\tan \beta = r\tan \beta ,\)
Độ dài đường sinh hình nón là
\(l = SI = {{OI} \over {\cos \beta }} = {r \over {\cos \beta }}.\)
Vậy diện tích xung quanh của hình nón là
\({S_1} = \pi rl = \pi r.{r \over {\cos \beta }} = {{\pi {r^2}} \over {\cos \beta }}.\)
Thể tích hình nón là
\({V_1} = {1 \over 3}\pi {r^2}h = {1 \over 3}\pi {r^2}.r.\tan \beta = {1 \over 3}\pi {r^3}\tan \beta .\)
LG 2
Tính diện tích xung quanh và thể tích hình chóp.
Lời giải chi tiết:
Dễ thấy ba đường cao của ba mặt bên hình chóp S.ABC bằng nhau và cùng bằng SI.
Diện tích xung quanh của hình chóp là
\({S_2} = {1 \over 2}\left( {AB + AC + BC} \right).SI\)
Mặt khác \(AC = AB\sqrt 3 ,BC = 2AB,\)
\(\eqalign{ & {S_{\Delta ABC}} = {1 \over 2}AB.AC = {1 \over 2}A{B^2}\sqrt 3 , \cr & {S_{\Delta ABC}}= {1 \over 2}\left( {AB + AC + BC} \right).r \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,= {1 \over 2}\left( {3 + \sqrt 3 } \right).AB.r. \cr} \)
Từ đó \(AB = \left( {\sqrt 3 + 1} \right)r.\)
Vậy diện tích xung quanh của hình chóp S.ABC là
\(\eqalign{ & {S_2} = {1 \over 2}\left( {3 + \sqrt 3 } \right)AB.SI \cr&\;\;\;\;\;= {1 \over 2}\left( {3 + \sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt 3 + 1} \right)r.{r \over {\cos \beta }} \cr & \;\;\;\;\;= {{\sqrt 3 } \over 2}{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)^2}{{{r^2}} \over {\cos \beta }}. \cr} \)
Thể tích hình chóp S.ABC là
\({V_2} = {1 \over 3}.{1 \over 2}AB.AC.SO = {{\sqrt 3 } \over 6}A{B^2}.SO,\) từ đó
\(\eqalign{ {V_2} &= {{\sqrt 3 } \over 6}{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)^2}{r^2}.r\tan \beta \cr & = {{\sqrt 3 } \over 6}{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)^2}{r^3}\tan \beta . \cr} \)
Loigiaihay.com
- Bài 39 trang 62 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 40 trang 62 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 41 trang 62 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 42 trang 62 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 43 trang 62 SBT Hình học 12 Nâng cao
>> Xem thêm
- Bài 1.1 trang 10 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 trang 16 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 trang 67 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Câu 4.25 trang 181 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 23 trang 211 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao