

Hãy viết một đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình>
Tải vềLà một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được nguồn gốc, xuất thân của mình
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN...
Dàn ý
1. Mở bài:
- Tự giới thiệu về bản thân: chiếc bánh chưng, thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam.
- Gợi chuyện để kể về nguồn gốc của mình và bánh giầy.
2. Thân bài:
- Chuyện Vua Hùng muốn tìm người nối ngôi và cách lựa chọn của nhà vua.
- Chuyện các lang làm các món cao lương mĩ vị, nem công chả phượng để dâng lên vua cha.
- Chuyện về số phận thiệt thòi của Lang Liêu.
- Chuyện Lang Liêu nằm mộng được Bụt dạy cách làm loại bánh mới.
- Chuyện Lang Liêu làm bánh dâng vua. Cách thức làm bánh cụ thể.
- Chuyện vua Hùng chọn các món ăn của các lang và ngợi khen, chỉ ra ý nghĩa rồi đặt tên cho bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu.
3. Kết bài:
- Lang Liêu được chọn nốì ngôi vua; bánh chưng, bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong các ngày lễ Tết của dân tộc và là một món ăn ngon trong ngày thường.
- Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy trong thời hiện đại.
Bài mẫu 1
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được nguồn gốc, xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết chọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là không biết làm gì, tôi được một vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được chuyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Bài mẫu 2
Từ xa xưa ở vương quốc nọ chúng tôi được sinh ra. Đó là trong một cuộc thi đoạt ngôi vua của vương quốc đó. Vua cha nói với tất cả những đứa con rằng: "Hãy mang về cho ta những món ăn hiếm có và ngon về đây ta sẽ người đó làm vua''. Trong số nhỮng người con trai thì có một anh chàng con vua tên là Lang Liêu và cũng là người làm ra chúng tôi bánh chưng và bánh giầy. Anh Lang Liêu nhà nghèo không có đủ gạo mà ăn huống chi thi thố ẩm thực. Song điều thần bí mới thật sự bắt đầu. Một hôm anh nằm mơ thấy một bà tiên mách bảo về hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất chỉ làm từ gạo. Sau đó, anh ấy đã tiến hành thực hiện và dâng chúng tôi cho nhà vua thưởng thức. Vua rất hài lòng và Lang Liêu đã trở thành vị vua Hùng Vương đời tiếp theo. Từ đó chúng tôi được đặt tên là bánh chưng và bánh giầy.
Bài mẫu 3
Ta là Bánh Chưng, còn kia là anh em ta – Bánh Giầy. Chúng ta sinh ra từ trí tuệ và lòng hiếu thảo của Lang Liêu trong một cuộc thi do vua Hùng tổ chức. Khi các hoàng tử khác dâng lên những món cao lương mỹ vị, Lang Liêu chỉ dùng gạo nếp – thứ quý giá nhất của người nông dân – để làm ra hai loại bánh mang ý nghĩa sâu sắc. Ta, Bánh Chưng, vuông vắn như đất mẹ, bên ngoài được gói bằng lá dong xanh, bên trong có gạo nếp dẻo thơm, đậu xanh bùi bùi và thịt béo ngậy, tượng trưng cho sự đầy đủ, no ấm. Còn Bánh Giầy, tròn trịa, trắng tinh, tượng trưng cho bầu trời cao rộng. Nhà vua khen ngợi sự sáng tạo của Lang Liêu và quyết định chọn chúng ta làm lễ vật cúng tổ tiên trong những dịp Tết. Từ đó, mỗi khi xuân về, ta và Bánh Giầy lại xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết, nhắc nhở con cháu muôn đời về đạo lý uống nước nhớ nguồn và tình cảm thiêng liêng với tổ tiên.


- Em hãy viết đoạn văn nêu ra ý nghĩa của yếu tố thần kỳ trong “Bánh chưng bánh giầy”
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa phong tục gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến xuân về
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Từ văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”.
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ