Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng lớp 6>
Mượn cảnh để tả tình hay thổ lộ tình cảm là cách người xưa thường hay làm. Qua một cảnh vật, họ gửi gắm vào trong đó biết bao nỗi niềm. Ca dao, dân ca là một phương thức để tác giả dân gian bày tỏ tình cảm của mình.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Mượn cảnh để tả tình hay thổ lộ tình cảm là cách người xưa thường hay làm. Qua một cảnh vật, họ gửi gắm vào trong đó biết bao nỗi niềm. Ca dao, dân ca là một phương thức để tác giả dân gian bày tỏ tình cảm của mình. Những bài ca dao dân ca thường được viết có quy luật hoặc sủ dụng thể thơ lục bát thì ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… là một ngoại lệ: cảnh tình đối lập nhau hết sức tinh tế và độc đáo.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài ca dao mờ đầu bằng hai câu thơ lục bát biến thể:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Đọc lên thì có cảm giác hai câu thơ này là một câu chỉ khác nhau ờ vị trí một số từ ngữ như “ni, tê”, “mênh mông, bát ngát”… Nhưng chính cách đảo như thế tạo nên hai góc nhìn khác nhau. Người đứng ngắm cánh đồng lúa ấy thật kĩ lưỡng và kì công. Chính bởi thế câu ca dao đã gợi lên hình ảnh cánh đồng lúa ngút ngàn không tận trải rộng ra trước tầm mắt ta không bờ bến, không giới hạn. Ánh mắt nhìn đó mang theo niềm tự hào trào dâng trong lòng. Những tiếng địa phương “ni, tê” vang lên cùng niềm vui được “khoe” vẻ đẹp trù phú của làng quê mình gửi trong mỗi câu hát.
Hai câu thơ cuối quay trở lại thể lục bát nhuần nhị:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Cùng bắt đầu bằng từ “thân em” khơi nguồn cho cảm hứng về thân phận nhưng khác với chùm ca dao than thân, tiếng thơ cất lên tràn ngập niềm tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp của “thân em”. “Chẽn lúa đòng đòng” là chẽn lúa tươi non, căng đầy sức sống. Cái “phất phơ ” của “tấm lụa đào” giữa chợ” là sự phất phơ của thân phận trôi nổi, vô định, hoàn toàn bị phụ thuộc vào tay kẻ khác. Còn “chẽn lúa đòng đòng” đang “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” là vẻ đẹp giàu sức tạo hình. Chẽn lúa ấy không chỉ căng tràn sức sống mà còn thật mềm mại, duyên dáng “khoe sắc” dưới ánh nắng ban mai tinh khôi, trào tràn nhựa sống.
Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối của bài tưởng như không liên hệ với nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ ngầm. Hai dòng thơ dầu ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Hai câu thơ cuối là lời ca ngợi vẻ đẹp của cô thôn nữ. Hơn nữa vẻ đẹp ấy còn được ví như “chẽn lúa đòng đòng”. Cô gái chính là một phần của vẻ đẹp quê hương. Chính cô đã góp phần tạo nên. Vẻ đẹp trù phú cho cánh đồng và đồng thời cánh đồng như phông nền tỏa ngời lên vẻ đẹp duyên dáng, khỏe khoắn ở cả hình dáng và tâm hồn của cô thôn nữ.
Vậy, nên hiểu đây là lời của chàng trai hay lời một cô gái? Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng và ca ngợi vẻ đẹp của cô gái như một lời bày tỏ tình cảm một cách kín đáo với cô. Cũng có thể hiểu đây là lời cô gái tự hào về vẻ đẹp quê hương và ý thức vẻ đẹp của chính mình.
Tuy nhiên, nên hiểu theo cách thứ hai là lời của cô gái thì sát hợp hơn. Bởi một trong những nội dung quan trọng thứ hai của chùm ca dao “thân em” không chỉ là than thân mà còn là ý thức về vẻ đẹp bản thân. Người phụ nữ nhận rõ giá trị của vẻ đẹp bản thân như dải lụa dào mềm mại, như giếng giữa đàng trong mát hay như cây quế ngát hương… Tuy thế, vẻ đẹp ấy lại hoàn toàn đối lập với thân phận chìm nổi của họ. Vậy thì bài ca dao này quả là ngoại lệ độc dáo. Gắn mình với vẻ đẹp quê hương, người thôn nữ với giọng điệu lạc quan, khỏe khoắn “tự hát” về vẻ đẹp của mình giống như nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài “Bánh trôi nước”.
Thiên nhiên quê hương, đất nước luôn là một phần trong tâm hồn đa cảm của con người. Nói như Hoàng Tiến Tựu: “thiên nhiên phong phú đa dạng của đất nước đã giúp cho nhân dân ta sáng tạo rất nhiều hình tượng nghệ thuật có sức khái quát cao”. Tình yêu quê hương đất nước ở các bài ca trên luôn gắn liền với niềm tự hào, lời ngợi ca cảnh trí quê hương vừa thơ mộng, hữu tình vừa mang chicu sâu của truyền thống văn hóa, lịch sử. Ở đó, vẻ đẹp con người vừa gắn bó hài hòa nhưng cũng chính họ đã “làm nên đất nước muôn đời này”.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng khen tiếng Việt giàu và đẹp, nhuần nhị và trong sáng, đặc biệt là ca dao Việt Nam, nhiều câu ca dao là những viên ngọc của thơ dân tộc. Hãy thử đọc một câu ca dao mà xem, đó chính là lời ca tiếng hát của chính những người nông dân đói khổ cần lao. Trong những câu ca dao nói về nông thôn Việt Nam nói chung và ngợi ca cây lúa nói riêng, em thấy có một câu rất hay, rất ý nghĩa và cũng để lại cho em thật nhiều ấn tượng:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Lúa vốn là biểu tượng của nông thôn, đất nước Việt Nam. Lúa không chỉ là nguồn sống của mỗi người dân đất Việt mà nó còn đẹp, một cái đẹp vừa thanh mảnh vừa đậm đà, vừa uyển chuyển lại vừa khỏe khoắn. Chính vì vậy, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã cất tiếng hát tự hào về Việt Nam, về cây lúa ấy:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn?
"Đâu trời đẹp hơn - nhà thơ hỏi hay nhà thơ đã tự trả lời rằng, không có nơi nào sánh được với vẻ đẹp cây lúa, cánh cò... Việt Nam. Tiếng gọi đất nước thiết tha của Nguyễn Đình Thi gắn liền với tình yêu cây lúa, mà thực ra là xúc cảm trước một "biển lúa mênh mông". Biển lúa mênh mông thế nào và tại sao lại đẹp, chỉ có hai câu đầu của bài ca dao mới trả lời được mà thôi:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
Nếu có thể vẽ được cảnh ấy thì không biết cảnh sẽ trải dài suốt bao nhiêu tờ giấy khi mà chỉ mới đọc lên ta đã thấy choáng ngợp giữa những câu thơ dài như biển lúa rồi. Hai câu là hai vế đối rất chỉnh về thế đứng, về hình ảnh, kết hợp với phép đảo ngữ càng như xóa nhòa phạm vi khung cảnh. Những từ "mênh mông bát ngát", "bát ngát mênh mông", đã dàn trải ra một biển lúa bao la vô tận, mà dù có thay đổi vị trí quan sát cũng không thu hẹp được tầm rộng lớn ấy. Hai câu thơ đã khẳng định sự dồi dào, sự phong phú của lúa Việt Nam, mà từ "cũng" là câu dưới càng gieo thêm niềm tin tưởng ở sự giàu có ấy. Lúa mùa này đang lúc lên đòng:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Thời kì lúa lên đòng là thời kì sung sức nhất, mạnh mẽ nhất, dồi dào sức sống nhất của lúa. Cái màu xanh đậm đà điệp điệp khắp đồng chính là nét đẹp của biển lúa. Lúa lúc này không có màu rực rỡ của "lúa tháng năm kén tằm vàng óng", nhưng chính cái màu xanh ấy mới thật là khỏe khoắn, nhuộm cả một không gian đầy lúa lại càng đẹp. Tác giả Tố Hữu có nói: "Một ngôi sao chẳng sáng đêm. Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng" nên giờ đây, khi đọc câu thứ ba này, ta mới thấy hết, ngấm hết cái đẹp "mênh mông bát ngát" của lúa.
Không chỉ minh họa cho vẻ đẹp của hai câu đầu, câu thứ ba còn đem đến cho ta một cái nhìn đúng đắn vẻ cô gái nông thôn Việt Nam. Nổi lên trên cả câu là hình ảnh so sánh sáng tạo lọ kì: "Thân em như chẽn lúa đòng đòng". "Em" ở đây chính là các cô gái nông thôn. Các cô không vì mình với trúc, với mai như Thúy Kiều, Thúy Vân: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần" mà lại ví mình với lúa. Bởi cái vẻ đài các, yểu điệu đâu có phù hợp với cuộc sống dân dã, giản dị ở thôn quê. Nếu các cô vì mình là một "cây lúa" thì mảnh mai quá, một "bổ lúa" thì thô thiển quá, chỉ có thể là một chẽn lúa đầy đặn mà vừa vặn. Thân hình ấy sao mà đẹp thế, khỏe khoắn, đậm đà thế mà cũng mềm mại thế. Thật là một nét quê bình dị mà đáng mến.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Câu cuối cùng này nâng cô gái thêm một cung bậc tình cảm của sự cảm mến. Là gái quê, nhưng các cô không cục mịch, thô thiển mà cũng uyển chuyển tuy không hề lả lướt, các cô như ngọn lúa phất phơ. Màu nắng hồng ban mai chính là nền tảng để nâng cái đẹp ấy lên. Người xưa không nói là "biển nắng" mà nổi là "ngọn nắng" chứng tỏ màu hồng này là sắc màu đậm nhất của một tia nắng, những gì đẹp đẽ nhất của nắng được hội tụ về đây để tô điểm cho các cô gái nông thôn Việt Nam thêm đẹp.
Bài tham khảo Mẫu 1
Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.
Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.
Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.
Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.
Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao cũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.
Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.
Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.
Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.
Bài tham khảo Mẫu 2
Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
…
Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc: Nỗi nhớ quê nhà: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều lớp 6
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc: Hình ảnh quê hương đất nước qua ca dao, dân ca gợi cho em những suy nghĩ gì? lớp 6
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc: Tình yêu quê hương đất nước lớp 6
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc: Cây tre tiêu biểu cho sức sống của người dân Việt Nam (qua bài cây tre Việt Nam củaThép Mới) lớp 6
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách đã đọc: Từ bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Đăng Khoa: Những cơn mưa miền Bắc lớp 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6