Bài 1. Tôi và các bạn
Ở phần Đọc, học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất. Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Ở phần tiếng Việt, học sinh cần nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), đồng thời hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. Học sinh xác định được cách viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Bài 2. Gõ cửa trái tim
Ở chủ đề này, học sinh bước đầu nhận xét được nét độc đáo của văn bản thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, đồng thời nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Nhận biết được ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ. Học sinh nắm được cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Bài 3. Yêu thương và chia sẻ
Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản, nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của chúng để mở rộng thành chính của câu. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. Biết nói và viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản.
Bài 4. Quê hương yêu dấu
Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần nhịp của thơ lục bát; nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản. Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng hoán dụ. Biết cách làm một bài thơ lục bát, ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát. Đồng thời trình bày được ý kiến của mình về một vấn đề trong đời sống.
Bài 5. Những nẻo đường xứ sở
Nhận biết được hình thúc ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của thể loại du kí. Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép. Nắm được cách viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt. Chia sẻ một trải nghiệm về nơi mình sinh sống hoặc từng đến.
Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng
Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời kể yếu tố kì ảo; chủ đề của văn bản; văn bản thông tin. Hiểu được công dụng của dấu chấm phẩy. Bước đầu biết viết văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, kể được một truyền thuyết.
Bài 7. Thế giới cổ tích
Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và yếu tố kì ảo. Nêu được ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật của tác phẩm. Biết tóm tắt và kể lại được một văn bản truyện cổ tích,
Bài 8. Khác biệt và gần gũi
Nhận biết được đặc điểm nổi bật, ý nghĩa của vấn đề đặt ra và tóm tắt được nội dung chính của văn bản nghị luận. Nhận biết được đặc điểm, chức năng của trạng ngữ; hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa. Biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); tóm tắt được ý kiến của người khác.
Bài 9. Trái Đất – Ngôi nhà chung
Nhận biết được đặc điểm, chức năng của văn bản và đoạn văn; nhận biết được các chi tiết, chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu; cách triển khai văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả, tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. Hiểu được tác dụng của nhan đề, sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng và vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Nhận biết được từ mượn và hiện tượng vay mượn từ. Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách; tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản.
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu
Phát triển kĩ năng tự đọc sách. Nhận ra được đặc điểm của bài nghị luận văn học. Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. Biết trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc. Bồi dưỡng tinh thần yêu thích đọc sách và có ý thức giữ gìn sách.