Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức Tổng hợp 50 đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có ..

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nói với con lớp 6


1. Dàn ý chi tiết - Mở đoạn: + Giới thiệu tác giả Y phương và bài thơ Nói với con + Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ: thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc mình

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu tác giả Y phương và bài thơ Nói với con

+ Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ: thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc mình

- Thân đoạn:

+ Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ Nói với con

+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

+ Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Nếu dòng sữa ngọt ngào và lời ru của mẹ nuôi ta khôn lớn thì những lời dậy ân tình của cha giúp ta trưởng thành, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình và yêu lấy “người đồng mình”. Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịp sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu với thiên nhiên và con người quê hương chan chứa nghĩa tình.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. "Nói với con" - một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về cuộc trò chuyện thủ thỉ của người cha dành cho con lúc mới lọt. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, dân tộc và ý chí mạnh mẽ của người đồng mình. “Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Nhà thơ Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, rất nổi tiếng với bài thơ Nói với con. Thông qua khổ 1 của bài thơ, nhà thơ đã cho chúng ta thấy được cội người sinh dưỡng của một con người. Đó là gia đình và quê hương. Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của một đứa trẻ chính là gia đình, nơi có vòng tay yêu thương, che chở của bố mẹ. Bốn câu thơ đầu đã gợi lên cho chúng ta thấy được một khung cảnh trong một gia đình đầm ấm. Đứa trẻ ấy đang chập chững những bước đầu đời, bi bô những tiếng nói ngây thơ "Chân phải bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ". Tất cả những điều đó đều được yêu thương, được nâng niu trong vòng tay cha mẹ. Những kỉ niệm hạnh phúc đẹp đẽ của bố mẹ trong ngày cưới "ngày hạnh phúc nhất trên đời" cùng là nguồn nuôi dưỡng con trưởng thành. Gia đình chính là cội nguồn đầu tiên, nền tảng cho một đứa con bước vào đời. Cội nguồn thứ hai giúp con sinh trưởng đó là quê hương với những "người đồng mình". "Người đồng mình" là cách gọi thân thiết mà đồng bào ta gọi những người cùng vùng miền. Cuộc sống của những người đồng mình tuy còn đơn sơ và vất vả, họ phải lao động cực nhọc biết bao nhiêu "đan lờ" rồi "ken" vách, dựng nhà, .... Vậy nhưng tâm hồn của họ vẫn bay bổng, lãng mạn vô cùng. Họ lao động trong tiếng hát, tô điểm cho cuộc sống của mình bởi những đóa hoa. Con thật hạnh phúc biết bao khi được sống trong một quê hương đầm ấm như thế! Hai hình ảnh nhân hoá ở cuối đoạn thơ "rừng cho hoa", "con đường cho những tấm lòng" và điệp ngữ "cho" đã cho thấy sự hào phóng của quê hương, núi rừng, sẵn sàng ban tặng con người những gì đẹp đẽ nhất. Với thể thơ tự do, nhịp thơ chậm rãi cũng những lời thơ tự nhiên, sinh động, gần gũi, và các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, điệp ngữ, nhà thơ Y Phương đã cho ta thấy được cội nguồn sinh dưỡng của một con người. Khổ thơ thứ nhất của bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương là một khổ thơ hay và giàu ý nghĩa. Nõ đã cho ta thấy được cội nguồn để hun đúc nên sự trưởng thành của mỗi con người trong cuộc sống.

Bài tham khảo Mẫu 1

"Nói với con" là một tác phẩm rất hay của nhà thơ Y Phương. Ở khổ thơ thứ nhất, mượn lời người cha nhắn nhủ tới đứa con của mình, tác giả đã gợi ra cho chúng ta cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Trong lời nhắn nhủ của cha, cội nguồn đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành đó là gia đình. Gia đình là nơi cho con sự sống, nâng niu những bước đi đầu tiên của con, trân trọng những tiếng bi bô đầu đời của con. Con không chỉ được sống trong sự yêu thương của cha mẹ mà còn được sống trong niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nhớ về "ngày cưới" của mình, "ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời". Gia đình là chiếc nôi đầu tiên ủ ấm và nuôi dưỡng con nên người. Cội người thứ hai giúp con trưởng thành là quê hương. Quê hương núi rừng với những người đồng mình chịu thương, chịu khó. "Người đồng mình" là cách gọi quen thuộc, thân thiết của những người dân quê cùng vùng miền. Người đồng mình hiện lên trong sự lao động vất vả, họ phải dựng nhà, "ken" vách, "đan lờ", ...để xây dựng cuộc sống. Thế nhưng dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, họ vẫn luôn vui tươi, lạc quan, tô điểm cho cuộc đời mình bằng những tiếng hát, những bông hoa thơm. Và hơn thế, những người đồng mình còn chung sống hoà hợp với thiên nhiên. Chính vì vậy, thiên nhiên, núi rừng đã hào phóng ban cho mọi người nhiều thứ "rừng cho hoa", "con đường cho những tấm lòng". Hai hình ảnh nhân hoá này cùng điệp từ "cho" đã gợi cho chúng ta về sự hào phóng và rộng lượng của núi rừng dành cho con người. Quê hương với những người đồng mình cần cù, chịu khó, lạc quan sống gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên là cội nguồn, là nền tảng sinh dưỡng thứ hai của con. Bằng thể thơ tự do với các hình ảnh so sánh, nhân hoá, nhà thơ Y Phương đã cho chúng ta thấy được cội nguồn sinh dưỡng trưởng thành của mỗi con người, đó là gia đình và quê hương. Đoạn thơ thứ nhất của bài thơ Nói với con chính là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết của một người cha với con của mình. Gia đình, quê hương chính là những nền tảng để con trưởng thành, khôn lớn nên người.

Bài tham khảo Mẫu 2

Nhà thơ Y Phương đã thể hiện những truyền thống của quê hương cùng tình cảm gia đình ấm áp thông qua tác phẩm Nói với con. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ cho ta thấy được phẩm chất cao đẹp, đáng quý của những người đồng mình cũng như lời dặn dò tha thiết của một người cha dành cho đứa con của mình. Mở đầu đoạn thơ ta có thể thấy được ngay phẩm chất đầu tiên của người đồng mình, đó là ý chí, là nghị lực vươn lên của những người đồng mình. Tác giả đã dùng hai tính từ "cao, xa" để diễn tả, so sánh ý chí của những người đồng mình. Dẫu có khó khăn, họ vẫn nỗ lực "nuôi chí lớn" để đi lên. Phẩm chất thứ hai của người đồng mình là lối sống thuỷ chung ân nghĩa với quê hương. Hai từ "sống" và "không chê" đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm gắn bó với quê hương của những người đồng mình, dù cho quê hương còn "nghèo khó", "gập ghềnh", họ cũng không rời bỏ. Phẩm chất đáng quý tiếp theo của những người đồng mình là tinh thần tự lập tự cường. Người dân quê mình tuy "thô sơ da thịt" thế nhưng ai ai cũng đều là những người anh hùng kiên cường, bất khuất, chẳng hề "nhỏ bé". Hơn thế, họ còn mang trong mình quyết tâm dựng xây quê hương giàu mạnh. Hình ảnh ẩn dụ "người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương" đã chứng minh cho tinh thần tự lập tự cường ấy của họ. Khi đứa con đến tuổi trưởng thành, muốn ra đi để làm nên một trang mới của cuộc đời, người cha đã dặn dò đứa con rằng: "Con ơi tuy thô sơ da thịt.../Không bao giờ nhỏ bé được". Đó là lời nhắn gửi tha thiết, yêu thương mà cha dành tới cho con. Dù có đi đâu, làm gì, cha cũng muốn đứa con của mình luôn ghi nhớ quê hương với những phẩm chất anh hùng của người đồng mình. Bằng những hình ảnh cụ thể, mộc mạc, những biện pháp tu từ so sánh, ẩu dụ, điệp ngữ và thể thơ tự do khoáng đạt, trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương đã làm nổi bật nên phẩm chất người đồng mình cùng lời dặn dò tha thiết của người cha dành cho con.


Bình chọn:
3.4 trên 8 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí